Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016

Trứng gà, bột sắn

Bạn đã biết cách sử dụng bột sắn dây và trứng gà để đánh bay mụn, trị nám da hiệu quả chưa? Nếu chưa, hãy xem và làm luôn với cách ngay sau đây, bạn sẽ phải bất ngờ về hiệu quả mà 2 "thần dược" này mang lại cho làn da của mình đấy.
Bột sắn dây và trứng gà là thực phẩm quen thuộc với mọi gia đình, ngoài để chế biến các món ăn bổ dưỡng thì chúng còn có công dụng làm đẹp vô cùng hiệu quả. Bởi bột sắn dây chứa nhiều hoạt chất isoflavon có tác dụng ngăn ngừa cơ thể sản sinh sắc tố melanin giúp làm mờ thâm nám hiệu quả. Không những vậy, plavinoid có trong bột sắn dây còn có tác dụng tích cực tới quá trình tiêu hóa, kích thích máu lưu thông giúp chống lại sự oxy, làm chậm quá trình lão hóa da.
Trong khi đó trứng gà với hàm lượng vitamin B2, B3 dồi dào phù hợp với mọi loại da, đặc biệt là làn da khô hay bị bong tróc. Lượng vitamin A dồi dào có trong lòng đỏ trứng gà còn giúp ngăn ngừa và trị mụn cực tốt.
Sau đây là công thức đơn giản từ bột sắn dây và trứng gà giúp công cuộc làm đẹp của chị em trở nên nhẹ nhàng hơn.
Nguyên liệu cần có:
- 1 thìa canh bột sắn dây.
- 1 quả trứng gà.
- Bát, thìa và cọ mềm.
tri-mun-tri-nam-blogtamsuvn1

Cách làm:
Bước 1: Lấy 1 chiếc bát rồi đập quả trứng gà vào, sau đó dùng thìa lấy phần lòng đỏ cho vào 1 chiếc bát khác để sử dụng cho hỗn hợp.
Bước 2: Tiếp theo cho bột sắn dây vào rồi dùng thìa đánh đều để thu được 1 hỗn hợp bột sền sệt

tri-mun-tri-nam-blogtamsuvn2


Cách sử dụng:
Bước 1: Rửa sạch mặt bằng nước ấm, nếu bạn có thời gian nên xông hơi bằng 1 chậu nước nóng pha thêm 1 chút muối giúp lỗ chân lông giãn nở lấy sạch những bụi bẩn và bã nhờn còn nằm sâu dưới các nang lông.
Bước 2: Sử dụng chổi nhúng vào hỗn hợp trên rồi thoa lên vùng da bị mụn và bị nám, mặt nạ này có thể sử dụng cho cả khuôn mặt.
Bước 3: Dùng các đầu ngón tay massage nhẹ nhàng trên da theo chiều kim đồng hồ từ 1 – 3 phút giúp các phần dưỡng chất có trong mặt nạ thấm dần vào tế bào da.

tri-mun-tri-nam-blogtamsuvn3

Bước 4: Rồi nằm thư giãn để hỗn hợp phát huy tác dụng trong khoảng 15 – 20 phút.
Bước 5: Tiếp theo khi thấy mặt nạ đã khô dần trên da thì bóc ra rồi rửa sạch lại mặt bằng nước ấm, sau đó là nước lạnh để lỗ chân lông được se khít hoàn toàn.
Bước 6: Có thể sử dụng nước hoa hồng hay kem dưỡng da giúp da luôn được căng mọng.
Nên sử dụng hỗn hợp này từ 2 – 3 lần/1 tuần, chỉ sau 1 vài lần thực hiện bạn sẽ thấy những nốt mụn tự khắc chui ra mà không cần nặn, đồng thời các vết nám da dần dần mờ đi và biến mất lúc nào không hay. Làn da của bạn sẽ trắng hồng, mịn màng như da em bé đấy.

