Thứ Ba, 14 tháng 9, 2021

Vành đai và Con đường - The Belt and Road Initiative ( 4 )

 Có người cho rằng, sức mạnh của Mỹ đến từ 3 trụ cột là: Tiền tệ, khoa học kỹ thuật và quân sự. Thực tế mà chúng ta thấy được, chống chế cho cả một xã hội an nhàn, no nê, sung sướng của Mỹ chính là tiền tệ và quân sự, trong đó hậu thuẫn cho tiền tệ là lực lượng quân sự Hoa Kỳ. Toàn thế giới đều biết, chiến tranh xẩy ra như đem tiền ra đốt, nhưng quân đội Mỹ lại khác, đánh trận tuy rằng cũng đốt tiền, nhưng một bên đốt tiền, một bên lại kiếm tiền, riêng điểm này, các nước không một nước nào có thể làm được. Chỉ có Mỹ, mới có thể thông qua chiến tranh thu được những lợi ích to lớn, tuy nhiên, đôi lúc cũng có khi thất thủ.

Mỹ tại sao đánh Iraq ? Bài trước đó đã nêu lên một khía cạnh, nhưng lão để dành một điều thú vị hơn tung ra trong bài này. Nhiều vị uống bia uống rượu ê chề rồi ngồi phán rằng:"Mỹ oánh Iraq không ngoài dầu lửa", có thật vậy không? Không ! Nếu như vì dầu lửa, tại sao chiếm xong thành trì, Mỹ không hề lấy đi một thùng dầu nào của Iraq mà còn cho thêm tiền xây dựng lại đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Giá dầu trước chiến tranh mỗi thùng 38 Đô La, một mạch tăng vọt lên 149 Đô La một thùng sau chiến tranh, dân Mỹ cũng chẳng được hưởng giá dầu rẻ sau khi Mỹ chiếm lĩnh được Iraq. Vậy thì có thể nói, Mỹ đánh Iraq không vì dầu lửa, mà chính là vì Đô La.
Có người không tin, gân cổ hỏi:" Mần răng lại rứa anh PP?", bởi lẽ đã nhắc đến nhiều lần, Mỹ bảo vệ Đô La, muốn toàn thế giới đều sử dụng Đô La, với lý do đó, nên năm 1973, Mỹ đã đi một nước cờ cao siêu: Buộc chặt Đô La vào dầu, thông qua OPEC tóm tóc nước chủ đạo là Saudi Arabia, thực thi sự áp đặt mua dầu phải dùng Đô La thanh khoản. Vậy, nếu như bạn hiểu được điều này, thì bạn cũng sẽ hiểu tại sao Mỹ lại hay thích đánh nhau ở những quốc gia sản xuất dầu. Đấy, điều ni thì chỉ có dân Mỹ Do Thái mới mần được, bởi tầm nhìn của họ thấu xa hàng trăm năm, xuyên lục địa, xuyên thế kỷ. Trong cương vị chủ nhà Trắng, Donald Trump đã đi thăm Saudi Arabia, thực hiện chuyến công du đầu tiên trên cương vị Tổng thống, điều này càng nhấn mạnh: Đô La và dầu, cũng như quyền lực của Mỹ ở vùng vịnh là không thể lơ là được.
Chiến tranh ở các nước sản xuất dầu hậu quả là làm tăng giá dầu, giá dầu tăng cũng đồng nghĩa với nhu cầu dùng Đô La cũng tăng. Ví dụ trước khi đánh nhau, giá 38 Đô La một thùng, trên lý luận, anh chỉ phải bỏ ra 38 Đô La là mua được một thùng dầu, và bây giờ, cuộc chiến đã đẩy giá tăng gấp gần 4 lần đạt 149 Đô La một thùng, nếu trong tay anh có 38 Đô La, anh chỉ mua được có 1/4 thùng dầu, còn lại 3/4 thùng anh phải moi thêm 100 Đô La để bù vào. Đi đâu tìm Đô La? Anh lại chỉ có thể tìm người Mỹ giao dịch, đem sản phẩm của anh bán cho họ để có Đô La. Như vậy, chính phủ Mỹ mới có thể danh chính ngôn thuận, quang minh chính đại in thêm Đô La. Đấy chính là thông qua chiến tranh, thông qua cuộc chiến vùng vịnh để đánh cho cao giá dầu, đánh bật ra bí mật về nhu cầu Đô La.
