Thứ Năm, 16 tháng 9, 2021

Vành đai và Con đường - The Belt and Road Initiative ( 5 và kết thúc)

 (Thay cho lời kết: Cống hiến tới các bạn một loạt bài “Vành đai và Con đường” thực tế là một bức họa về phong cảnh thế giới về kinh tế, chính trị và tiền tệ, là những nguyên do đưa đẩy đến sáng kiến này. Chúng ta sống bên cạnh một gã hàng xóm như thế nào thì mọi người đã rõ và chúng ta dù chấp nhận hay không vẫn bắt buộc sống chung cũng như có thể chúng ta phải sống chung với SARS-CoV-2. Bởi thế chúng ta phải hiểu được nó, và có thuốc đặc trị hoặc vắc xin miễn dịch. Sêri này chỉ đưa ra những cái khung chính để các bạn tham khảo, tuy rằng chưa đầy đủ và chi tiết lắm. Chỉ phần nào giúp các bạn hiểu được phong ba bão táp ngoài kia và chúng ta cần phải đủ thông minh để trực diện và ứng phó.

Rất cảm ơn các bạn đã đọc và có lời động viên đến một lão già hàng ngày cặm cụi gõ phím để đem đến cho các bạn những món ăn tinh thần đủ mọi khẩu vị. Trong những ngày qua có nhiều còm rất hay như của Đỗ Vũ, Quang Vinh, Chau Kien Van, Phạm Trần Đình Nam, Vân Lê…Lão xin đăng lại cái còm của Vân Lê để xin nhận từ các bạn tấm lòng chân thật của tình bạn bè trên một không gian ảo này. Để cảm nhận tình bạn là có thật, lão cũng mong khi cuốn “Đường Đời” ra mắt, được các bạn bớt chút thời giờ đến dự đông đủ uống với lão một chén rượu tình, ủng hộ lão già yêu quý con chữ này.
Vân Lê com rằng :”Serie các bài viết của Lão về các mảng chủ đề khác nhau : Văn hóa (ký sự về Ấn Độ), nghệ thuật (các bài viết về phim, các bản nhạc lừng danh), về chính trị kinh tế xã hội (đơn cử như bài "vành đai và con đường" mới ra lò còn nóng hổi này) cùng vô vàn các bài viết khác đã đăng rải rác từ trước đến nay mà tôi không thể liệt kê ra được, thực sự là những KHO BÁU KIẾN THỨC mà nhờ nó người đọc được mở mang đầu óc tầm nhìn, hiểu được thêm bao nhiêu nguyên nhân cội rễ sâu xa của những hiện tượng, những sự việc xảy ra trên thế giới, mà không thể lý giải được. Những bài viết của Peter Pho quý giá vì nó trao cho người đọc (những người luôn muốn quan tâm tìm hiểu các vấn đề này) một chiếc chìa khóa tư duy, từ đó có thể phân tích các hiện tượng riêng rẽ để đi đến cái đích là bản chất của vấn đề.
Để có được điều này, phải nói rằng kiến thức của Lão thật mênh mông, tư duy của Lão thật khoáng đạt nhưng lại rất chặt chẽ và logic. Khả năng biểu đạt thật phi thường. Nhưng trên hết, tôi cảm nhận được tấm lòng đôn hậu ân tình của Lão dành cho bạn bè, người đọc mà ta quen gọi một cách thân thương là : bảy trăm Anh Em Nông hộ. Nếu không vì sự cống hiến, muốn đem đến cho mọi người (ngoài những bài viết nhẹ nhàng vui vẻ giải trí rất được số đông bạn đọc hoan nghênh chờ đợi) những bài viết có hàm lượng tri thức cao, những phân tích sắc sảo về các mối quan hệ phức tạp chằng chịt giữa các quốc gia, các phe phái..vv...tốn nhiều công sức suy nghĩ, tổng hợp tài liệu, kiến thức, Lão đã không lao tâm khổ tứ đến vậy. Đọc liên tiếp sáu bài viết trong mấy ngày qua của Peter Pho, tôi thực sự ngưỡng mộ vì trí tuệ của Anh, thực sự cảm động và biết ơn vì tấm lòng đầy ân tình của Anh dành cho người đọc. Xin cám ơn Anh thật nhiều.”)
Việt Nam ngay từ lúc bắt đầu đã gia nhập AIIB và sốt sắng ủng hộ "Vành đai và Con đường", điều này là cần thiết và tất yếu, bởi lợi dụng nguồn vốn, kinh nghiệm và sức tiêu thụ của thị trường Trung Quốc, kinh tế Việt Nam sẽ ổn định hơn và đi lên. Vấn đề ở chỗ làm thế nào để lợi dụng nó. Thực tế trước mắt, Trung Quốc đã là nước giao thương lớn nhất với Việt Nam. Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc năm 2020 đạt 133,09 tỷ USD. Nếu nói như một số người, Trung Quốc không cần Việt Nam trong sự trỗi dậy, hoặc Việt Nam "chơi" với Trung Quốc là dại...lão nghĩ quá ư là thiển cận.
Với đạo đức của nhà bình luận trung thực, lão sẽ không đi sâu bới lông tìm vết nói xấu chửi bới Trung Quốc để làm vui lòng một số kẻ cực đoan. Bởi chửi xong rồi chúng ta vẫn phải đặt câu hỏi “Tại sao họ lại vươn được cao vậy? Tiến nhanh vậy? Những điều kiện gì khiến họ chuyển mình từ một nước nghèo nàn lạc hậu lên đứng thứ hai sau Mỹ? Lão sẽ cho các bạn một cái gương chiếu yêu để nhìn nhận Trung Quốc một cách sát đáng. Tôn Tử binh pháp có câu “Tri kỷ tri bỉ, bách chiến bách thắng” tức biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.
Bỏ qua ý đồ chính trị và ý thức hệ, thực tế mà nói, Trung Quốc vươn mình là sự trỗi dậy của một nước có văn hoá lâu đời bước sang một giai đoạn văn minh mới, liệu họ có thể trở thành một siêu cường quốc hay không vẫn là một bài toán chưa có đáp số. Nhưng trong tay họ có đặc điểm của "4 siêu", đó là một quy mô dân số siêu khủng, một cương thổ quốc gia siêu rộng lớn, một lịch sử truyền thống siêu sâu xa, và một nền văn hoá tích luỹ siêu phong phú. Điểm chung của "4 siêu" này ở chỗ trộn lẫn với nhau hoà thành một khối giữa truyền thống và hiện đại.
Khác với nửa thế kỷ trước của sự chuyển mình thời đại, lúc ấy phương Tây đem đến cho dân nghèo thế giới là máu và lửa, là những ký ức thấm đậm bi thương và đau khổ, nhưng ngày nay, nhìn về bề mặt nổi, Trung Quốc đem lại cho các nước đang phát triển là cơ hội, sự hợp tác và cùng nhau phát triển, là một bước tiến thực chất của sự hợp tác văn minh nhân loại, không có súng đạn, bạo lực, không cưỡng bức, chỉ có sản phẩm trao đổi với nhau, hợp tác xây dựng với nhau trong sự thoả thuận và tôn trọng nhau. Anh thích thì vào cuộc, không thích thì đứng ngoài, không ép buộc.
Nếu như nói sau thế chiến thứ hai, năm 1952, Pháp, Đức và một số quốc gia thông qua hiệp ước "Liên doanh than đá và gang thép", khiến cho than đá và gang thép buộc chặt vào nhau, kết thúc lịch sử chiến tranh liên miên không ngớt ở châu Âu, từ đó thay đổi diện mạo chính trị, kinh tế và xã hội của toàn châu Âu. Ngày nay, Trung Quốc đưa ra “Vành đai và Con đường” với ý tưởng khai thông giữa các quốc gia về chính sách, thiết bị, mậu dịch, nguồn vốn, dân ý...qua đó thay đổi cục diện kinh tế thế giới, có sức ảnh hưởng sâu rộng hơn "Liên doanh than đá và gang thép" cả về chính trị, kinh tế và xã hội.
"Vành đai và Con đường" với một ý nghĩa khác là đang cống hiến cho thế giới những gì mà Trung Quốc sở hữu, cụ thể là đặc điểm của "4 siêu". Quy mô dân số siêu khùng của Trung Quốc đem đến cho thế giới một thị trường tiêu thụ siêu cấp, có thể thu hút được tất cả các sản phẩm cho nhu cầu cần thiết từ các quốc gia thành viên. Nếu đánh giá sức mua, thì Trung Quốc quả là một thị trường tiêu thụ kinh khủng. 20 năm trước, lão chứng kiến hai người nông dân Trung Quốc khởi nghiệp, trong tay họ có ít vốn từ nông nghiệp, họ đầu tư vào nước lọc chai và tương ớt lọ. Bây giờ, khi mà cả Trung Quốc đã tiếp thu sản phẩm của họ thì họ đã có trong tay mỗi người vài tỉ Đô La, hàng tháng cung không kịp cầu, đến nỗi bọn làm hàng nhái cũng phát tài theo hai sản phẩm này.
Về hàng hoá và tiêu dùng, Trung Quốc làm lợi cho kinh tế thế giới gấp đôi Mỹ, Trung Quốc có một tầng lớp giai cấp trung lưu lớn nhất thế giới, có quan hệ mậu dịch với gần 130 quốc gia và khu vực, có dây chuyền sản nghiệp hoàn thiện nhất thế giới, có du khách du lịch thế giới và tiêu tiền nhiều nhất, có lượng dự trữ ngoại hối lớn nhất, và nhanh chóng trở thành thị trường tiêu thụ lớn nhất và đầu tư hướng ngoại lớn nhất. Từ đó, Trung Quốc có đủ tầm cỡ và điều kiện để đáp ứng với các nước trong " Vành đai và Con đường".
Với một cương thổ quốc gia siêu rộng lớn, Trung Quốc có ưu thế về văn minh địa duyên mà nhiều nước không thể so bì được, bởi tính phúc xạ rộng lớn, Trung Quốc vừa có thể là quốc gia lục địa, mà còn là quốc gia duyên hải. Toàn bộ “Vành đai và Con đường” kết nối Đông Á, Trung Á, Trung Đông, Bắc Phi và châu Âu. Riêng Con đường Tơ lụa trên biển kết nối bờ biển Trung Quốc với châu Âu qua Biển Đông, Ấn Độ Dương và đi từ bờ biển Trung Quốc qua Biển Đông ra Nam Thái Bình Dương.
Để phối hợp với tiêu chí này, Trung Quốc đã cho thành lập ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB), và rót ngay 40 tỉ Đô La trong ngân sách 100 tỉ dành cho chương trình này. Vào khoảng thời gian từ 2014 - 2016, các doanh nghiệp của Trung Quốc đã ký kết những dự án trị giá 304,9 tỷ USD ở các quốc gia nằm trong sáng kiến. Trong đó có một số dự án cần nhiều năm để phát triển. Do vậy, ngân hàng trung ương Trung Quốc còn sẵn sàng rót thêm 150 tỷ USD mỗi năm cho các dự án ấy.
Trung Quốc cũng không hề giấu giếm động cơ của họ trong kinh doanh tiêu chí này. Buôn bán tất nhiên mong muốn có lời, Trung Quốc sẽ giải quyết được vô vàn nguyên liệu ứ thừa thặng dư trong nước như sắt, thép, nhôm, đồng, gạch ngói, xi măng...và hàng ngàn kiến trúc sư, hàng triệu công nhân sẽ được đưa ra nước ngoài, họ không những kiếm lời cho đất nước, mà còn truyền tải được sức mạnh mềm của Trung Quốc với quốc tế.