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

Ý nghĩa ngày giỗ Tổ Hùng Vương 10 - 3

II - GIẢI MÃ NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG
MÙNG 10 THÁNG 3
Nguyễn Vũ Tuấn Anh

II - 1: Ý nghĩa ngày giỗ Tổ 10 - 3.
Sử sách và truyền thuyết không hề ghi lại ngày mất của vị vua Hùng đầu tiên hoặc cuối cùng. Vậy ngày giỗ Tổ vua Hùng mùng 10 tháng 3 xuất phát từ đâu?

Hàng năm vào ngày giỗ Tổ Vua Hùng, là dịp để những người Việt Nam tưởng nhớ đến cội nguồn từ thời huyền sử.

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.

Thời Hùng Vương đã trở thành huyền sử, còn sót lại chăng chỉ còn là những tục ngữ ca dao và truyền thuyết lưu truyền trong dân gian. Nhưng ngày giỗ Tổ Hùng Vương vẫn ăn sâu vào tâm linh người Lạc Việt. Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc, dưới ách đô hộ phong kiến Bắc phương, tiếp theo là 1000 năm hưng quốc với bao thăng trầm của lịch sử, tâm linh của người Lạc Việt vẫn luôn nhớ về cội nguồn. Ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba là một trong những ngày lễ hội thiêng liêng nhất của người Lạc Việt.

Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên của người Lạc Việt, lần đầu tiên được chép lại trong cuốn sách Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp với tựa đề là “Hồng Bàng Thị”. Người viết lời tựa trong cuốn sách này là Vũ Quỳnh, người làng Mộ Trạch, huyện Đường An Hải Dương, sinh năm 1453 mất năm 1516, ông viết bài tựa vào năm 1492. Người viết lời tựa sau cho cuốn sách này vào năm 1493 là Kiều Phú người làng Lạp Hạ, huyện An Sơn, tỉnh Sơn Tây, sinh năm 1450. Hai ông đã thừa nhận những truyện chép trong Lĩnh Nam Chích Quái đã được lưu truyền trong dân gian từ lâu. Trong bài tựa của mình , ông Vũ Quỳnh đã viết:

“Những truyện chép ở đây là sử ở trong truyện chăng ?”

Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên được các nhà sử học Việt Nam ghi lại trong các bộ chính sử và nằm ở phần ngoại kỷ vì sự huyền ảo của câu chuyện. Đã có rất nhiều học giả phân tích tìm hiểu nội dung kỳ bí của truyền thuyết về thuở ban đầu lập quốc của người Lạc Việt.

Những số liệu trong truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên có một sự liên hệ và trùng khớp một cách kỳ lạ với hai đồ hình nổi tiếng thiêng liêng trong truyền thuyết của nền văn minh Hoa Hạ và liên quan đến ngày giỗ Tổ Hùng Vương, đó là Lạc Thư và Hà Đồ.
 
 Độ số của Lạc Thư – Hà Đồ là 100 vòng tròn, trong đó có 50 vòng tròn đen, 50 vòng tròn trắng. Từ hai đồ hình trên, tạo ra hai hình vuông gọi là Cửu Cung Lạc Thư và Cửu Cung Hà Đồ.

HÀ ĐỒ CỬU CUNGHÀ ĐỒ CỬU CUNG
LẠC THƯ CỬU CUNGLẠC THƯ CỬU CUNG

Qua đồ hình trên thì bạn đọc nhận thấy rằng:
# 100 quả trứng tương ứng với 100 vòng tròn .
# 50 người con theo cha tương ứng với 50 vòng tròn trắng, thuộc Dương, tượng là theo Cha (Dương).
# 50 người con theo mẹ tương ứng với 50 vòng tròn đen, thuộc Âm, tượng là theo Mẹ (Âm).
# 15 bộ mà truyền thuyết nói tới trùng khớp với số của Ma Phương Lạc Thư có tổng ngang dọc chéo đều bằng 15 .
# 18 đời vua trùng khớp với tổng số Cửu Cung Lạc Thư và Cửu Cung Hà Đồ (9 x 2 = 18).