Vậy chúng ta đã thấy rất rõ Mỹ ra quân Iraq, không chỉ để thu tiền, mà còn để duy trì địa vị bá chủ của đồng Đô La. Tại sao Bush con lại nhất định đánh? Bởi gia tộc Bush có cổ phần trong các cty dầu lửa, tại sao Saddam Husein không ủng hộ bọn khủng bố, không có vũ khí sát thương diệt chủng, nhưng kết quả cũng vẫn bị đưa lên " Thắt cổ đài"? Bởi tay này không thức thời, tự cho mình là bản lĩnh, muốn thay đổi một nguyên tắc làm ra mưa gió của thần sấm sét, vì vậy nên rước hoạ vào thân. Saddam Husein muốn dùng Euro để kết toán giao dịch dầu hoả khác nào như đâm một lưỡi dao vào ngực Hoa Kỳ, là chạm vào lợi ích sát sườn của một người quyền lực nhất hành tinh - Geoge W. Bush.
Sau khi chiến thắng Iraq, tuy rằng chưa bắt được Saddam Husein, nhưng Mỹ đã nhanh chóng thành lập chính phủ lâm thời và chính phủ mới này đã vội vàng ký và ban bố ngay một pháp lệnh đầu tiên, thôi dùng đồng Euro, quay trở về dùng đồng Đô La trong giao dịch dầu hoả tại nước này. Điều này đã bộc lộ quá rõ ý đồ kể trên của Mỹ.
Cuộc chiến Iraq vì Đô La thì dễ hiểu, nhưng với Afghanistan không phải nước sản xuất dầu sao vẫn hứng đòn? Liệu có cùng một mục đích là vì Đô La không ? Chiến tranh ở Afghanistan xẩy ra sau vụ việc 911. Mỹ lấy lý do trừng phạt quân khủng bố Al-Qaeda và tổ chức ủng hộ bọn này là Taliban mà khai chiến, có đúng vậy không? Đúng chút xíu, xin nhẫn nại nghe tiếp !
Chỉ sau một tháng của vụ tháp đôi, Mỹ tiến hành cuộc chiến ở Afghanistan một cách vội vàng. Đánh được nửa vời, tên lửa đạn đạo đã bắn hết sạch, bộ quốc phòng Mỹ bắt buộc phải ra lệnh mở kho vũ khí hạt nhân, lấy ra 1000 quả tên lửa đạn đạo, tháo đi đầu đạn hạt nhân, thay vào đầu đạn chính quy, lại bắn hết 900 phát mới đánh sụp Afghanistan. Chứng tỏ cuộc chiến chưa có sự chuẩn bị nghiêm chỉnh, điều gì khiến cho người Mỹ hành động gấp rút vậy?