Nhưng, đồng tiền có hai mặt, tiêu chí này của Trung Quốc cũng làm cho một số nước lo ngại và hoài nghi. Các nước châu Âu phản đối cách mà nhà nước Trung Quốc đứng đằng sau chống đỡ cho doanh nghiệp của mình tăng sức cạnh tranh không công bằng, phần nữa, họ chưa nhận thấy sự bảo đảm từ phía Trung Quốc về tự do thương mại, bảo vệ môi trường và điều kiện lao động. Chính vậy, phái đoàn phương Tây vẫn chỉ đứng ngoài quan sát và có 6 nước châu Âu tuy là thành viên, nhưng từ chối ký vào bản tuyên bố chung trong cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên. Đây chính là điểm yếu về tín nhiệm, về thực lực mềm của Trung Quốc.
Tại Sri Lanka đã có những cuộc biểu tình công khai phản đối sáng kiến Vành đai và Con đường. Ấn Độ thì tẩy chay cực liệt Diễn đàn hợp tác quốc tế cấp cao “Vành đai và Con đường”, vì không hài lòng với hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC) do liên quan đến lãnh thổ tranh chấp Kashmir giữa Ấn Độ và Pakistan. Ở những đoạn có phiến quân Hồi giáo còn mang nhiều mối đe doạ về an ninh. Trên thực tế Trung Quốc đã triển khai hàng chục ngàn nhân viên an ninh để bảo vệ các dự án dọc theo tuyến CPEC ( China–Pakistan Economic Coridor ) này.
Một điểm ái ngại nữa về con đường tơ lụa trên biển lại xuyên qua những điểm nóng đang tranh chấp ở biển Đông. Nhất là vài năm trước, Tập Cận Bình đã trả lời thẳng thừng với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte khi ông này đặt vấn đề sẽ khai thác dầu ở vùng biển tranh chấp, Tập nói:"Chúng ta là bạn bè cả. Chúng tôi không muốn tranh luận với ông, chúng tôi muốn duy trì mối quan hệ nồng ấm như bây giờ. Nhưng nếu các ông làm tới chuyện này, chúng ta sẽ có chiến tranh".
Sự cao ngạo của Tập vào thời điểm ấy trong lúc Trump đang co lại ưu tiên hàng đầu cho nội chính, Trump cắt giảm toàn bộ viện trợ cho nước ngoài, cắt đến 30% cho ngân sách ngoại giao, và tạm thời chưa tính sổ với Trung Quốc trong lúc ấy. Điều này đã để hở cho Trung Quốc một khoảng trống chính trị, họ được đà hoán vị với Mỹ, đề cao quy tắc của hợp tác phát triển, tăng cường mạnh mẽ về ngoại giao, hội tụ, thúc đẩy kinh tế đa chiều, đa phương hoá và toàn cầu hoá.
Khổng Tử có nói: Ai muốn thành công thì hãy giúp đỡ người khác thành công". Kế hoạch của Trung Quốc có thành công hay không còn phải chờ đợi, bởi Trung Quốc mới chỉ chia bài, nhưng con Át chủ bài của Mỹ còn chưa đánh cộng thêm hàng trăm rủi ro phát sinh về sự bất ổn định trong cộng đồng thế giới hiện nay về các luồng tư duy về chính trị, tôn giáo, thêm vào đó là quân khủng bố lan tràn...
Nhưng, với vị trí sát nách Trung Quốc, trong cái rủi ro về địa lý, chúng ta nên dùng trí tuệ của mình giữ được một thế thăng bằng ngoại giao giữa phương Tây và Trung Quốc. Đồng thời cũng chộp lấy bất kỳ cơ hội nào giúp chúng ta trong tiến trình kinh tế, mặc mịa nó là mèo trắng hay mèo đen.
Sự ổn định của xã hội Việt Nam sẽ là điều kiện tốt để tiếp thu nguồn vốn, mở rộng và tái cơ cấu nền kinh tế, nhờ lực đẩy của " vành đai và con đường", ít nhiều sẽ thu được những thành quả tốt. Nhưng chúng ta thừa biết anh hàng xóm bốn tốt trong bụng chứa chấp những gì. Việt Nam có lẽ là một quốc gia hiểu về Trung Quốc nhất và Trung Quốc chơi với Việt Nam cũng như ngậm Bồ Hòn. Còn lão PP là một trong những người Việt Nam hiểu thấu đáo nhất cả ba nước Mỹ, Trung, Việt bởi tại bối cảnh gia tộc, văn hoá và trải nghiệm của lão.
Vành đai và con đường có làm thay đổi màu sắc địa chính trị ở khu vực Đông Dương không?
Gần đây, người phát ngôn Chính phủ Campuchia Phay Siphan cho biết, việc Campuchia-Trung Quốc cùng xây dựng các dự án "Vành đai và Con đường" mà đại diện là Đường cao tốc Cảng Vàng, Sân bay Quốc tế mới Siem Reap, Sân vận động Quốc gia và Đặc khu Westport đã đóng góp quan trọng vào Sự phát triển kinh tế của Campuchia dưới thời kỳ dịch bệnh.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã đến Campuchia vào Chủ nhật (12/9) vừa rồi và gặp Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Phó Thủ tướng Hor Namhong và Bộ trưởng Ngoại giao Prak Sokhonn. Trung Quốc và Campuchia đã tổ chức các cuộc hội đàm song phương về các vấn đề như chống lại dịch bệnh viêm phổi mới, thương mại và đầu tư, giáo dục và an ninh.
Thủ tướng Hun Sen cho biết, Trung Quốc đã hứa hỗ trợ tài chính 1,75 tỷ nhân dân tệ (tương đương 272 triệu USD) cho đất nước, đồng thời, ông Hun Sen cũng tham dự lễ hoàn thành và bàn giao Sân vận động quốc gia Campuchia do Trung Quốc xây dựng vào ngày 12 và phát biểu trên truyền hình trực tiếp ca ngợi sự trợ giúp hào phóng của Trung Quốc. Sân vận động này nằm ở ngoại ô phía bắc thủ đô Phnom Penh và có sức chứa 60.000 người. Trung Quốc đã cung cấp 160 triệu đô la Mỹ tài trợ cho dự án. Hun Sen chỉ ra rằng Trung Quốc cũng đã hỗ trợ cơ sở hạ tầng khác, bao gồm hỗ trợ xây dựng hơn 2.000 km đường và 7 cây cầu qua sông Mekong, Tonle Sap và Basa. Trạm Thủy điện Sông Sesan II dam… Ông cũng nói rằng các loại vắc-xin do Trung Quốc bán và viện trợ đã giúp ích rất nhiều cho cuộc chiến chống lại đại dịch mới của Campuchia. Phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc "Economic Daily" đưa tin, tính đến cuối tháng 8, Trung Quốc đã cung cấp cho Campuchia 21,7 triệu liều vắc xin, trong đó 3,2 triệu liều được viện trợ và 18,5 triệu liều được mua thương mại, chiếm 88,6% tổng số vắc-xin nhận được ở Campuchia.
Bây giờ nếu bạn đi thăm Campuchia thì sẽ phát hiện đất nước này đâu đâu cũng có người Trung Quốc, mang sắc mầu Trung Quốc. Sự phụ thuộc vào Trung Quốc đã ăn quá sâu. Có thể nói, Campuchia đã trở thành thuộc địa kinh tế mới của Trung Quốc. Từ đó đã có những sự nhượng bộ có lợi cho Trung Quốc, cụ thể về một vị trí chiến lược quân sự quan trọng.
Chuyện chưa qua đi mà còn đấy, rất nóng hổi trên chính trường. Tờ Wall St. Journal (WSJ) trong tháng 7/2019 có đưa tin Phom Penh đã ký một thỏa thuận mật cho phép Trung Quốc độc quyền sử dụng một phần của căn cứ hải quân của Campuchia gần Sihanoukville. Căn cứ quân sự có tên là Ream chỉ cách biên giới Việt Nam - Campuchia có 100km. Nếu Trung Quốc thực sự có được quyền sử dụng căn cứ hải quân tại đây thì tàu chiến Trung Quốc có thể từ khu vực phía nam của Việt Nam đi lên hướng đông bắc để hỗ trợ cho các hoạt động khác của Trung Quốc ở dọc bờ biển Việt Nam và tại các khu vực Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa đang có tranh chấp. Giới phân tích cho biết căn cứ này sẽ giúp cho việc củng cố kênh đào Kra do Trung Quốc đề nghị xuyên qua Thái Lan, cho phép không phải đi vòng xuống eo biển Malacca và phóng chiếu sức mạnh vào Ấn Độ Dương. Nó cũng sẽ kết nối và tập hợp các tài sản quân sự hiện có, tạo ra một lợi thế chiến lược cho Trung Quốc ở Biển Đông. Từ đó có thể làm thay đổi cán cân quyền lực ở Đông Nam Á và là mối đe dọa chủ quyền trong khu vực. ( Xem thêm trên mạng Thanh Niên “Bất thường ở căn cứ hải quân Campuchia phía nam Biển Đông”)
Tình báo Hoa Kỳ thông qua thu thập các tín hiệu điện tử từ những liên lạc giữa hai bên, tất nhiên có cả tin tức của điệp viên CIA nằm vùng đã phác họa ra được một bản sao của dự thảo mà lão PP gọi là “Mật ước ma quỷ”. Theo nội dung dự thảo mật ước mà Mỹ có trong tay, thì Trung Quốc trong thời gian sử dụng căn cứ này, có quyền đưa binh sĩ, lưu trữ vũ khí và điều tàu chiến ra vào cảng này. Như vậy, mục đích sử dụng căn cứ này đã quá rõ ràng. Tờ Wall St. còn tường thuật rằng “Theo dự thảo mật ước, nhân viên quân sự Trung Quốc không những có quyền mang vũ khí mà còn được mang sổ hộ chiếu Campuchia, và đáng quan tâm hơn nữa, muốn vào khu vực độc quyền của Trung Quốc tại căn cứ Ream, người Campuchia sẽ phải xin phép người Trung Quốc.” Nếu quả thực như vậy, chủ quyền sẽ chẳng còn ý nghĩa nếu cuốn hộ chiếu Campuchia được phân phát bừa bãi kiểu ấy.
Đọc một bài bào của Tân Hoa Xã mới thấy tình hữu nghị “môi răng” Trung Quốc - Campuchia như thế nào. Trích một đoạn nguyên văn “千金易得,挚友难寻。国家之间,更甚于此。君不见,世界大势,分分合合,今天的队友可能就是明天的对手。但是,铁杆朋友,中国有。柬埔寨就是其中之一。中柬友谊历经长期考验,百炼成钢,如酒醇香.” Dịch ra tiếng Việt như sau: “Nghìn vàng dễ được nhưng bạn thân khó tìm. Giữa các quốc gia, thậm chí còn khó hơn thế nữa. Bạn có thấy, thế cục diễn biến, phân phân hợp hợp, những người đồng đội của ngày hôm nay có thể là đối thủ của ngày mai. Nhưng, những người bạn sắt thép, Trung Quốc có. Campuchia là một trong số đó. Tình hữu nghị giữa Trung Quốc và Campuchia đã được thử thách lâu dài, tôi luyện thành thép, thơm như rượu nồng.”
Đấy là một ví dụ về mặt trái của “Vành đai và con đường”, nó giương khẩu hiệu là kinh tế, nhưng thực chất có thể biến hoá vô biên, phục vụ cả về lợi ích kinh tế, lẫn chính trị, thậm chí quân sự của Trung Quốc.