Ngày mùng 10 tháng 3 - ngày giỗ Tổ Hùng Vương?
Đây lại là một con số trùng với trung cung Hà Đồ đó là 5 – 10 thuộc về ngôi Hoàng Cực.

Trong đó:
Tháng 3 là tháng Thìn (tượng là Rồng) – trùng khớp với biểu tượng của Lạc Long Quân (giống Rồng) chính là tháng thứ 5 nếu kể từ tháng Tí (Tức tháng Một năm trước. Trong cách tính tháng của người Việt như sau:
* Tháng Một: Tý;
* Tháng Chạp - tháng thứ 2: Sửu;
* Tháng Giêng - tháng thứ 3: Dần;
* Tháng Hai - tháng thứ 4: Mão;
* Tháng Ba - tháng thứ 5: Thìn/ Rồng)(*).

18 thời Hùng Vương với nhiều vị vua, không thể giỗ chung một ngày. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 chính là một biểu tượng của nền văn hiến vĩ đại của người Lạc Việt. Như vậy, truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên và ngày giỗ Tổ Hùng Vương hoàn toàn trùng khớp một cách kỳ lạ với nội dung của Lạc Thư – Hà Đồ.

Vấn đề cũng chưa phải dừng ở đây.
Trong truyền thuyết về thời Lập quốc của dân tộc Việt còn một chi tiết nữa là: 50 người con theo Mẹ Ấu Cơ suy tôn người con trưởng lên làm vua. 49 người con còn lại đi cai trị khắp nơi. Đây chính là số Đại Diễn trong Kinh Dịch dùng trong Bói cỏ thi - một phương pháp bói tối cổ của Đông phương. Nếu bạn hỏi tại sao lại phải bớt đi một mà không dùng số 50? Tôi xin được trả lời rằng: Chính truyền thuyết Con Rồng - Cháu Tiên đã trả lời rất rõ ràng và người ta không thể tìm được câu trả lời trong các bản văn chữ Hán. Sự trùng khớp hợp lý đến kỳ lạ của các sản phẩm trí tuệ thuộc về văn minh Lạc Việt với một giá trị kỳ vĩ của văn hoá Đông Phương là thuyết Âm Dương Ngũ hành và Bát quái , đã cho thấy cội nguồn đích thức của những di sản văn hoá đó thuộc về văn minh Lạc Việt Như vậy, cùng với những di sản văn hoá phi vật thể khác, tổ tiên ta muốn nhắc nhở cho con cháu về một nền văn minh kỳ vĩ của một đất nước gần 5000 năm văn hiến và Lạc Thư – Hà Đồ và Kinh Dịch có nguồn gốc từ nền văn minh Lạc Việt.

Như vậy, ngày giỗ Tổ Hùng Vương, không phải là ngày giỗ theo cách hiểu là ngày kỷ niệm ngày mất của một vị Vua Hùng trong 18 thời Hùng Vương(**), mà chính là ngày tưởng niệm giá trị huyền vĩ của nền văn hiến Việt, mà tổ tiên đã tôn vinh, trong thời dựng nước ở miền nam sông Dương tử.

 II - 2: Những vấn đề tồn nghi.
Qua những tư liệu ở trên cho chúng ta thấy trong quá trình lịch sử, người Việt đã tồn tại nhiều ngày giỗ Tổ.

Nội dung trích dẫn
Nguyễn Thị Hạnh cho biết: "Xưa kia, việc cúng Tổ (cử hành) vào ngày 12 tháng 3 (âm lịch) hằng năm. Thường khi con cháu ở xa về làm giỗ trước một ngày, vào ngày 11 tháng 3 (âm lịch)... Đến thời nhà Nguyễn định lệ 5 năm mở hội lớn một lần (vào các năm thứ 5 và 10 của các thập kỷ), có quan triều đình về cúng tế cùng quan hàng tỉnh và người chủ tế địa phương cúng vào ngày 10 tháng 3 (âm lịch). Do đó ngày giỗ Tổ sau này mới là ngày 10 tháng 3 (âm lịch ) hàng năm. (2) tr 381).

Tại sao lại có nhiều ngày giỗ như vậy, trong khi phong tục Việt chỉ có một ngày giỗ chính? Tất nhiên, đây là điều cần giải thích.

Trước khi giải thích điều này, chúng ta cần thừa nhận một thực tế khách quan, tồn tại hiển nhiên rằng: Ngày giỗ Tổ Hùng Vương từ lâu đã in sâu vào Tâm linh Việt tộc, từ ngàn xưa và ngay cả trong đêm tối của ngàn năm Bắc Thuộc. Sau này, vào thời Hưng Quốc Đinh, Lê Lý Trần....các triều đại chính thức coi là ngày Quốc Lễ. Tất nhiên, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc đó, người Việt chỉ còn giữ lại trong tâm khảm mình sự tưởng niệm về ngày Giỗ Tổ, như là một sự tưởng niệm và tôn vinh Tổ Tiên. Và ngày đó được ghi nhân vào đầu trung tuần tháng Ba Âm lịch, từ 10, 11 và 12 như các tài liệu nói tới. Vậy cội nguồn đích thực của ngày giỗ tổ đích thực từ đâu trong ba ngày này. Điều này tôi đã chứng minh: Đó chính là ngày 10 - tháng Ba là độ số của Trung Cung Hà Đồ. Xin xem lại đồ hình Hà Đồ dưới đây:


Vậy tại sao lại có ngày 11 và ngày 12? Điều này rõ ràng trái với truyền thống văn hiến Việt - chỉ có một ngày giỗ. Vậy trong ba ngày trên : Mùng 10, 11 và 12 sẽ chỉ có một ngày duy nhất đúng và hai ngày kia là sự biến tướng của ngày chính thức.

Xét trong phong tục cổ Việt và còn lưu truyền ở các vùng Nam Dương tử về ngày giỗ, có một hiện tượng rất đáng chú ý sau đây:

Trong việc chọn ngày giỗ, có một vtậpp quán chọn ngày sau ngày chết một ngày. Thí dụ, ngày mất là ngày mùng 8, thì giỗ vào ngày mùng 9. Ngày mất gọi là ngày Sinh (Tức ngày Dương) với ý nghĩa là trong ngày này, người thân vẫn còn sống dù chỉ một giờ. Về ý nghĩa sinh học thì người mất phải chờ sau 24 giờ, mới xác định được đã chết hẳn. Còn ngày hôm sau gọi là ngày Tử, và chọn làm ngày giỗ cho con cháu. Bởi vậy, sự xác định ngày giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 là ngày chính thức, hoàn toàn chính xác. Còn các ngày sau đó là do sự thất truyền qua hàng ngàn năm Hán hóa về giá trị đích thực của ngày tôn vinh giá trị văn hiến Việt, qua sự giải thích trên, nên đã lùi lại một, hai ngày. Tất nhiên, cũng không loại trừ ông cha ta lấy các ngày 11, 12 để gìn giữ sự bí ẩn của nền văn hiến Việt: Coi Hà Đồ là nguồn gốc của những giá trị Lý Học Đông phương. Các trí giả uyên bác đời Nguyễn đã phục hồi lại những giá trị này: Lấy ngày 10 tháng 3 - độ số của Trung cung Hà Đồ - biểu tượng của nền văn hiến Việt - làm ngày tôn vinh tổ tiên.

Chân thành cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

@ Nguyễn Vũ Tuấn Anh blog
------------------------
Chú thích
* : Tháng Tí - tức tháng 11 âm lịch – trong dân gian còn gọi là tháng Một và phân biệt giữa số đếm 1 là số đầu tiên, nên gọi tháng đầu trong năm sau Tết là tháng Giêng. Tháng Một không phải là tiếng gọi tắt của tháng 11 mà là tháng đầu tiên theo thứ tự 12 con giáp. Cũng như tháng Sửu là tháng thứ 2 gọi là tháng Chạp để phân biệt với tháng 2 theo số đếm.Chúng tôi đã có bài viết liên quan đến cách gọi này của người Việt với nội dung có liên hệ với các chòm sao Thiên Cực Bắc với chu kỳ 6000 năm.

Xin tham khảo đường kink sau:
**: Nguyên văn cổ thư là "Thập bát thế", có thể hiểu là 18 thời đại các vua Hùng. Chứ không thể hiểu là 18 đời vua Hùng. Trong phát âm của người Việt thường gọi nôm và phổ biến là "Đời". Điều này, khiến những người có quan điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt, thường căn cứ vào đấy để suy luận chủ quan cho rằng: 18 đời Hùng Vương chỉ gồm 18 vị vua trị vì.Hiện tượng lẫn lộn "Đời" và "Thời" trong ngôn ngữ Việt còn thể hiện ngay trong văn viết có tính bác học và nghiên cứu cho đến gần đây. Chúng ta xem cuốn "Kinh Dịch - Vũ Trụ quan Đông phương" của giáo sư Nguyễn Hữu Lượng - Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn trước 1975 - thì cũng thấy rằng, ông nhiều lần dùng chữ "Đời" để thể hiện một triều đại. Thí dụ: "Thời nhà Minh" thì ông vẫn viết là "Đời nhà Minh".

ĐẠO ÔNG BÀ HAY TỤC THỜ CÚNG TỔ TIÊN

I. Quá trình hình thành tôn giáo trên thế giới.
          Trong quá trình phát triển tất yếu của xã hội loài người cùng với sự phát triển tột bậc của trí tri con người đã nảy sinh hàng loạt những thắc mắc về nguồn gốc loài người và vũ trụ. Trong quá trình động giao cảm với thiên nhiên, trí tri con người luôn cố gắng giải đáp những thắc mắc này, từ đó hình thành nên nền triết học sơ khai luôn cố gắng giải đáp về nguồn gốc của vạn vật; là tiền đề hình thành nên các tôn giáo trên thế giới.
          Cùng với tiến trình phát triển của loài người động giao cảm với thiên nhiên đã hình thành nên hai hình thái chính là tín ngưỡng và tôn giáo giống mà hơi khác nhau. Tín ngưỡng là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng và thường mang tính dân gian, dân tộc; trong khi tôn giáo là kết quả của tất cả các câu trả lời để giải thích nguồn gốc, quan hệ giữa nhân loại và vũ trụ cùng cố gắng giải đáp những câu hỏi về mục đích, ý nghĩa cuối cùng của sự tồn tại. Chính vì thế những tư tưởng tôn giáo thường mang tính triết học, là một phương cách để giúp con người sống và tồn tại với sức mạnh siêu nhiên từ đó làm lợi ích cho vạn vật và con người), giải đáp những gì siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh, cũng như những đạo lý, lễ nghi, tục lệ và tổ chức liên quan đến niềm tin đó.
Trong quá trình phát triển của hình hài tượng thanh lồng ý chuyển ý tiến tới từ tự ngôn ngữ xướng dẫn đến sự phát triển những xã hội văn minh. Cũng từ cách thức con người giao tiếp với tự nhiên, cảm thông được thiên địa mà hình thành lên những triết lý hướng dẫn con người sống hòa hợp với thiên nhiên, vượt lên và phá bỏ những danh lợi tình gây ảnh hưởng xấu tới con người đã tạo nên những triết gia cố gắng giải đáp về nguồn gốc của loài người và vũ trụ. Từ đó phát triển thành những đạo giáo như Thiên chúa giáo, đạo Phật, đạo Hồi, đạo Do thái giáo … hướng tới việc dẫn dắt trí tri ý con người được hoàn thiện lấy nhân bản làm gốc.
Trong quá trình hình thành của các tín ngưỡng và tôn giáo trên thế giới, do những hạn chế trong việc phát triển trí tri ý cùng với thiếu đức thần minh vô tư đã khiến các tôn giáo này không lý giải được tới tận cùng về nguồn gốc khởi phát của con người, thiên nhiên và vũ trụ, từ đó thần thánh hóa và lấy thần thánh làm người đã tạo nên vạn vật trong vũ trụ. Họ đã tạo ra muôn vàn thần thánh từ những động giao cảm của thiên nhiên như thần gió, thần mây, thần mưa, thượng đế … và trở nên tôn sùng những thần thánh này. Ta có thể gặp những điều này qua rất nhiều truyện truyền thuyết, huyền thoại, cổ tích và kể cả những bộ kinh điển của các tôn giáo.
Dân tộc Việt Nam không nằm ngoài tiến trình phát triển của nhân loại với đạo Lão của nền văn mình phương đông và đạo thờ ông bà hay tục thờ cúng tổ tiên vừa là đạo mà cũng là tín ngưỡng của dân tộc Bách Việt.
II. Tục thờ ông bà tổ tiên của người Việt trong nhãn quan DLVN.
Những người con của dân tộc Việt ngay từ lúc lọt lòng đã được mẹ ru bằng những làn điệu dân ca, bằng thơ lục bát hay bằng những câu dân ca – tục ngữ.
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Hay là:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”
Những câu ca dao nói về tấm lòng của người con đối với cha mẹ và đối với tổ tiên. Dân tộc Việt Nam cũng là dân tộc duy nhất trên thế giới có tục lệ giỗ Tổ Hùng Vương đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới. Nhưng trên hết, đây chính là tâm thức của hàng triệu triệu con tim Việt cùng hướng tới tổ tiên, cùng hướng về cội nguồn để thờ phụng và tưởng nhớ tới công sinh thành và mở mang đất nước của các Vua Hùng và các anh hùng của dân tộc Việt.
Một trong những điều làm nên tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, quật cường của người Việt chính là trí tri cùng động giao cảm hướng tới tổ tiên, đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu nên dường như tâm thức của người Việt đậm bản sắc văn hóa và linh thiêng, luôn đồng lòng sát cánh khi có quân xâm lược, nhất là kẻ thù truyền kiếp phương Bắc đã bao lần mưu toan đồng hóa, xóa nhòa văn hóa của người Việt nhưng đều bị thất bại nặng nề.
Đạo thờ cúng ông bà cũng biểu tả tâm thức của người Việt, ngoài việc tưởng nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của gia tộc, thì sâu xa hơn là tưởng nhớ tới tổ tiên đã xây dựng, tạo dựng nên một đất nước Việt Nam với một nền văn hóa sâu đậm bản sắc dân tộc, trong đó đã truyền tải một thông điệp tới các con cháu của dòng tộc Bách Việt về một chân lý: đó là muốn tìm đến chân lý thì phải truy nguyên về nguồn gốc, về cội nguồn của nó.
Đạo thờ cúng ông bà của người Việt biểu thị một triết lý truy nguyên về tận cùng kỳ lý của yếu lý âm dương nhất lý đồng nhi dị. Cứ đến ngày giỗ Tổ, hàng triệu con tim Việt cùng hướng về đất Tổ, cùng thắp hương tưởng nhớ tới tổ tiên. Khói hương hòa quyện với đất, trời, người biểu thị động giao cảm của trí tri con người cùng lúc chung cùng. Từ những đồ cúng tế như bánh trưng, bánh dày biểu thị trời đất mang trong mình đầy đủ ngũ thần cho đến làn khói hương biểu thị quá trình động giao cảm đầy linh động, sống động đưa tâm thức con người trở lại với cội nguồn, khiến cho trí tri của con người giao cảm với trí trí của người xưa để cùng hòa nhập với tâm thức của tự nhiên, như nhiên, cảm thông thiên địa và hòa nhập vào tự nhiên.
Đây cũng là quá trình truy nguyên về âm dương nhất lý từ hiển hiển đến siêu siêu, là quá trình động giao cảm của trí tri con người được Dịch lý Việt Nam do Thầy Tổ Xuân Phong phát hiện và phát triển, là tiền đề quan trọng trong việc tìm hiểu về nguồn gốc của vạn vật với những biện minh logic đầy tính lý tình ý.
Đạo thờ cúng tổ tiên của dân tộc Việt được truyền lại từ đời này sang đời khác cho thấy tính minh triết của nền văn hóa Việt đã vượt ra khỏi những tri thức hiện đại khi giải thích về nguồn gốc vạn vật một cách chặt chẽ. Thông qua đạo thờ cúng ông bà, tổ tiên ta đã truyền tải một thông điệp quan trọng tới các tầng lớp con cháu, nhắc nhở con cháu muốn biết được cội nguồn của mình thì phải truy nguyên về nguồn gốc sinh thành, từ đó mở rộng ra đến vạn vật trong vũ trụ để từ đó nắm hiểu được quy luật biến hóa hóa thành của vạn vật thông qua yếu lý âm dương nhất lý đồng nhi dị 1 mà 2 mà là 3 là 6 là 8 là 64 biểu tả toàn bộ trạng thái vận động biến hóa hóa thành của vũ trụ từ lúc hình thành cho đến nay và là quy luật bất biến của tự nhiên.
Đạo thờ cúng tổ tiên của người Việt cũng giống mà hơi khác với một câu của Lão Tử: “Đạo khả đạo phi thường đạo” biểu thị tính minh triết, khoa học mà không chấp nhận bất cứ thần thánh nào tạo ra vũ trụ, bản thân đạo thờ cúng tổ tiên của dân tộc Việt tôn những vị anh hùng dân tộc, những vị có công với đất nước thành những vị thần như Thánh Gióng, như Tản Viên Sơn Thánh, như công chúa Liễu Hạnh, như Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương … hay tôn những người có công khai hoang, mở ấp thành những vị thần của làng hay là vị tổ nghiệp của làng gọi là Thành hoàng. Đây chính là điểm văn minh của đạo thờ cúng ông bà của dân tộc Việt vì đạo không chấp nhận những vị thần thánh là người tạo dựng ra vũ trụ và con người. Không áp đặt con người phải tin theo một vị thượng đế nào đã tạo dựng nên thế giới bằng trí tưởng tượng của người dân mà ngược lại đạo hướng con người tới tưởng nhớ, biết ơn tổ tiên, trước tiên là những người sinh thành ra mình và tiếp đến là những người đã có công với đất nước và dân tộc. Tất cả những vị thần, thánh hay mẫu trong tâm linh văn hóa Việt Nam đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đều do những người có công với dân tộc được vinh danh, đó chính là minh triết của tổ tiên nhằm truyền tải thông điệp cho con cháu về vạn vật đều có nguồn cội của mình, cũng chính là triết lý Vô toàn Vô của trong Dịch Lý Việt Nam.
III. Kết luận.
“Trăm năm bia đá thì mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”
Bằng triết lý âm dương tiên rồng thể hiện trong từng hơi thở văn hóa của dân tộc, thông qua tín ngưỡng, lễ tục cũng như vật phẩm và nhất là đạo thờ ông bà – tổ tiên, từ đó truyền tải những thông điệp cho con cháu của giống nòi Tiên Rồng của tổ tiên dân tộc Việt đã chứng tỏ được tính minh triết và khoa học của nền văn hóa Tiên Rồng.
Là con cháu của nền văn minh âm dương Tiên Rồng, chúng ta phải có trách nhiệm và tâm huyết cùng những tìm tòi, khám phá nhằm khôi phục và nâng cao vị thế của nền văn hóa Lạc Hồng trong nền văn minh nhân loại nói chung.

Sài Gòn, ngày 17/9/2013

Nguyễn Đức Thông