Đúng, Mỹ đã không chờ được nữa, cuộc sống đang xấu đi từng ngày. Như đã nói, Mỹ là một quốc gia sản nghiệp ảo, nên mỗi năm cần phải có khoảng 7000 tỉ Đô La đổ vào guồng máy kinh tế thì mới duy trì được cuộc sống. Nhưng, sau 911 chỉ một tháng, các nhà đầu tư toàn cầu biểu lộ lo lắng và bất tin vào hoàn cảnh đầu tư của Mỹ, họ đặt câu hỏi: Đến một nước Mỹ mạnh mẽ như vậy còn trúng đòn, vậy lấy gì để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của người đầu tư? Kết quả, trong một tháng, có 3000 tỉ tiền nóng (Hot Money) dời khỏi thị trường Mỹ. Đấy là lý do mà bắt buộc Mỹ phải đánh nhanh, thắng lớn, trận chiến này không những trừng trị bọn khủng bố Al-Qaeda và tổ chức Taliban, mà còn là một trận lấy lại phong độ, đem đến cho các nhà đầu tư niềm tin và hy vọng. Hoà cùng quả tên lửa đạn đạo đầu tiên nổ tung "bốt giặc", thì chỉ số NASDAQ、NYSE、AMEX tăng nhanh vùn vụt, chỉ một ngày quay đầu vượt lên 600 điểm, dòng vốn trôi ra lại trở lại, đến cuối năm, có khoảng 4000 tỉ quay đầu về Mỹ. Điều này càng chứng minh rằng, chiến tranh Afghanistan là cuộc chiến vì Đô La, vì dòng vốn, tiếp đến mới là trả thù bọn khủng bố…kkk
Có hai môn thể thao mà người Mỹ thích nhất là bóng rổ và quyền Anh. Môn quyền Anh phản ánh một cách điển hình phong cách sùng bái thực lực của dân Mỹ, những cú đấm mạnh mẽ thẳng thừng tung ra hy vọng KO đối phương trong một thời gian ngắn, mọi động tác đều rất rõ nét, minh bạch, không giấu giếm ý đồ của mình. Nhưng người Trung Quốc thì ngược lại, thích mờ ảo, như hư như thật, lấy nhu thắng cương, tôi không có khả năng hoặc không đeo đuổi KO anh, nhưng tôi sẽ hoá giải tất cả những cú đòn của anh. Đấy là Thái Cực Quyền, một môn võ thuật mang đượm chất nghệ thuật.
"Vành đai và Con đường" dựa trên tư duy ấy để thiết lập. Nếu trực diện đương đầu với Mỹ, khác nào tự mình dấn thân vào chỗ chết, bị KO là cái chắc. Nhưng vòng vèo uyển chuyển, không nhắm vào Mỹ, nhưng lại là nhắm vào Mỹ. Chỉ có đem được giá trị và sự ảnh hưởng của mình toàn cầu hoá, thì mới có thể tôn mình lên được ngôi chủ soái.
Toàn cầu hoá đã có từ lâu trong lịch sử, bất luận Đế quốc La Mã hay Đại Tần đế quốc...đều có ý tưởng ấy. Một hành động toàn cầu hoá thực sự trong lịch sử cận đại bắt đầu từ Đại Anh Đế quốc, đấy là một chiến dịch mậu dịch hoá toàn cầu. Sau đó Mỹ nối tiếp Anh tiếp tục tiến hành một cuộc mậu dịch hoá toàn cầu kiểu Mỹ, đó là Đô La hoá toàn cầu.
"Vành đai và Con đường" mang cùng một sứ mệnh với các đế quốc bậc cha anh đi trước, và tất nhiên cũng muốn toàn cầu hoá. Một sự trỗi dậy khôn ngoan với những lợi ích từ nhỏ như cái kim, đến to như xây dựng mới hoặc đổi mới cả một thành phố, sân bay, bến cảng, đường sắt... nhằm dùng lợi ích thiết thực, thu hút thiên hạ, trước mắt là thu hút các nước đang phát triển.