Còn thằng em Lào của chúng ta ra sao? Công nhận tình hữu nghị Việt Lào hiện nay như anh em một nhà. Nhưng tương lai ra sao, khi một thế hệ lãnh đạo cũ đã thoái vị và một thế hệ mới lên ngôi. Và rình rập bên cạnh là một thằng cự phú dám tung tiền để cưỡng đoạt tình cảm thằng em, lôi kéo cậu em miền rừng rú về với Phú hộ Trung Hoa nơi thành thị với cái dây thòng lọng “Một vành đai, một con đường”. Dám đặt giả thiết, dám nhìn xa trông rộng để có phương hướng ứng phó là điều mà lão PP muốn nhắc nhở với các nhà ngoại giao Đông Lào.
Hành lang kinh tế Trung Quốc - Lào được kết nối bằng một con đường sắt cao tốc dài 417 cây số kết nối từ thành phố Côn Minh Trung Quốc đi qua thung lũng sông Hồng nơi mà lão PP có cái nông trại ở đây rồi vượt qua biên giới thẳng đến Thủ đô Viêng Chăn, Lào. (Tiện đây cũng nói thêm để “khoe” với 700 nông hộ. Lão PP và gia đình có nhiều hecta đất nông nghiệp ở đây hồi trước mua để trồng mía cung cấp cho nhà mày đường và cồn. Nhẽ ra đất ơi đây rẻ như bèo, nhưng khi tuyến đường sắt sang Lào chạy qua đây, giá cả đã đội lên tương đối.) Đây là công trình toàn bộ vốn đầu tư do Trung Quốc bỏ ra trước, ước chừng 505.45 tỷ NDT và cũng là một công trình dựa theo sáng kiến Vành đai và con đường. Công trình mở một đường huyết mạch kết nối Trung Quốc với Lào và các nước nằm trong khu vực đồng bằng sông Mê Kông và Singapore. Từ đó, việc giao thương hàng hoá giữa các nước này với Trung Quốc sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn nhiều. Đối với cộng đồng dọc tuyến đường, tuyến đường sắt Trung Quốc-Lào mang đến một trong những sự thay đổi mạnh mẽ nhất của bất kỳ dự án cơ sở hạ tầng hiện tại nào ở Đông Nam Á.
Theo báo “Đường sắt Trung Quốc” :” Ngày 5 tháng 6 năm 2021, sau hơn 4 năm miệt mài ngày đêm của những người thợ xây dựng, đường hầm Jingzhai của tuyến đường sắt Trung - Lào đã hoàn thành xuất sắc. Cho đến nay, tất cả 167 đường hầm trên tuyến đường sắt Trung Quốc-Lào đã hoàn thành, đặt nền móng vững chắc cho việc khai trương vào cuối năm nay.” Vậy, khi cậu em Lào có được tuyến đường sắt này mở toang cánh cửa cho Trung Quốc đi vào. Trung Quốc sẽ tạo ra lưu thông kết nối hàng hóa, dịch vụ, thương mại, cùng chuỗi cung ứng với Lào. Liệu sẽ có những sự biến chuyển nào mà chúng ta cần phải lo xa không? Mọi chuyện đều có thể đối với trò chơi chính trị với một con cáo già nham hiểm này. Chúng ta cần một phương pháp ngoại giao thúc đẩy sâu sắc hơn quan hệ Việt Lào và hơn thế nữa, nhiều giả thiết phải được đặt ra. Nhẽ ra, chúng ta cần hoàn thành một đường cao tốc Hà Nội - Viêng Chăn từ chục năm trước, nối liền cuộc sống của nhân dân hai nước, biến Lào “vô tình” là một tỉnh của Đông Lào, khiến Lào phụ thuộc nhiều vào Đông Lào. Hơn thế nữa, tất cả các tài nguyên của Lào chúng ta phải ký kết sở hữu để ngày nay, khi tuyến đường sắt Trung - Lào khai thông, những tài nguyên này không thể chở sang Trung Quốc dễ dàng như vậy được. Buồn thay đến đoạn đường huyết mạch Hà Nội - Sài Gòn chúng ta vẫn chưa thực hiện được, nói chi giúp thằng em Lào. Khẳng định mà nói rằng, sự trì trệ này đều tại lãnh đạo bộ giao thông những thời kỳ qua là bất tài, không mạnh dạn, không vắt óc ra nghĩ kế mà thực hiện.
Kể sơ qua hai thằng đệ mà nhẽ ra mình phải thâu tóm sau cuộc chiến 1975 bằng bất kỳ giá nào để thành lập một nước Đông Dương cho oách. Giờ thì quay sang Việt Nam, chúng ta có cần dựa vào vành đai và con đường để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đất nước không? Chúng ta xưa nay đều thích tự lực, tự chủ phát triển đất nước. Nhưng, trong tình thế hội nhập hiện nay, các quốc gia đều có những lợi ích chung ràng buộc, mình muốn đứng ngoài cũng khó. Trong khi vành đai và con đường đã được ASEAN đón chào rất nồng nhiệt. Việt Nam, với tư cách là một nước thành viên có vị thế trong ASEAN, không thể không tham gia.
Một vành đai Một con đường là quy mô quốc tế, một là ở tầm khu vực, giữa Trung Quốc với khối ASEAN. Chưa kể trong xu thế kết nối và hội nhập, Việt Nam không thể đứng ngoài. Nhìn vào tương lai của tuyến đường biển chiến lược, các nước rất được lợi từ sáng kiến này, qua việc giúp trung chuyển hàng hóa, tự do dịch vụ, thương mại, nguồn lực v.v...Cho nên về tầm nhìn chiến lược thì Việt Nam buộc phải tham gia. Tuy ở trong thế bất lợi nhưng Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc chơi được.
Trong bài phát biểu tại một hội nghị kinh tế toàn cầu, lão PP có đề cập đến “Một vành đai, một con đường” cho rằng, trò chơi này giống như ăn củ Gấu tàu còn gọi là Ú Tẩu. Loại củ này rất độc. Triệu chứng ngộ độc biểu hiện ở lưỡi tê, chảy nước bọt, nôn mửa, đi ngoài, đau đầu chóng mặt, mệt mỏi và chân tay tím tái, mạch chậm yếu, hô hấp khó khăn, thần trí không minh mẫn, ỉa đái không tự chủ, huyết áp thân nhiệt hạ, loạn nhịp tim, ngoại tâm thu. Nếu anh đưa sáng kiến “Một vòng đai, một con đường” vào đất nước mình, không biết ứng phó và sử dụng thông minh thì sẽ bị “ngộ độc” như ăn Ú Tẩu. Nhưng nếu có một tổ hợp cố vấn thông minh làm tư vấn, lựa chọn và hành động thận trọng, sử dụng lực của họ bù đắp cái mình thiếu hụt, đôi bên cùng có lợi, biến trò chơi này theo hướng có lợi cho ta thì vẫn sài được. Ú Tẩu có Tác dụng tốt đối với tim mạch, huyết áp, làm giảm đau, chống viêm, nhất là tăng cường sinh lý nam giới. Nếu không có một bộ gọng cố vấn dạn dày kinh nghiệm, ma mãnh trong trải nghiệm ngoại giao thì đừng chơi. Liệu chừng tẩu hỏa nhập ma như ăn củ Ú Tẩu. Thực trạng tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã nói lên vấn đề.
Như vậy, muốn hay không muốn chúng ta đều bị kéo theo sáng kiến này. Nếu biết vận dụng, một vành đai kinh tế trên đất liền, trên biển sẽ kết nối chúng ta vươn ra các nước xung quanh, đem hàng hoá của chúng ta ra nước ngoài một cách nhanh chóng và tiết kiệm vốn vận chuyển. Từ đó, ngành du lịch của chúng ta cũng sẽ phát triển rầm rộ. Đặc biệt, trước đây, Việt Nam vốn chỉ tập trung phát triển kinh tế và kết nối Bắc - Nam nhưng chưa tập trung kết nối vào Đông - Tây và các quốc gia láng giềng nên sáng kiến này có thể hỗ trợ Việt Nam khắc phục điểm yếu trên và tận dụng lợi thế sẵn có. Trung Quốc là một thị trường khổng lồ, nếu có một tuyến tầu nhanh từ Nam ra Bắc rồi tiến thẳng vào lục địa Trung Quốc, chắc chắn hàng hoá, nông hải sản, hoa quả của chúng ta sẽ không đủ mà cung cấp. Khách du lịch sẽ đến nườm nượp, tiềm năng du lịch của Việt Nam sẽ phát triển tối đa.
Nhưng, như đã đề cập. Phải có một “Bộ óc” thông thái để điều hành và quyết định trong trò chơi này. Bởi chúng ta biết rõ rằng, ý đồ của Trung Quốc không chỉ là về kinh tế, mà còn nhiều vấn đề khác liên quan đến dã tâm bành trướng toàn cầu, xoay trục thế giới và khu vực về Trung Quốc. Nói sâu hơn nữa, sáng kiến này thể hiện tiềm ẩn chính sách của Trung Quốc trong việc bành trướng sức mạnh mềm chứ nó không đơn thuần mang ‎ý nghĩa tích cực.
Thử thách của chúng ta là gì? Nhìn ra được cạm bẫy, tránh được cạm bẫy, biến cái khó thành cái đơn giản, biến những thứ của họ thành của mình, lấy tiền của họ để sài cho mình với những tính toán thông minh, tất nhiên có lợi cho hai bên.
Nên lưu ý tới toan tính của Trung Quốc trong chuyện bành trướng ra Biển Đông. Nếu không thâu tóm được Biển Đông thì rõ ràng Giấc mộng Trung Hoa, đặc biệt là con đường tơ lụa trên biển sẽ thất bại. Đây cũng là vạch đỏ của ta, không đánh đổi chủ quyền để lấy lợi ích kinh tế. Về chất lượng các dự án, về nhân công Trung Quốc sang lao động trong các dự án cũng là một vấn đề cần lưu tâm.
So với sáng kiến vành đai và con đường thì lão PP nghiêng về giải pháp kêu gọi đầu tư của các nhà đâu tư phương Tây. Tôi để anh bao một dự án, cho anh một thời gian cắt lông cừu sau đó anh trả lại cho tôi. Ví dụ tất cả các công trình giao thông nội đô như tàu điện ngầm, hoặc cao tốc đường sắt Bắc Nam đều cho các công ty tư nhân phương Tây bao thầu 50 năm, 100 năm cũng không sao. Giống như Anh quốc thuê bao Hồng Kông 100 năm vậy. Làm vậy dân mình được hưởng tiện ích lại không mắc nợ. Thiệt thòi, ăn chậm một chút cũng không sao, ai bảo ta không đủ tiền trong lúc này!
Có thể liên tưởng đến đường sắt cao tốc Bắc Nam đã được Nhật Bản bao thầu. Nghe nói Nhật Bản đã cắn răng hạ giá xuống 50 tỷ đô la Mỹ và hỗ trợ vốn vay toàn bộ. Năm 2009, đảng và chính phủ ta cũng nghiến răng quyết tâm xây dựng, nhưng Quốc hội lại nghiến răng phủ quyết với đa số phiếu. Quốc hội làm thế là đúng bởi chúng ta thực sự không có khả năng đảm bảo hoàn trả khoản vay khổng lồ như vậy của Nhật Bản. Chi phí vận hành khổng lồ sau khi hoàn thành cũng khiến chúng ta phải rụt rè. Do đó, một công trình cần thiết cho một huyết mạch giao thông cần thiết bị đóng băng cho đến bao giờ cũng không biết. Trước đó có những bài báo đưa ra với tiêu đề như “Nhật Bản giúp Việt Nam làm đường sắt cao tốc Bắc-Nam” đọc mà dở khóc dở cười.
Trong chương “Kế” của Tôn Tử Binh pháp có viết. “Tướng lĩnh phải có các đức tính mưu trí, uy tín, nhân từ, dũng cảm, nghiêm minh”. Đặt trong thương trường hiện đại, quan điểm này vẫn giữ nguyên ý nghĩa chỉ đạo phổ biến của nó, chỉ có điều chiến trường giờ đã đổi sang thương trường, tướng lĩnh của thương trường chính là các doanh nhân và tướng lĩnh của kinh tế quốc gia là các lãnh đạo các bộ ngành. Hy vọng nhà nước quan tâm chú trọng đến thu nạp và bồi dưỡng nhân tài để có nhiều tướng tài. Đã là tướng phải đầy đủ bản lĩnh, đừng ngu như lợn rồi bỏ tiền mua chức để làm tướng. Đừng như tay lãnh đạo tỉnh nào đó, hôm nọ khi Thủ tướng hỏi đến “ Tỉnh anh có bao ca dương tính?” thì cứ cắm đầu tìm trong đống tài liệu con số, lúng túng như gà mắc tóc. Mịa, làm tướng như vậy thì đấu chọi thế đéo nào được với một thế giới đầy mưu mô và hiểm hóc?

Thứ Ba, 14 tháng 9, 2021

Vành đai và Con đường - The Belt and Road Initiative ( 4 )

 Có người cho rằng, sức mạnh của Mỹ đến từ 3 trụ cột là: Tiền tệ, khoa học kỹ thuật và quân sự. Thực tế mà chúng ta thấy được, chống chế cho cả một xã hội an nhàn, no nê, sung sướng của Mỹ chính là tiền tệ và quân sự, trong đó hậu thuẫn cho tiền tệ là lực lượng quân sự Hoa Kỳ. Toàn thế giới đều biết, chiến tranh xẩy ra như đem tiền ra đốt, nhưng quân đội Mỹ lại khác, đánh trận tuy rằng cũng đốt tiền, nhưng một bên đốt tiền, một bên lại kiếm tiền, riêng điểm này, các nước không một nước nào có thể làm được. Chỉ có Mỹ, mới có thể thông qua chiến tranh thu được những lợi ích to lớn, tuy nhiên, đôi lúc cũng có khi thất thủ.

Mỹ tại sao đánh Iraq ? Bài trước đó đã nêu lên một khía cạnh, nhưng lão để dành một điều thú vị hơn tung ra trong bài này. Nhiều vị uống bia uống rượu ê chề rồi ngồi phán rằng:"Mỹ oánh Iraq không ngoài dầu lửa", có thật vậy không? Không ! Nếu như vì dầu lửa, tại sao chiếm xong thành trì, Mỹ không hề lấy đi một thùng dầu nào của Iraq mà còn cho thêm tiền xây dựng lại đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Giá dầu trước chiến tranh mỗi thùng 38 Đô La, một mạch tăng vọt lên 149 Đô La một thùng sau chiến tranh, dân Mỹ cũng chẳng được hưởng giá dầu rẻ sau khi Mỹ chiếm lĩnh được Iraq. Vậy thì có thể nói, Mỹ đánh Iraq không vì dầu lửa, mà chính là vì Đô La.
Có người không tin, gân cổ hỏi:" Mần răng lại rứa anh PP?", bởi lẽ đã nhắc đến nhiều lần, Mỹ bảo vệ Đô La, muốn toàn thế giới đều sử dụng Đô La, với lý do đó, nên năm 1973, Mỹ đã đi một nước cờ cao siêu: Buộc chặt Đô La vào dầu, thông qua OPEC tóm tóc nước chủ đạo là Saudi Arabia, thực thi sự áp đặt mua dầu phải dùng Đô La thanh khoản. Vậy, nếu như bạn hiểu được điều này, thì bạn cũng sẽ hiểu tại sao Mỹ lại hay thích đánh nhau ở những quốc gia sản xuất dầu. Đấy, điều ni thì chỉ có dân Mỹ Do Thái mới mần được, bởi tầm nhìn của họ thấu xa hàng trăm năm, xuyên lục địa, xuyên thế kỷ. Trong cương vị chủ nhà Trắng, Donald Trump đã đi thăm Saudi Arabia, thực hiện chuyến công du đầu tiên trên cương vị Tổng thống, điều này càng nhấn mạnh: Đô La và dầu, cũng như quyền lực của Mỹ ở vùng vịnh là không thể lơ là được.
Chiến tranh ở các nước sản xuất dầu hậu quả là làm tăng giá dầu, giá dầu tăng cũng đồng nghĩa với nhu cầu dùng Đô La cũng tăng. Ví dụ trước khi đánh nhau, giá 38 Đô La một thùng, trên lý luận, anh chỉ phải bỏ ra 38 Đô La là mua được một thùng dầu, và bây giờ, cuộc chiến đã đẩy giá tăng gấp gần 4 lần đạt 149 Đô La một thùng, nếu trong tay anh có 38 Đô La, anh chỉ mua được có 1/4 thùng dầu, còn lại 3/4 thùng anh phải moi thêm 100 Đô La để bù vào. Đi đâu tìm Đô La? Anh lại chỉ có thể tìm người Mỹ giao dịch, đem sản phẩm của anh bán cho họ để có Đô La. Như vậy, chính phủ Mỹ mới có thể danh chính ngôn thuận, quang minh chính đại in thêm Đô La. Đấy chính là thông qua chiến tranh, thông qua cuộc chiến vùng vịnh để đánh cho cao giá dầu, đánh bật ra bí mật về nhu cầu Đô La.
Vậy chúng ta đã thấy rất rõ Mỹ ra quân Iraq, không chỉ để thu tiền, mà còn để duy trì địa vị bá chủ của đồng Đô La. Tại sao Bush con lại nhất định đánh? Bởi gia tộc Bush có cổ phần trong các cty dầu lửa, tại sao Saddam Husein không ủng hộ bọn khủng bố, không có vũ khí sát thương diệt chủng, nhưng kết quả cũng vẫn bị đưa lên " Thắt cổ đài"? Bởi tay này không thức thời, tự cho mình là bản lĩnh, muốn thay đổi một nguyên tắc làm ra mưa gió của thần sấm sét, vì vậy nên rước hoạ vào thân. Saddam Husein muốn dùng Euro để kết toán giao dịch dầu hoả khác nào như đâm một lưỡi dao vào ngực Hoa Kỳ, là chạm vào lợi ích sát sườn của một người quyền lực nhất hành tinh - Geoge W. Bush.
Sau khi chiến thắng Iraq, tuy rằng chưa bắt được Saddam Husein, nhưng Mỹ đã nhanh chóng thành lập chính phủ lâm thời và chính phủ mới này đã vội vàng ký và ban bố ngay một pháp lệnh đầu tiên, thôi dùng đồng Euro, quay trở về dùng đồng Đô La trong giao dịch dầu hoả tại nước này. Điều này đã bộc lộ quá rõ ý đồ kể trên của Mỹ.
Cuộc chiến Iraq vì Đô La thì dễ hiểu, nhưng với Afghanistan không phải nước sản xuất dầu sao vẫn hứng đòn? Liệu có cùng một mục đích là vì Đô La không ? Chiến tranh ở Afghanistan xẩy ra sau vụ việc 911. Mỹ lấy lý do trừng phạt quân khủng bố Al-Qaeda và tổ chức ủng hộ bọn này là Taliban mà khai chiến, có đúng vậy không? Đúng chút xíu, xin nhẫn nại nghe tiếp !
Chỉ sau một tháng của vụ tháp đôi, Mỹ tiến hành cuộc chiến ở Afghanistan một cách vội vàng. Đánh được nửa vời, tên lửa đạn đạo đã bắn hết sạch, bộ quốc phòng Mỹ bắt buộc phải ra lệnh mở kho vũ khí hạt nhân, lấy ra 1000 quả tên lửa đạn đạo, tháo đi đầu đạn hạt nhân, thay vào đầu đạn chính quy, lại bắn hết 900 phát mới đánh sụp Afghanistan. Chứng tỏ cuộc chiến chưa có sự chuẩn bị nghiêm chỉnh, điều gì khiến cho người Mỹ hành động gấp rút vậy?
Đúng, Mỹ đã không chờ được nữa, cuộc sống đang xấu đi từng ngày. Như đã nói, Mỹ là một quốc gia sản nghiệp ảo, nên mỗi năm cần phải có khoảng 7000 tỉ Đô La đổ vào guồng máy kinh tế thì mới duy trì được cuộc sống. Nhưng, sau 911 chỉ một tháng, các nhà đầu tư toàn cầu biểu lộ lo lắng và bất tin vào hoàn cảnh đầu tư của Mỹ, họ đặt câu hỏi: Đến một nước Mỹ mạnh mẽ như vậy còn trúng đòn, vậy lấy gì để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của người đầu tư? Kết quả, trong một tháng, có 3000 tỉ tiền nóng (Hot Money) dời khỏi thị trường Mỹ. Đấy là lý do mà bắt buộc Mỹ phải đánh nhanh, thắng lớn, trận chiến này không những trừng trị bọn khủng bố Al-Qaeda và tổ chức Taliban, mà còn là một trận lấy lại phong độ, đem đến cho các nhà đầu tư niềm tin và hy vọng. Hoà cùng quả tên lửa đạn đạo đầu tiên nổ tung "bốt giặc", thì chỉ số NASDAQ、NYSE、AMEX tăng nhanh vùn vụt, chỉ một ngày quay đầu vượt lên 600 điểm, dòng vốn trôi ra lại trở lại, đến cuối năm, có khoảng 4000 tỉ quay đầu về Mỹ. Điều này càng chứng minh rằng, chiến tranh Afghanistan là cuộc chiến vì Đô La, vì dòng vốn, tiếp đến mới là trả thù bọn khủng bố…kkk
Có hai môn thể thao mà người Mỹ thích nhất là bóng rổ và quyền Anh. Môn quyền Anh phản ánh một cách điển hình phong cách sùng bái thực lực của dân Mỹ, những cú đấm mạnh mẽ thẳng thừng tung ra hy vọng KO đối phương trong một thời gian ngắn, mọi động tác đều rất rõ nét, minh bạch, không giấu giếm ý đồ của mình. Nhưng người Trung Quốc thì ngược lại, thích mờ ảo, như hư như thật, lấy nhu thắng cương, tôi không có khả năng hoặc không đeo đuổi KO anh, nhưng tôi sẽ hoá giải tất cả những cú đòn của anh. Đấy là Thái Cực Quyền, một môn võ thuật mang đượm chất nghệ thuật.
"Vành đai và Con đường" dựa trên tư duy ấy để thiết lập. Nếu trực diện đương đầu với Mỹ, khác nào tự mình dấn thân vào chỗ chết, bị KO là cái chắc. Nhưng vòng vèo uyển chuyển, không nhắm vào Mỹ, nhưng lại là nhắm vào Mỹ. Chỉ có đem được giá trị và sự ảnh hưởng của mình toàn cầu hoá, thì mới có thể tôn mình lên được ngôi chủ soái.
Toàn cầu hoá đã có từ lâu trong lịch sử, bất luận Đế quốc La Mã hay Đại Tần đế quốc...đều có ý tưởng ấy. Một hành động toàn cầu hoá thực sự trong lịch sử cận đại bắt đầu từ Đại Anh Đế quốc, đấy là một chiến dịch mậu dịch hoá toàn cầu. Sau đó Mỹ nối tiếp Anh tiếp tục tiến hành một cuộc mậu dịch hoá toàn cầu kiểu Mỹ, đó là Đô La hoá toàn cầu.
"Vành đai và Con đường" mang cùng một sứ mệnh với các đế quốc bậc cha anh đi trước, và tất nhiên cũng muốn toàn cầu hoá. Một sự trỗi dậy khôn ngoan với những lợi ích từ nhỏ như cái kim, đến to như xây dựng mới hoặc đổi mới cả một thành phố, sân bay, bến cảng, đường sắt... nhằm dùng lợi ích thiết thực, thu hút thiên hạ, trước mắt là thu hút các nước đang phát triển.
Hội nghị thượng đỉnh “Vành đai và con đường” đầu tiên ở Bắc Kinh tập hợp được 29 quốc gia nguyên thủ gồm Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Tây Ban Nha, Chi Lê, Italy, The Kyrgyz Republic, Viêt Nam, Mã Lai, Phillipine...Ngoài ra còn có hơn 150 đại biểu các nước và tổ chức quốc tế tham dự. Họ được tay nhà giàu Trung Hoa đón tiếp trên cả tuyệt vời. Đi lại, ăn uống, quà cáp... đều chu đáo với tiêu chuẩn VIP và gây ấn tượng sâu sắc cho từng người. Các đại biểu được bố trí thăm quan những di tích lịch sử nổi tiếng ở thủ đô Bắc Kinh, được tận mắt nhìn thấy những lầu son gác tía đồ sộ của một Bắc Kinh đẹp đẽ, hoành tráng và phô trương tiền của. Được xem đêm biểu diễn nghệ thuật diễm lệ mà vốn chỉ dành cho bậc vua chúa. Được ăn uống thưởng thức ẩm thực Trung Hoa ngon mềm lưỡi với sự phục vụ chuyên nghiệp của các nhân viên đẹp như tiên giáng trần. Món ăn của buổi " Quốc Yến" chiêu đãi chính thức các đại biểu được tổ chức tại Đại Sảnh Đường Nhân Dân với thực đơn gồm có: Một đồ ăn nguội, điểm tâm, hoa quả, bốn đồ ăn nóng gồm Tôm hùm phú quý, Nấm hun thịt bò, cá Lốc hấp mùi tầu, và canh trứng bồ câu hầm trai biển qua bàn tay chế biến thần diệu của các đầu bếp trung hoa chốn cung đình. Rượu nho đặc biệt, bia, rượu, nước ngọt các loại uống thả cửa, mệt nghỉ. Các đại biểu xơi ngon lành rồi cùng hát vang bài:" Chưa có bao giờ được như hôm nay..." và đều giơ ngón tay cái lên trầm trồ khen ngợi, họ háo hức yêu cầu Tập Cận Bình triệu tập kỳ họp sau thật nhanh...
"Vành đai và Con đường" mang trên mình một sứ mệnh với một ước vọng mãnh liệt. Có thể nói đây là một chiến lược thông minh nhất từ trước đến nay của Trung Quốc, là một chiến lược nhằm khắc chế chiến lược xoay trục về châu Á của Mỹ. Sự khắc chế này không trực diện, mà quay lưng lại để đối đầu, kiểu như anh xông vào nhà tôi, tôi bỏ đi ra ngoài, không cho anh cơ hội đánh tôi. Anh về hướng Đông, tôi lại đi hướng Tây. Đấy chính là kiểu hoá giải của Thái Cực Quyền, yểu điệu, nhẹ nhàng, hoá giải mọi áp lực, tìm cơ hội vươn lên lan toả ảnh hưởng của mình với thế giới, cuối cùng, đạt được mục đích chia ba thiên hạ.
Đằng sau sáng kiến "Một vành đai, Một con đường" là sự thể hiện toan tính toàn cầu và là sức mạnh mềm của Trung Quốc chứ không đơn thuần chỉ là sáng kiến liên kết và hội nhập. Tất cả các nước tham gia đều có lợi ích đồng thời có rủi ro. Đây là hai mặt của một đồng tiền. Hãy nhớ về định lý “không có bữa trưa miễn phí”. Một thằng hàng xóm hùng hục sức trâu, tự dưng có một hôm đem sang một bữa trưa thịnh soạn gồm cá thịt tôm hùm cùng một vò rượu cuốc lủi cho thằng nhà nghèo nhà bên. Tại sao thằng cha này lại tốt bụng thế? Hãy nghĩ ngay đến cô vợ thằng nhà nghèo. Nhà chẳng có chi, ngoài cô vợ trẻ trung, kháu khỉnh, tươi tắn như hoa như nguyệt, với cặp vú to đầy đặn chắc nịch cứ đung đưa như muốn nhảy thoát ra khỏi cái yếm mỏng và đường cong khoẻ mạnh rạch ròi của một thân hình chín như lúa đã quá ngày gặt. Nhìn thấy ai mà chẳng thèm rỏ dãi, đến 700 nông hộ còn xuýt xoa huống chi thằng hàng xóm bốn tốt dâm dê từ hồi Càn Long …kkk

Vành đai và Con đường - The Belt and Road Initiative ( 3 )

 Cứ như vậy, đồng Đô La lên xuống theo qui luật kể ở phần 2. Đến năm 2012, Mỹ lại bắt đầu chuẩn bị cho chỉ số Đô La lên, biện pháp vẫn như trước, nhắm một chú cừu mà lông đã dài, chế tạo ra nguy cơ cục diện, tăng lợi tức, thu hút nguồn vốn tháo chạy. Chúng ta dám khẳng định, con cừu mà Mỹ sẽ chọn kế tiếp là Trung Quốc. Tại sao?

Bởi trên thực tế, Trung Quốc đã và đang hấp thụ nguồn vốn thế giới một cách rầm rộ, nhiều nguồn vốn quốc tế tuôn vào Trung quốc bởi dựa vào sự tăng trưởng GDP ổn định của nước này. Theo qui luật kinh tế, không thể chỉ coi Trung Quốc là một thực thể quốc gia, bởi quy mô kinh tế của Trung Quốc bằng tổng hợp nền kinh tế của các nước Nam Mỹ, thậm chí lớn hơn nhiều, đồng thời nó cũng to bằng cả khu vực Đông Á. Trong 10 năm qua, lượng vốn lớn được rót vào Trung Quốc rất đáng kể, khiến chỉ số kinh tế của nước này tăng trưởng nhanh chóng, trở thành một nền kinh tế đứng thứ hai toàn cầu. Miếng thịt béo bở này khiến các con sói của Wall Street thèm nhỏ dãi, tiếng gầm gừ, tiếng hú, như chỉ muốn mần thịt (cắt lông) ngay ! Như vậy, mục tiêu tiếp theo của Mỹ nhằm vào China là không có gì đáng nghi ngờ !
Nếu như dự đoán này không sai, thì những sự kiện xẩy ra trong năm 2014 như tranh chấp đảo Điếu Ngư giữa Trung - Nhật, tranh chấp Bãi cạn Scarborough Trung - Phi, rồi xung đột giàn khoan 981 Trung - Việt, cuối cùng sự kiện "Chiếm lĩnh Trung Hoàn với Tình yêu và Hoà bình" (Occupy Central) được diễn ra ngay sát nách Trung Quốc, trên thuộc địa cũ của Đế quốc Anh - Hong Kong. Tất cả các sự kiện này có phải ngẫu nhiên không? Bàn tay phù thuỷ nào đứng sau những sự kiện này?
Riêng đem sự kiện "Chiếm lĩnh Trung Hoàn” (Occupy Central with Love and Peace) ra mổ xẻ, thì tháng 5 năm 2014, công tác chuẩn bị cho sự kiện đã ấp ủ chín muồi, các nguồn tin dự đoán cuối tháng 5 sẽ bùng nổ, nhưng tháng 5, tháng 6, tháng 7 , và tháng 8 đều im lặng như tờ, nguyên nhân gì vậy?
Chúng ta quay sang nhìn vào thời gian biểu một sự kiện khác. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tuyên bố sẽ rút lại chương trình QE ( là một công cụ tiền tệ được các Ngân hàng Trung ương sử dụng nhằm kích thích hoặc ổn định nền kinh tế). Đầu năm 2013, FED đã tuyên bố rút về QE, nhưng đến tháng 4,5,6,7,8 vẫn chưa thấy gì. Chỉ cần chưa rút về QE cùng nghĩa với Đô La vẫn đang phát hành quá lượng, một khi chỉ số Đô La chưa thể đi lên, sự kiện " Chiếm Trung" của Hong Kong cũng chưa thể xuất hiện, cả hai như mặc định trùng hợp trong thời gian biểu.
Đợi đến tháng 9 năm 2014, FED tuyên bố rút về QE, sau khi chỉ số đồng Đô La bắt đầu quay đầu tăng, sự kiện " Chiếm Trung " của Hong Kong khi ấy mới bắt đầu bùng phát. Kỳ thực, sự kiện Điếu Ngư, Bãi cạn Scarborough, dàn khoan 981, chiếm trung, bốn điểm này đều là điểm nổ, bất kỳ một trong bốn điểm đó bùng nổ được thành công, đều có thể dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng kinh tế khu vực, và cũng có nghĩa rằng hoàn cảnh đầu tư xung quanh Trung Quốc bị đánh giá bất ổn, kinh tế lao xuống dốc, và từ đó sẽ lây lan ra các khu vực xung quanh. Kế tiếp lại là màn tăng lợi tức đồng Đô La, đẩy chỉ số Đô La lên, thu hút các nguồn vốn hồi quy, rút khỏi thị trường Trung Quốc, đấy là mục tiêu chính nằm sau các sự kiện.  
Nhưng lần này, Mỹ gặp phải đối thủ Trung Hoa, Quyền Anh boxing gặp Kung Fu Tai Chi, Trung Quốc dùng Thái Cực Quyền đỡ những cú đấm trời giáng, lần này tiếp lần khác và hóa giải được nguy cơ xung quanh mình, kết quả mãi cho đến khi Obama rời khỏi nhà Trắng, người Mỹ với hy vọng chờ đợi một độ cuối cùng cho bình nước sôi đã lên đến 99 độ vẫn chưa xuất hiện. Nước chưa sôi, tiếng tù và báo hiệu tăng lợi tức vẫn cứ im lặng, chưa cất lên được.  
Xem ra, Mỹ cảm thấy cắt lông con cừu Trung Hoa này hơi khó, cũng không muốn đặt hết trứng vào một rổ, trong lúc thúc đẩy Hong Kong biểu tình, Mỹ tăng thêm mấy vòi rồng, ở mấy nơi khác trên thế giới ra tay cứu hỏa. Nơi nào đây?
Nhìn thấy dường như sự tiếp cận của khối cộng đồng chung Châu Âu với Nga sắp dắt tay nhau trên con đường dẫn đến năng lượng cung cầu. Đồng thời, Viktor Yanukovych tổng thống Ukraina lúc bấy giờ lại dám bướng bỉnh, vì lão này cầm tinh con hổ, nóng nẩy và thẳng thừng, không biết trời ở đâu? dám coi nhẹ chú Sam. Lại thấy nền kinh tế Âu Lục đang có xu hướng đi lên. 3 điểm này đều làm cho chú Sam ngứa mắt, và cả 3 điểm đều bất lợi cho Mỹ. Mỹ quyết định đi một nước cờ một đòn chết 3.
Ở Ukraina, những cuộc biểu tình " Cách mạng màu" bùng nổ, dân chúng chiếm đóng Quảng trường Độc lập yêu cầu Viktor Yanukovych tổng thống đương thời từ chức, và kết quả là ông Yanukovych đã bị Quốc hội Ukraina thông qua bỏ phiếu bãi bỏ tư cách tổng thống vào ngày 22 tháng 2 . Chủ tịch Quốc hội Oleksander Turchynov cho biết ông Yanukovych đã "từ bỏ trách nhiệm theo hiến pháp, bởi ông có hành vi đe dọa chức năng của nhà nước, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraina".
Yanukovych trốn sang Mạc Tư Khoa lánh nạn và xin nhập quốc tịch Nga sau đó. Cuộc cách mạnh màu này gươm chỉ mặt Nga, dân chúng biểu lộ tình cảm thân phương Tây và tẩy chay Nga, từ đó răn đe những kẻ nào đang muốn xích gần Nga phải lánh xa ngay đi, không lại cùng chung số mạng với Yanukovych !
Một ẩn số bất ngờ mà Mỹ không tính được, nhưng Putin lại mạnh dạn thực hiện được là: Nga nhân cơ hội hỗn loạn, kích động và lấy lại bán đảo Krym, dưới sự điều khiển ngoạn mục của cục tình báo liên bang Nga, một cuộc trưng cầu dân ý mà phần lớn cư dân trên bán đảo ủng hộ trở thành một phần của Liên bang Nga, từ đây Krym lại trở về với đất mẹ. Điều này khiến lão PP thiết tưởng đến khi giải phóng Sài Gòn, tại sao Việt Nam không chiếm mẹ nó thằng Lào và Campuchia cho xong, để hai thằng nhà quê này sống đến giờ đâm vướng chân vướng tay, lúc ấy đưa ra một lý do, đớp luôn, cơ hội ngàn năm có một, trước sau thì cũng có một cuộc chiến với Tầu, mà khi ấy Tầu cũng chưa mạnh cho lắm, đánh nhau xong, lại vuốt ve, triều cống Tầu là xong, tất nhiên cần có một " Thuyết khách", mà người đó lại chính là lão già đang gõ bàn phím này…kkk
Quay lại ý chính, Mỹ giật mình bởi nước cờ này của Putin, bởi nó hoàn toàn không nằm trong kế hoạch dự phòng của Mỹ, nhưng cũng chẳng sao, đất đai của thằng khác bị mất nhưng đem đến cho Mỹ một lý do để ép liên minh châu Âu và Nhật cùng với Mỹ cấm vận Nga, điều này đem đến tổn thất rất lớn cho Nga và cả châu Âu, Nga thì suy thoái kinh tế, châu Âu thì bất ổn về năng lượng và xã hội, tất nhiên cũng ảnh hưởng trầm trọng về kinh tế.
Nguy cơ Ukraina xẩy ra, khiến quan hệ giữa Âu Mỹ và Nga thêm căng thẳng, nhưng cả thế giới phương Tây cấm vận Nga đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoàn cảnh đầu tư ở châu Âu, dẫn đến nguồn vốn lại từ Châu Âu chạy ra. Theo thống kê, có khoảng hơn ngàn tỉ Đô La dời khỏi Châu Âu, liệu người Mỹ lại được ăn một ván đậm?
No, no, no ( không, không, không ), lần này ngoài sự tính toán của Mỹ, bước đầu tiên là sự diễn biến hài hước của vở tuồng Ukraina rồi đến một sự thất vọng nữa đến với Mỹ, đó là nguồn vốn rút chạy khỏi châu Âu đa phần không về Mỹ mà lại chạy về thị trường Hong Kong. Điều này ngụ ý rằng đa phần các nhà đầu tư vẫn chưa nhìn nhận tốt với sự hồi phục kinh tế của Mỹ mà vẫn có cảm tình với nền kinh tế tuyến dưới nhưng vẫn bảo đảm tỉ số tăng trưởng số 1 thế giới là Trung Quốc.
Đó chỉ là một yếu tố, yếu tố nữa là Trung Quốc năm 2013 đã tuyên bố mở cửa thực hiện chiến lược "Shanghai-Hong Kong Stock Connect" , nghĩa là thị trường chứng khoán của Thượng Hải và Hong Kong nối kết với nhau cùng một bảng, nhà đầu tư có thể ngồi ở Hong Kong mà chơi chứng khoán của thị trường chứng khoán Thượng Hải. Do vậy, giới đầu tư trên thế giới đều hân hoan muốn thu một món hời trong việc này. Trước đây, các nhà đầu tư phương Tây không dám chơi cổ phiếu Trung Quốc, một vấn đề ái ngại là Trung Quốc quản chế ngoại tệ, vào thì dễ mà ra thì khó, anh có thể tự ý đưa tiền vào, nhưng không được tự ý đưa tiền ra, như vậy những nguồn vốn cho chứng khoán không dám đổ vào đầu tư tại Trung Quốc. Sau khi thực hành sân chơi "Shanghai-Hong Kong Stock Connect" , anh có thể ở Hong Kong đầu tư thoải mái cổ phiếu ở Thượng Hải, kiếm được tiền quay đầu đem tiền đi không ai để ý. Chính vậy, hàng ngàn tỉ Đô La vốn đã đến và lưu lại Hong Kong, và cũng chính vậy, sự kiện " Chiếm Trung" ở Hong Kong bùng nổ cũng ác liệt, mục đích là gây rối loạn và kiến tạo một lý do để các nhà đầu tư hiểu nhầm đánh giá xấu về hoàn cảnh đầu tư của Hong Kong, từ đó sợ hãi mà rút vốn tháo chạy khỏi đó, quay trở lại Mỹ.
Tại sao Mỹ lại rất ham muốn và ỷ lại nguồn vốn hồi lưu quốc tế? Nguyên nhân là từ ngày 15 tháng 8 năm 1971, sau khi Mỹ buông bỏ sự ràng buộc giữa vàng với Đô La, kinh tế Mỹ dần dần bỏ rơi các ngành sản xuất hàng tiêu dùng vụn vặt, thoát khỏi kinh tế thực thể. Người Mỹ cho rằng ngành chế tạo nhỏ mọn của kinh tế thực thể, với sự tăng trưởng giá trị thấp có thể gọi là sản nghiệp rác rưởi hoặc sản nghiệp hoàng hôn. Những sản nghiệp này Hoa Kỳ coi thường và dần dà đẩy cho các nước đang phát triển hoặc Trung Quốc tiếp nhận sản xuất. Riêng Mỹ chỉ để lại những sản nghiệp mang tính kỹ thuật cao như IBM, Microsoft..., có khoảng 70% số người lao động chuyển sang làm công việc liên quan đến tài chính và phục vụ.
Lúc này, Hoa Kỳ đã biến thành một quốc gia sản nghiệp rỗng, hoặc còn gọi là sản nghiệp khống, nó đã mất đi nền kinh tế thực thể có thể đem đến cho các nhà đầu tư lợi nhuận phong phú. Với tình trạng như vậy, Mỹ không thể không mở ra một cánh cửa kinh tế hư cấu với ba thị trường ( Nhắc đến ở phần 2). Do vậy, nên cái bể chứa của ba thị trường hư cấu này rất cần có số vốn lưu thông quốc tế rót vào, từ đó tiền sinh tiền, đồng thời dùng số vốn đó bày ra các trò chơi hú hồn thiên hạ để có cơ hội gặt hái, nói một cách khác là có cơ hội cắt lông cừu.
Đó chính là kiểu sinh tồn của nước Mỹ, với phương thức thu hút nguồn vốn hồi lưu, chống đỡ kinh tế, chống chế cuộc sống hàng ngày của dân Mỹ. Với tiên đề ấy, kẻ nào ngăn chặn nguồn vốn hồi lưu vào Mỹ, kẻ đó sẽ là kẻ thù của Mỹ.
Ngày 1 tháng 1 năm 1999, đồng Euro của liên minh Châu Âu chính thức ra đời. 3 tháng sau, cuộc chiến Kosovo bùng nổ. Rất nhiều người cho rằng, cuộc chiến Kosovo là do Mỹ và khối NATO liên kết nhằm tiêu diệt chính quyền của ông Slobodan Milošević, bởi ông này đối xử tàn bạo với các dân tộc không phải người Serbia, giết hàng loạt người Albania, phạm vào tội diệt chủng. Ngoài ra còn một nhận định cho rằng, Mỹ muốn kiềm chế Nga và gạt ảnh hưởng của Nga khỏi Balkan. Có thực sự như vậy không? Người châu Âu ban đầu đều cho rằng là như vậy, nhưng kết thúc cuộc chiến sau 72 ngày, họ nhận ra mình bị mắc lừa, tại sao ?
Khi khởi động đồng Euro, dân châu Âu đầy ắp những niềm tin. Họ định giá cho Euro hoán đổi với đồng Đô La là 1:1.07. Khi chiến tranh Kosovo bùng nổ, người châu Âu sát cánh cùng NATO toàn lực chi viện Hoa Kỳ tấn công Kosovo, trong 72 ngày đêm thả bom oanh tạc và tấn công các mục tiêu quân sự và dân sự của Nam Tư. Kết quả chính quyền Milosevic sụp đổ, Nam Tư hoàn toàn quỳ gối khuất phục.
Nhưng, sau khi cuộc chiến kết thúc, dân châu Âu mới xem lại vấn đề và phát hiện một điều làm họ giật mình, đồng Euro trong 72 ngày qua đã bị chiến tranh đánh cho thê thảm. Khi chiến tranh kết thúc, Euro Mất giá đến 30%, khi ấy 0.82 Đô La đổi được 1 Euro. Bấy giờ dân châu Âu mới ngộ ra, người ta đem bán đứng mình, mà mình còn hộ họ đếm tiền. Qua đó châu Âu mới thức tỉnh, và đó là lẽ tại sao khi Mỹ đánh Iraq thì Pháp và Đức, hai nước chủ đạo của Liên Minh Châu Âu kiên quyết phản đối.
Từ năm 2000 Iraq đã bắt đầu sử dụng đồng Euro trong xuất khẩu dầu lửa, Iraq là một nước có sản lượng dầu lớn thứ hai, vào năm 2002, Iraq lại làm một động tác dại dột khiến Mỹ giận dữ, là quyết định hoán đổi lượng tiền dự trữ quốc gia từ Đô La thành Euro. Chỉ sau vài tháng, quân đội Mỹ tiến quân vào Iraq, bắt đầu cuộc chiến ở đây, kết quả là kẻ khinh thường chú Sam - Tổng thống Iraq Saddam Husein phải bước lên giá treo cổ.
Có người nói các quốc gia phương Tây không đánh lẫn nhau, hơi đúng, kể từ sau thế chiến thứ hai, các quốc gia phương Tây không xẩy ra cuộc chiến đối đầu, nhưng không xẩy ra chiến tranh quân sự không có nghĩa là giữa họ cũng không xẩy ra chiến tranh kinh tế hay chiến tranh tiền tệ. Cuộc chiến Kosovo tức là một cuộc chiến gián tiếp giữa Mỹ và Liên minh châu Âu về tiền tệ, kết quả đồng Euro bị thương thảm hại. Tại sao ? Bởi sự ra đời của Euro đã tranh đi một phần chiếc bánh pho mai của Đô La, trước khi đồng Euro ra đời, đồng tiền lưu thông toàn cầu là Đô La, tỉ lệ kết toán toàn cầu của Đô La chiếm đến 80%, cho đến nay vẫn ở mức trên dưới 60% .
Như trên đã nói sự xuất hiện của đồng Euro cắt đi một phần của cái bánh pho mai mà Mỹ đang một mình xơi. Liên minh châu Âu (EU) là một thực thể kinh tế khổng lồ, ý đồ cốt lõi và sơ khởi thành lập EU là để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ cũng như vào đồng Đô La. GDP của EU đạt khoảng hơn 17,000 tỷ USD, lớn hơn cả thực thể kinh tế khu mậu dịch tự do Bắc Mỹ với GDP khoảng 14,000 tỷ USD. Với tầm cỡ như vậy, tất nhiên họ không cam tâm dùng Đô La để kết toán những thương vụ trong nội bộ EU, do đó, EU quyết định cho ra đồng tiền riêng của mình - Euro. Euro xuất hiện, lập tức cắt đi mất 1/3 lượng tiền kết toán toàn cầu của Mỹ, cho đến bây giờ, trên thế giới đã có 23% kết toán thương mại quốc tế dùng Euro thay cho Đô La. Ban đầu Mỹ hơi chủ quan và không đủ cảnh giác, nên cũng không có những hành động chọc ngoáy trước khi đồng Euro ra đời. Nhưng sau đó mới phát giác ra sự xuất hiện của Euro là một thách thức đến địa vị bá quyền của đồng Đô La, lúc này thì đã quá muộn, vậy nên đành phải chấp nhận bài học này, chỉ còn cách giữ chân nó lại, và hằm hè giữ chân tất cả những đối thủ lại.
Sự nổi dậy của Trung Quốc đương nhiên cũng trở thành một kẻ cạnh tranh của Mỹ. Tranh chấp ở đảo Điếu Ngư và bãi cạn Scarborough là hành động chèn ép đối thủ theo một thử nghiệm mới rất hiệu quả của Mỹ. Hai sự kiện này phát sinh ở vòng biên địa duyên chính trị của Trung Quốc, tuy rằng không lôi kéo được nguồn vốn lớn chảy ra khỏi Trung Quốc, nhưng ít nhiều đã đạt được ý đồ khác của Mỹ, dẫn đến hai sự kiện thai chết trong bụng mà chưa kịp sinh nở.
Từ năm 2012, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã đàm phán để thành lập khu tự do mậu dịch Đông Bắc Á và trong tiến trình đi đến thành công. Một việc nữa cũng rất HOT là cùng thời điểm đó, Trung - Nhật sắp sửa đạt được và ký kết hiệp định trao đổi tiền tệ ( Sử dụng tiền tệ của nhau trong các phi vụ thương mại ) và cùng mua lại trái phiếu quốc gia của nhau. Lần này, Mỹ đã rút được kinh nghiệm từ việc đồng Euro, nên sự kiện tranh chấp ở đảo Điếu Ngư và bãi cạn Scarborough kế nhau xuất hiện, cơn lốc xoáy chính trị này chớp nhoáng thổi bay đi hai vụ việc trên.
Mấy năm sau, tháng 6 năm 2015, Trung - Hàn miễn cưỡng ký được hiệp định mậu dịch song phương, và tất nhiên, kẻ nào không nghe lời đại ca đều bị trừng trị, và dẫn đến vụ con mẹ ký bậy Park Geun-hye, cựu tổng thống Hàn Quốc phải ngồi tù. Còn thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzō thì hú vía mừng thầm:" Mịa, may mà mình kịp dừng lại !". Ở đây cũng tiện thể nhắc cho Cuong Tuse, Tạ Trí và các hào kiệt rằng, đừng có đi chơi bậy bạ lêu lổng, tất cả mọi hành động của các vị đều không qua mắt được cục tình báo Mỹ CIA, cho các cậu hạ bệ lúc nào chỉ là thời gian...kkk
Hiệp định mậu dịch Trung - Hàn cũng không có tầm cỡ lớn và mất đi ý nghĩa sơ khai, nó không thể hoành tráng bằng sự liên kết mậu dịch giữa Trung - Nhật - Hàn, tại sao ? Vì nếu như ba nước ký kết thành công, sẽ bao gồm một khu mậu dịch của tất cả thành viên trong vùng Đông Bắc Á là: Trung, Nhật, Hàn, Hong Kong, Ma Cau, và Đài Loan, với quy mô sẽ trở thành một thực thể kinh tế với GDP lên đến 20,000 tỉ Đô La. Không dừng ở đấy, nó sẽ kéo theo và kết hợp với khu mậu dịch tự do Đông Nam Á, hình thành khu mậu dịch tự do Đông Á với quy mô một khu thực thể kinh tế với 30,000 tỉ Đô La lớn nhất thế giới. Nó sẽ không dừng ở đây, và còn vươn đến phía tây và qui tụ luôn Ấn Độ và Nam Á, sau đó lan toả kết nạp luôn 5 nước Trung Á, lại tiếp tục hướng tây, thu nạp tiếp anh hùng hảo hán Tây Á vùng Trung Đông. Như vậy, cả một khu mậu dịch tự do Á Châu hình thành với quy mô hơn 50,000 tỉ Đô La, sẽ to hơn cả tổng hợp của EU và Bắc Mỹ. Một khu mậu dịch khổng lồ xuất hiện, nhẽ nào nó còn dùng tới Đô La hay Euro để thanh khoản? Tất nhiên chỉ có ngu thì mới vậy, và cũng tất nhiên, đồng Á Tệ sẽ ra đời !
Khi dự tính này bắt đầu, Trung Quốc đã mong muốn dùng sức mạnh của mình thúc đẩy đồng Nhân Dân Tệ được Á Châu hoá, đối trọng lại với đồng Đô La như Bắc Mỹ đã mặc nhận đồng Đô trở thành đồng tiền kết toán trong khu vực. Và bây giờ, trong tham vọng "Vành đai và Con đường" của họ, Trung Quốc tất nhiên mong muốn đạt được mục tiêu đó. Lúc đó, trong thế giới tiền tệ, thiên hạ sẽ chia 3 với Đô La, Euro và Nhân Dân Tệ.
Ý đồ của Trung Quốc chỉ là vải màn che mắt thánh với Mỹ, do đó mới có trọng tâm chiến lược dời về Châu Á, hoặc quay đầu về Châu Á của Mỹ. Ngay sau khi Mỹ tuyên bố xoay trục về Châu Á, lập tức thúc đẩy Nhật Bản giằng co Điếu Ngư cũng như thúc đẩy Phillipines kiện cáo Trung Quốc về bãi cạn Scarborough. Cựu Tổng thống Philippines Benigno Aquino III tự nhiên được trọng dụng sướng quá, cười rơi mẹ nó quai hàm, hăm hở kiện thằng Tầu. Nhưng ngay cả Abe Shinzō và Aquino đều không thể hiểu ẩn ý lớn nằm trong đó, đó chính là trí tuệ Do Thái Mỹ, thâm mưu viễn lự, nhằm ngăn chặn đồng Nhân Dân Tệ trở thành một địch thủ mới của Đô La. Nếu như để khu tự do mậu dịch Châu Á hình thành, sẽ trở nên hiệu ứng Đô mi nô, rồi dẫn đến thiên hạ sẽ chia ba thật !
Hãy thử tưởng tượng, nếu như đồng Đô La chỉ còn trong tay 1/3 hiệu lực tiền tệ, vậy còn có xứng danh ngồi ở vị trí bá chủ thiên hạ không ? Hơn nữa, Mỹ ngày nay chỉ là một quốc gia sản nghiệp khống, mất đi quyền sinh sát tiền tệ, vậy Mỹ còn xứng danh bá chủ thế giới không?
Nói tóm lại, tất cả những tai ương đến với Trung Quốc, đằng sau đều có hình bóng của chú Sam, bởi sự nhìn xa trông rộng của những bộ óc đầy trí tuệ và bản lĩnh. Nếu dùng đòn thâm hiểm triệt hạ kinh tế của Trung Quốc lúc này, sẽ như ném chuột vỡ bình, bởi rất nhiều lợi ích của các nhà tư bản Mỹ bị buộc chặt với Trung Quốc.
Donald Trump lúc đó đang đứng trước một bài toán khó giải, làm thế nào diệt chuột nhưng không vỡ lọ. Trước mắt, Trump đã kêu gọi nguồn vốn đầu tư bên ngoài, chủ yếu là ở Trung Quốc của các tài phiệt Mỹ, mau mau quay trở lại tổ quốc, tổ quốc yêu các bạn, sẽ giảm thuế thậm chí không đánh thuế các bạn, các nhà máy sản xuất cũng phải quay về đi, về đi kẻo Trump chờ, Trump mong ! Thằng nào không về thì đừng có trách, bố mày quật cho thì có mà vỡ mặt !
Sau khi tiền hồi lưu, các nhà máy quay lại Mỹ, Mỹ sẽ trở nên thực tế hơn, vững vàng hơn trong mọi phương diện, không còn là một quốc gia sản nghiệp khống nữa. Bài toán này rất cao tay. Khi ấy, ném chuột sẽ ít bình vỡ hơn, và nên nhớ rằng Trump là cáo, mà cáo bắt chuột rất chi là, rất chi là...thiện nghệ.

Vành đai và Con đường - The Belt and Road Initiative ( 2 )

 Với lợi thế kể ở phần 1, Mỹ có thể tự ý in Đô La, nhưng nếu in ra quá nhiều dùng trong nước sẽ dẫn đến lạm phát, bởi vậy nên phải tuôn ra thị trường quốc tế, để cho thế giới giúp Mỹ tiêu hóa bớt nguy cơ lạm phát, đây là lý do chính mà đồng Đô La ít bị lạm phát. Nói cách khác, Mỹ tống Đô La ra toàn thế giới, sẽ làm loãng đi cơ hội bị lạm phát. Nhưng Đô La tuôn ra ngoài nhiều thì người Mỹ trong tay lại hết tiền, nếu vì thế mà lại in thêm tiền ra tiêu thì đồng Đô La sẽ mất giá, bất lợi cho Mỹ. Vậy nên Cục Dự trữ Liên bang (FED) không như nhiều người tưởng sẽ in ra thật nhiều tiền, ngược lại FED đã học được khống chế nhẫn nhịn, không in ra nhiều tiền để làm phá giá Đô La, từ năm 1913 FED được thành lập cho đến năm 2013 đã 100 năm, nhưng chỉ in ra có 10 vạn tỉ Đô La. Mỹ nắm đầu lợi nhuận bởi thao tác và kiểm soát tiền tệ lưu thông đều do FED đảm nhiệm. FED ấn định tỷ lệ dự trữ bắt buộc (Lưu ký quĩ)- phần trăm số tiền ký gửi tại ngân hàng mà ngân hàng phải giữ lại hoặc gửi tại Fed để sẵn sàng chi trả các nhu cầu rút tiền. Quy định này trực tiếp giới hạn khả năng cho vay của các ngân hàng vì khoản dự trữ này phải luôn được duy trì. Trong trường hợp khoản dự trữ này tụt xuống, ngân hàng phải tiến hành vay lẫn nhau hoặc vay của FED để đảm bảo tỷ lệ dự trữ. Như vậy, quyền sinh quyền sát là do Mỹ. Mỗi khi lợi tức đồng Đô La do FED ấn định tăng hay giảm đều làm rung chuyển thị trường tiền tệ, chứng khoán , kim loại quý, dầu lửa...

Khống chế lạm phát bằng thủ đoạn cho toàn cầu hóa lưu thông Đô La Mỹ, nhưng lại điều tiết khống chế phát hành Đô La, trong túi không còn Đô La thì sao? Mỹ lại không ngừng phát triển trái phiếu quốc gia, thông qua bán trái phiếu cho các quốc gia khác để thu về Đô La. Khi các vốn trái phiếu quay đầu về Mỹ, chủ yếu đổ vào 3 thị trường, Thị trường kỳ hạn (Futures Market), thị trường kho bạc (Treasury market) và thị trường chứng khoán (stock market), cứ vậy Mỹ chơi trò kinh tế kim ngạch để qua ngày, tiền đẻ ra tiền, tuy rằng nợ công tăng nhiều, nhưng trò chơi vẫn tiếp tục, nếu muốn kiếm thêm tiền thì tạo ra chiến tranh, bán vũ khí, bán chất xám, khoa học kỹ thuật...
Sau khi Mỹ đưa thế giới vào thể hệ tài chính của mình thì các nước như thuộc địa của Mỹ, làm thuê cho Mỹ và được cung cấp Đô La, đồng Đô La trở thành công cụ ẩn mình để khuếch trương thuộc địa tài chính. Thông qua Đô La, Mỹ âm thầm khống chế kinh tế các nước. Ngày nay, chúng ta thấy một số nước chủ quyền độc lập, có chủ quyền, có hiến pháp, có chính phủ, nhưng đều không thể xa dời được Đô La, tất cả những hành vi của anh, cuối cùng đều thông qua Đô La để biểu đạt, cuối cùng thì những tài sản thực chất của anh đều thông qua hoán đổi đồng Đô La tuôn chảy vào túi của đại ca ca Hoa Kỳ.
Đây là một điều làm Trung Quốc bức xúc nhất và có ý đồ thay đổi nó, một khi mà liên kết được các quốc gia, và những quốc gia đó lệ thuộc nhiều vào Trung Quốc, thì khi ấy, hàng hóa Trung Quốc và các nước có thể tự do hoán đổi với nhau bằng tiền tệ hai nước, nếu như các nước muốn mua nguyên liệu và hàng hóa Trung Quốc có thể trả bằng Nhân Dân Tệ và dần dần Nhân Dân Tệ sẽ nổi trội lên và có thể thay thế Đô La cục bộ rồi cứ thế tiến lên... 
Quay lại vấn đề chiến lược kinh tế toàn cầu của Mỹ, logic kiếm tiền của Mỹ rất đơn giản, tất cả các quốc gia trên thế giới đều là bầy cừu trong trại cừu của Mỹ, chú Sam luôn cầm một cái kéo để xem lông con cừu nào dài thì cắt, cắt trụi rồi lại tống vào trại nuôi tiếp.
Lần đầu tiên chỉ số Đô La Mỹ đi xuống thấp là vào thập niên 70, khi mà Mỹ đã đổ tương đối nhiều Đô La vào thị trường Nam Mỹ, đem đến cho Châu Mỹ La Tinh nhiều cơ hội đầu tư và làm thị trường này thịnh vượng. Mỹ như mở đập nước liên tục 10 năm để Đô La tuôn chảy vào Nam Mỹ, đến năm 1979 thì bắt đầu đóng đập, đóng đập có nghĩa là giảm bớt sự lưu thông của Đô La vào thị trường Nam Mỹ. Dẫn đến chỉ số Đô La bắt đầu quay đầu đi lên, thị trường Nam Mỹ nhẽ ra đang được số lượng lớn Đô La đổ vào, đang phát triển rầm rộ, bỗng nhiên đầu tư chậm lại, vốn lưu động đóng băng, nguồn vốn bị đứt, kinh tế gặp phải khó khăn trầm trọng.
Các nước Nam Mỹ lúc ấy vắt óc tìm kế tự thoát. Ví dụ như Argentina, lúc ấy GDP của Argentina đã bước vào danh sách của các nước phát triển. Nhưng khi nguy cơ kinh tế mới xuất hiện, Argentina đã dẫn đầu suy thoái. Giải quyết suy thoái có nhiều cách, nhưng không may cho họ lại xuất hiện đảo chính lật đổ chính phủ, một chính phủ quân sự lên nắm chính quyền, tổng thống là Leopoldo Galtieri, tay này không có đầu óc kinh tế, trong óc gã muốn thông qua chiến tranh để vực lại kinh tế, lúc này con mắt của gã phát hiện ra quần đảo Falkland nằm tại Nam Đại Tây Dương cách Argentina 600 km về phía đông , quần đảo này đã bị Anh Quốc thống trị 100 năm nay, nhưng Leopoldo Galtieri quyết định đoạt lại. Nam Mỹ là sân sau của Mỹ, nên Leopoldo Galtieri bắt buộc phải thỉnh cáo Mỹ, lúc đó, tổng thống Mỹ Reagan biết rõ rằng, hành động này của Leopoldo Galtieri sẽ dẫn đến cuộc chiến toàn diện với Anh quốc, nhưng Reagan vẫn cứ tỏ thái độ nhẹ tâng, cho rằng đây là việc giữa các anh với Anh quốc, không liên quan đến Mỹ, chúng tôi đứng trung lập.
Leopoldo Galtieri tưởng rằng Regan mặc nhận và ra quân chiếm lại quần đảo Falkland một cách nhẹ nhàng. Cả nước Argentina vui mừng hoan hỉ. Nhưng thủ tướng Anh bấy giờ là phu nhân Margaret Thatcher tuyên bố không chấp nhận điều này, bà bắt tổng thống Mỹ phải tỏ thái độ đứng về phía mình. Lúc ấy, Reagan bắt buộc phải từ bỏ trung lập, ra tuyên bố khiển trách hành động xâm lược của Argentina và tuyên bố đứng cùng Anh quốc một bên. Sau đó, Anh quốc điều một hạm đội viễn dương tiến thẳng 8000 hải lý, tái chiếm lại quần đảo chỉ trong vòng vài tháng sau khi trở về tay Argentina .
Dựa vào tình hình chiến tranh quần đảo Falkland, các nhà đầu tư đánh giá thị trường Nam Mỹ đã xuất hiện nguy kịch, hoàn cảnh đầu tư rủi ro lớn, nên thi nhau rút vốn khỏi đấy. FED nhắm thấy cơ hội đã đến, bèn tuyên bố tăng lợi tức, đẩy nhanh tiến độ rút đồng Đô La từ Nam Mỹ về, thị trường Nam Mỹ chìm trong cơn hoảng loạn. Toàn bộ vốn rút về từ Nam Mỹ được đổ vào 3 thị trường lớn ở Mỹ (Thị trường kỳ hạn, thị trường kho bạc, và thị trường chứng khoán), FED như kéo lên một lưới đầy ắp những con cá bự, thu lời đầy bồn đầy bát.
Lúc bấy giờ, chỉ số Đô La từ yếu - hơn 60 điểm, một hơi tăng lên hơn 120 điểm, biên độ tăng 100%, người Mỹ trong 3 thị trường lớn thu lời trĩu tay nhưng chưa thôi, thừa thế dùng số tiền thu lời được quay lại Nam Mỹ, ra tay mua lại những tài sản giá trị với giá bèo, đây ví như một lần cắt lông cừu cho thị trường Nam Mỹ sau khi chỉ số Đô La lên mạnh lần thứ nhất.
Các nhà kinh tế học đã theo dõi và rút ra một bài học là " Đồng Đô La đi mềm 10 năm, sau đó lại đi lên mạnh mẽ 6 năm", cứ thế luân chuyển như một quy luật. Sau khi lên đến đỉnh cao ở nguy cơ kinh tế Nam Mỹ, chỉ số đồng Đô La từ năm 1986 lại bắt đầu đi xuống. Trong giai đoạn đó trải qua nguy cơ kinh tế của Nhật Bản, nguy cơ tiền tệ Châu Âu, 10 năm sau - 1997, chỉ số Đô La lại đi lên, sau 6 năm, từ năm 2003, đồng Đô La lại đi xuống.
Khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997 đưa đồng Đô La đi lên đều do thiết kế theo bài bản của FED, khi nhìn rõ tính thanh khoản toàn cầu trở nên cao quá mức bởi chính sách tiền tệ nới lỏng và tự do hóa tài chính ở phương Tây, nguồn vốn đầu tư được chuyển sang thị trường châu Á. Khi châu Á đang thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vốn, và lãi suất ở các nước châu Á cao hơn ở các nước phát triển. Chính vì thế, các dòng vốn quốc tế đã ồ ạt chảy vào các nước châu Á, khiến thị trường châu Á bừng bừng phát triển, nhiều người nhầm tưởng rằng châu Á phồn vinh là do người châu Á cần mẫn lao động, thông minh và trí tuệ tạo dựng nên. Thực tế là do các nhà tư bản phương Tây đổ vốn vào đó, các nước nắm được nhiều Đô La, có được nhiều sự đầu tư mạnh mẽ. Khi các nhà tư bản Mỹ thấy đã đến lúc cắt lông cừu châu Á thì bắt đầu cắt giảm mạnh cung ứng tiền tệ cho thị trường này, khiến các doanh nghiệp và nhà đầu tư bị đứt sợi dây xích cung ứng tiền tệ, dẫn đến châu Á xuất hiện triệu chứng nguy cơ kinh tế và tiền tệ. Nước đã nấu đến 99 độ, chỉ còn thiếu 1 độ mới sôi, đó là thiếu sự xuất hiện của nguy cơ tính khu vực. Cần phải chế tạo ra nguy cơ khu vực, dùng đòn chiến tranh như Argentina thì không có được. Thế là có sự xuất hiện của bàn tay ma thuật kinh tế George Soros, con cá sấu kinh tế này mang theo sức mạnh của "Quantum Fund" và "Hedge Fund" thế mạnh như hổ báo lao vào xé xác một nền kinh tế yếu nhất châu Á - Thái Lan, tập trung tấn công đồng tiền THB của Thái.
Một tuần sau, đồng THB xuất hiện nguy kịch, rồi lập tức sản sinh hiệu ứng lây lan, đi xuống phía nam, sang Malaysia, Singapore, Indonesia, Phillipine, rồi quay hướng lên phía bắc đến Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, rồi truyền sang cả Nga, cơn bão nguy cơ kinh tế vùng Đông Á bùng nổ. Nước đã sôi đến đỉnh điểm, hoàn cảnh đầu tư lại như rất rủi ro. Nắm bắt cơ hội, FED lại thổi lên tiếng tù và tăng lợi tức đồng Đô. Các nhà đầu tư nghe theo tiếng gọi, lại rút vốn đem về lánh nạn tại 3 thị trường lớn ở Mỹ để ăn lợi tức, đồng thời cũng đem lại lợi nhuận khủng cho Hoa Kỳ. Đây chính là lần cắt lông cừu thứ hai của FED.
Khi người Mỹ đã kiếm rất nhiều tiền, họ lặp lại như lần ở Nam Mỹ, cầm những đồng tiền kiếm được trong cơn khủng hoảng kinh tế châu Á, quay về châu Á mua lại tài sản chất lượng với giá sàn. Khi đó, kinh tế châu Á đã kiệt quệ, không còn đủ sức chống đỡ.
Lần khủng hoảng này kẻ may mắn chính là Trung Quốc. Việt Nam cũng không bị ảnh hưởng mấy.