Hội nghị thượng đỉnh “Vành đai và con đường” đầu tiên ở Bắc Kinh tập hợp được 29 quốc gia nguyên thủ gồm Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Tây Ban Nha, Chi Lê, Italy, The Kyrgyz Republic, Viêt Nam, Mã Lai, Phillipine...Ngoài ra còn có hơn 150 đại biểu các nước và tổ chức quốc tế tham dự. Họ được tay nhà giàu Trung Hoa đón tiếp trên cả tuyệt vời. Đi lại, ăn uống, quà cáp... đều chu đáo với tiêu chuẩn VIP và gây ấn tượng sâu sắc cho từng người. Các đại biểu được bố trí thăm quan những di tích lịch sử nổi tiếng ở thủ đô Bắc Kinh, được tận mắt nhìn thấy những lầu son gác tía đồ sộ của một Bắc Kinh đẹp đẽ, hoành tráng và phô trương tiền của. Được xem đêm biểu diễn nghệ thuật diễm lệ mà vốn chỉ dành cho bậc vua chúa. Được ăn uống thưởng thức ẩm thực Trung Hoa ngon mềm lưỡi với sự phục vụ chuyên nghiệp của các nhân viên đẹp như tiên giáng trần. Món ăn của buổi " Quốc Yến" chiêu đãi chính thức các đại biểu được tổ chức tại Đại Sảnh Đường Nhân Dân với thực đơn gồm có: Một đồ ăn nguội, điểm tâm, hoa quả, bốn đồ ăn nóng gồm Tôm hùm phú quý, Nấm hun thịt bò, cá Lốc hấp mùi tầu, và canh trứng bồ câu hầm trai biển qua bàn tay chế biến thần diệu của các đầu bếp trung hoa chốn cung đình. Rượu nho đặc biệt, bia, rượu, nước ngọt các loại uống thả cửa, mệt nghỉ. Các đại biểu xơi ngon lành rồi cùng hát vang bài:" Chưa có bao giờ được như hôm nay..." và đều giơ ngón tay cái lên trầm trồ khen ngợi, họ háo hức yêu cầu Tập Cận Bình triệu tập kỳ họp sau thật nhanh...
"Vành đai và Con đường" mang trên mình một sứ mệnh với một ước vọng mãnh liệt. Có thể nói đây là một chiến lược thông minh nhất từ trước đến nay của Trung Quốc, là một chiến lược nhằm khắc chế chiến lược xoay trục về châu Á của Mỹ. Sự khắc chế này không trực diện, mà quay lưng lại để đối đầu, kiểu như anh xông vào nhà tôi, tôi bỏ đi ra ngoài, không cho anh cơ hội đánh tôi. Anh về hướng Đông, tôi lại đi hướng Tây. Đấy chính là kiểu hoá giải của Thái Cực Quyền, yểu điệu, nhẹ nhàng, hoá giải mọi áp lực, tìm cơ hội vươn lên lan toả ảnh hưởng của mình với thế giới, cuối cùng, đạt được mục đích chia ba thiên hạ.
Đằng sau sáng kiến "Một vành đai, Một con đường" là sự thể hiện toan tính toàn cầu và là sức mạnh mềm của Trung Quốc chứ không đơn thuần chỉ là sáng kiến liên kết và hội nhập. Tất cả các nước tham gia đều có lợi ích đồng thời có rủi ro. Đây là hai mặt của một đồng tiền. Hãy nhớ về định lý “không có bữa trưa miễn phí”. Một thằng hàng xóm hùng hục sức trâu, tự dưng có một hôm đem sang một bữa trưa thịnh soạn gồm cá thịt tôm hùm cùng một vò rượu cuốc lủi cho thằng nhà nghèo nhà bên. Tại sao thằng cha này lại tốt bụng thế? Hãy nghĩ ngay đến cô vợ thằng nhà nghèo. Nhà chẳng có chi, ngoài cô vợ trẻ trung, kháu khỉnh, tươi tắn như hoa như nguyệt, với cặp vú to đầy đặn chắc nịch cứ đung đưa như muốn nhảy thoát ra khỏi cái yếm mỏng và đường cong khoẻ mạnh rạch ròi của một thân hình chín như lúa đã quá ngày gặt. Nhìn thấy ai mà chẳng thèm rỏ dãi, đến 700 nông hộ còn xuýt xoa huống chi thằng hàng xóm bốn tốt dâm dê từ hồi Càn Long …kkk

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét