Thứ Ba, 16 tháng 10, 2018

ĐỘN THIÊN CƯƠNG

Đây là 1 phép bấm độn của người xưa, rất hay và tiện lợi, dễ sử dụng nữa, ai cũng có thể tự xem quẻ cho mình ngay khi cần hoặc đặt câu hỏi để người khác xem giúp quẻ này độ chính xác rất cao. 

Quẻ Dịch phải tịnh tâm, mới không luận đoán thiên lệch. Cách này thì khác, có công thức sẵn, cứ tháng ngày giờ mà tính ra, có lời bàn sẵn , tuy không đủ hết các chuyện mình cần hỏi nhưng có nó cũng tiện. 

Cách tính như sau: Xin xem tấm hình bàn tay đó có sẵn các vị trí Tý, Sửu , Dần , Mẹo
Bấm Độn Thiên Cương của Gia Cát Lượng rất chính xác
Bấm độn này rất nhanh và chính xác



Tháng Giêng , tháng 9 : Khởi từ Sửu. 
Tháng 2 , tháng 8 : Khởi từ Tý. 
Tháng 3 , tháng 7 : Khởi từ Hợi. 
Tháng 4 , tháng 6 : Khởi từ Tuất. 
Tháng 5 : Khởi từ Dậu. 
Tháng 10, tháng 12 : Khởi từ Dần. 
Tháng 11 : Khởi từ Mẹo. 

Trên tháng khởi ngày mùng 1 , tính đến ngày ta đang xem thì dừng lại. 
Trên cung ngày ấy khởi giờ Tý , tính đến giờ ta đang xem là giờ gì thì dừng lại. 
Từ cung đó lùi lại 1 cung ( thí dụ Mùi lùi lại Ngọ ; Hợi lùi lại Tuất ; Mẹo lùi lại Dần..) , bấm đó là Thiên Cương. 
Xem đó là cung thuộc Mạnh- Trọng-Quý , so với bảng chú giải việc ta đang xem , xem Thiên Cương gia vào cung Mạnh-Trọng-Quý đó sự việc sẽ là gì , vậy là đã xong. 

Thiên Cương chính là 1 trong 12 vị Đô Thiên Nguyệt Tướng trong phép chọn ngày. 12 vị đó theo thứ tự là : Thiên Cương , Thái Ất , Thắng Quang , Tiểu Cát , Truyền Tông , Tòng Khôi , Hà Khôi , Đăng Minh , Thần Hậu , Đại Cát , Công Tào , Thái Xung. Người ta dùng năm tháng để tìm ra 4 Nguyệt Tướng rơi vào Sơn nào trong PT cần tu sửa , sẽ được đại cát lợi. Có câu thế này : ""Công Tào , Truyền Tông giàu địch quốc . Thắng Quan , Thần Hậu bền trăm năm ". 

Còn MẠNH-TRỌNG-QUÝ là tính y theo M-T-Q của các tháng vậy , tức là : 
_ các cung Dần , Thân ,Tị ,Hợi là MẠNH 
_ các cung Tý , Ngọ , Mẹo , Dậu là TRỌNG 
_ các cung Thìn , Tuất , Sửu , Mùi là QUÝ. 


VÍ DỤ 1 : Xem quẻ Cầu tài , lúc ngày mùng 8 , tháng 5 , giờ Mẹo. 
* Trước tiên ta tra xem tháng 5 ở cung nào ,thấy ở cung Dậu. 
* Từ cung Dậu ta tính là mùng 1 , cung Tuất mùng 2 , cung Hợi mùng 3 , cung Tý mùng 4 , cung Sửu mùng 5 , cung Dần mùng 6 , cung Mẹo mùng 7 , cung Thìn mùng 8. Đây là ngày ta đang xem nên dừng lại. 
* Từ cung Thìn này ta cho nó là giờ Tý , tính tiếp cung Tị giờ Sửu , cung Ngọ giờ Dần , cung Mùi giờ Mẹo. Đây là giờ ta đang xem quẻ nên dừng lại. 
* Từ cung này lùi lại 1 vị là Thiên Cương , vậy cung Mùi lùi ngược lại là Ngọ , Thiên Cương ở Ngọ. 
* Ta thấy Thiên Cương gia Ngọ là gia Trọng , xem ở quẻ cầu tài Thiên Cương gia Trọng cầu tài được không , đó là quẻ ta cần tìm vậy. 


VÍ DỤ 2 : Xem quẻ bệnh nặng nhẹ , tháng 11 , ngày 14 , giờ Tuất. 
* Trước tiên xem bảng trên thấy tháng 11 ở cung Mẹo. 
* Tại cung Mẹo khởi mùng 1 , cung Thìn là mùng 2 , cung Tị là mùng 3 , cung Ngọ là mùng 4.....cung Mẹo là ngày 13 , cung Thìn là ngày 14. 
* Tại cung Thìn ta khởi giờ Tý , cung Tị giờ Sửu , cung Ngọ giờ Dần , cung Mùi giờ Mẹo , cung Thân giờ Thìn...cung Dần giờ Tuất. 
* Tại cung Dần lùi lại 1 cung là cung Sửu , tức Thiên Cương ở cung Sửu ,là gia Quý. 
* Xem bài giải ở quẻ bệnh nặng nhẹ , xem Thiên Cương gia Quý là sao , đó là quẻ ta cần tìm vậy. 

CẦU TÀI : 

Thiên Cương gia Mạnh cầu nan đắc 
Gia Mạnh cầu đắc dã tu trì 
Gia Quý chi thời cầu lập đắc 
Tài hướng Đông lai cánh vô nghi 
==> Mạnh thì khó được , Trọng thì được nhưng chậm , Quý thì có ngay Tài từ hướng Đông đưa đến. 

XUẤT HÀNH CÁT HUNG : 
Thiên Cương gia Mạnh đại cát xương 
Gia Trọng xuất hành vi họa ương 
Gia Quý chi thời đa bình ổn 
Quân lưu y thử định hà phương 
==>Mạnh là rất tốt;Trọng thì không nên,đi ra e có tai họa đến thân ;Quý bình an 

HÀNH NHÂN : 
Thiên Cương gia Mạnh thân bất động 
Gia Trọng chi thời bán lộ lai 
Gia Quý chi thời tức cánh chí 
Quân hành tu ký thử tam thời. 
==>Mạnh thì người chưa đi ; Trọng thì người đã đi được nửa đường ; Quý thì người sắp đến nơi , chừng khoảng 3 canh giờ thì đến. 

GIAO DỊCH : 

Thiên cương gia Mạnh ứng bất toại 
Gia Trọng chi thời ứng thành khả mưu 
Gia Quý chi thời khả toại ý 
Trở trệ ứng vô mạc tu sầu. 
==>Mạnh thì không được ;Trọng thì có thể ứng thành ;Quý thì toại ý , lúc đầu có trắc trở , đình trệ xin chớ lo , mọi việc trước trì trệ sau hanh thông 

QUAN SỰ : 
Nhược vấn quan sự cát dữ hung 
Gia Mạnh vô lý nhi hòa bình 
Gia Trọng tha thâu thử tiếu bĩ 
Quý thượng yêm lưu ngã tất doanh. 
==> Mạnh e không thể an bình ; Trọng thì đắc lợi ; Quý thời thắng kiện , đắc lý 

BỆNH KHINH TRỌNG : 
Thiên Cương gia Mạnh nhân bệnh trọng 
Gia Trọng bệnh khinh bất dụng sầu 
Gia Quý chi thời nan đắc hảo 
Cấp nghi nhương tạ tảo đồ mưu 
==> Mạnh thì bệnh nặng ; Trọng thì bệnh nhẹ , không cần sầu lo ; Quý thì không tốt , phải mau cúng vái cầu xin mới mong qua khỏi. 

MÃI MẠI : 

Kinh doanh lợi ích hữu kiêm vô 
Gia Mạnh nan cầu ý bất như 
Gia Trọng bình bình , Quý mãn ý 
Quân năng y thử định vô nghi. 
==> Mạnh thì không như ý , Trọng thì buôn bán bình thường , Quý thì buôn may bán đắt. 

SANH SẢN NAM NỮ CÁT HUNG : 
Thiên Cương gia Mạnh thị nam tử 
Gia Trọng nữ nhơn định thị nghi 
Gia Quý chi thời sản phụ tử 
Cấp nghi tác Phúc đắc an ninh. 
==> Mạnh thì là sanh trai , Trọng thì sanh nữ , Quý thì người mẹ nguy hiểm , phải mau làm Phúc mới mong cứu được. 

ĐÓA TỊ THỊ PHI : 
Hồi tị chi nhân thị dữ phi 
Mạnh Đông vi cát , Trọng nghi Tây 
An chi Đông Bắc gia chi Quý 
Thử thị thần tiên diệu tích ky 
==> Mạnh thì tránh về hướng Đông , Trọng thì tránh về hướng Tây , Quý thì tránh về Đông Bắc. Đây là phép tìm phương tránh những chuyện thị phi ngày xưa vậy. NCD chỉ biên ra đây , còn ngày nay gặp chuyện chúng ta cần đương đầu tìm cách giải quyết , khác với xưa vậy. 

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

Thang thuốc Thập Toàn Đại Bổ

NHỮNG TOA THUỒC CĂN BẢN ĐÔNG Y (ACADEMIC) CHỮA ĐƯỢC NHIỀU BỆNH MÀ TÂY Y KHÔNG TÌM RA NGUYÊN NHÂN -- THANG THUỐC THẬP TOÀN ĐẠI BỔ

THẬP TOÀN ĐẠI BỔ THANG gồm có 3 nhóm thuốc chính hợp laị :
Nhóm thứ nhất : TỨ VẬT THANGChữa tất cả những bệnh thuộc về máu, bồi bổ cơ sở vật chất
Tứ vật gồm 4 vị : Quy, Địa, Thược , Khung,
Thành phần cân lượng như sau :
Đương quy (tẩm rượu) 2 chỉ (vị ngọt tính ấm, sinh huyết, trục ứ sinh tân, chữa hư tổn)
Thục điạ 2 chỉ (vị ngọt tính ấm, bổ thận, bổ huyết ích tinh tuỷ)
Bạch thược 1,5 chỉ (vị chua, tính hàn, vừa bổ vừa liễm)
Xuyên khung 1 chỉ (tính ấm, thăng lên đầu khai ứ tắc )
Công dụng của Bài Tứ vật thang :Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, kinh không đều, các chứng huyết hư, thiếu máu, chóng mặt, xây xẩm, huyết ứ trệ, người gầy ốm suy nhược mệt mỏi, kém ăn, ăn không biết ngon, áp huyết thấp, đau nhức do thiếu huyết tuần hoàn.

Nhóm thứ hai : TỨ QUÂN TỬ THANG

Chữa tất cả những bệnh thuộc về khí, tăng cường chức năng :
Tứ quân tử 4 vị : Sâm. Linh, Truật, Thảo,
Thành phần cân lượng như sau :
Nhân sâm 2 chỉ ( vị ngọt, đại bổ nguyên khí, vinh vệ khí, sinh tân, chỉ khát)
Phục linh 2 chỉ (vị nhạt, hóa đàm, thông thủy đạo, lợi thấp)
Bạch truật 2 chỉ (vị ngọt ấm, bổ tỳ vị, trục đàm trừ thấp, cầm tiêu chảy)
Chích thảo 1 chỉ (vị ngọt ấm, làm ấm trung tiêu)
Công dụng của Bài Tứ quân tử thang :Kiện tỳ vị, ích khí hòa trung, giúp mạnh chức năng tỳ vị, khí hư không đủ sinh mệt mỏi rả rời, mặt vàng, ăn không tiêu, đại tiện không thông.
Chỉ dùng cho những người thiếu khí, nhưng không thiếu huyết. Nhân sâm đắt, thay bằng Đảng sâm 4 chỉ (vị ngọt, tính ấm, phù dương, trợ khí, tăng tân dịch).

Hai nhóm hợp lại thành : BÁT TRÂN THANG : 

Đương quy (tẩm rượu) 2 chỉ (vị ngọt tính ấm, sinh huyết, trục ứ sinh tân, chữa hư tổn)
Thục điạ 2 chỉ (vị ngọt tính ấm, bổ thận, bổ huyết ích tinh tuỷ)
Bạch thược 1,5 chỉ (vị chua, tính hàn, vừa bổ vừa liễm)
Xuyên khung 1 chỉ (tính ấm, thăng lên đầu khai ứ tắc )
Nhân sâm 2 chỉ (vị ngọt, đại bổ nguyên khí, vinh vệ khí, sinh tân, chỉ khát)
Phục linh 2 chỉ (vị nhạt, hóa đàm, thông thủy đạo, lợi thấp)
Bạch truật 2 chỉ (vị ngọt ấm, bổ tỳ vị, trục đàm trừ thấp, cầm tiêu chảy)
Chích thảo 1 chỉ (vị ngọt ấm, làm ấm trung tiêu)
Công dụng của Bát Trân thang :Bồi bổ và điều chỉnh lại khí và huyết khi cơ thể bị suy nhược hay phụ nữ bị xáo trộn ở tuổi tiền mãn kinh.
Hai nhóm này hợp lại để vừa bồi bổ khí và bổ huyết, phá huyết xấu, sinh khí huyết mới, chữa bệnh tâm-phế hư tổn cả khí và huyết được gọi là 8 vị thuốc qúy.

Nhóm thứ ba : là thuốc điều hòa âm dương gồm có 2 vị :

Hoàng Kỳ (chích) 2 chỉ (tính ấm, trợ dương, cầm mồ hôi, cố biểu, sinh cơ, khí hư thiếu)
Nhục quế 1 chỉ (vị cay nóng, chữa hư hàn, ôn bổ, thông huyết mạch, ôn bổ, dẫn hoả quy nguyên)
Hai vị này được thêm vào BÁT TRÂN THANG để trở thành THẬP TOÀN ĐẠI BỔ THANG : Bổ toàn vẹn âm dương khí huyết.
Đương quy (tẩm rượu) 2 chỉ (vị ngọt tính ấm, sinh huyết, trục ứ sinh tân, chữa hư tổn)
Thục điạ 2 chỉ (vị ngọt tính ấm, bổ thận, bổ huyết ích tinh tuỷ)
Bạch thược 1,5 chỉ (vị chua, tính hàn, vừa bổ vừa liễm)
Xuyên khung 1 chỉ (tính ấm, thăng lên đầu khai ứ tắc )
Nhân sâm 2 chỉ (vị ngọt, đại bổ nguyên khí, vinh vệ khí, sinh tân, chỉ khát)
Phục linh 2 chỉ (vị nhạt, hóa đàm, thông thủy đạo, lợi thấp)
Bạch truật 2 chỉ (vị ngọt ấm, bổ tỳ vị, trục đàm trừ thấp, cầm tiêu chảy)
Chích thảo 1 chỉ (vị ngọt ấm, làm ấm trung tiêu)
Hoàng Kỳ (chích) 2 chỉ (tính ấm, trợ dương, cầm mồ hôi, cố biểu, sinh cơ, khí hư thiếu)
Nhục quế 1 chỉ (vị cay nóng, chữa hư hàn, thông huyết mạch, ôn bồ, dẫn hoả quy nguyên)
Trong thang Thập toàn đại bổ, mỗi thang thêm 2 qủa táo tầu đen, và 3 lát gừng. 

Cách sắc nấu :

Đổ 4 chén nước nấu cạn còn 1 chén, uống ấm. Uống khoảng 20 thang, cơ thể thấy có sự thay đổi, ăn ngon, ngủ được, hết bần thần mệt mỏi đau nhức, nhức đầu chóng mặt, mà tây y không tìm ra nguyên nhân. Người bệnh chỉ uống nước sắc đầu hưởng được 100% chất bổ dưỡng, không được uống nước sắc lần thứ hai, chất bổ chỉ còn 60%, nếu uống cả 2 nước sắc, công hiệu chỉ được 80% sẽ kém hiệu nghiệm, kết qủa châm hơn. Nhưng nước thứ hai có thể cho người khác trong gia đình uống cũng làm tăng sức khỏe được 60%. Toa thuốc này tuy tầm thường, chỉ bồi bổ và lưu thông khí và huyết giúp phòng chống bệnh tật, tăng cường hệ miễn nhiễm, ăn ngủ ngon, tăng tính hấp thụ và chuyển hóa, chữa những bệnh không tên, không tìm ra nguyên nhân, có giá trị hơn nhiều so với loại thuốc bổ Multivitamine chứa 24 chất của tây dược.

Ghi chú :Cấm không được dùng khi bị cảm sẽ làm cho bệnh cảm nặng hơn.


Gia giảm :

Toa thuốc này tốt cho người có tính hàn, ăn không biết ngon, mất ngủ, cơ thể suy nhược, uống khoảng 20 thang thuốc mới chuyển hóa cảm nhận thấy rõ, biết đói bụng đòi ăn mà không cần kén chọn thức ăn. Nhưng nếu người có tính nhiệt, khi uống cảm thấy nóng, táo bón, môi miệng khô, áp huyết hơi tăng cao thì thay Thục địa bằng Sinh địa (tính hàn, tiêu thấp nhiệt, tiêu huyết ứ), và chỉ lấy 1 lát gừng để làm Sứ dẫn vào Tỳ Vị, kích thích chức năng hoạt động ở trung tiêu tạo huyết sinh khí bồi bổ cơ thể.
Nước thuốc sau khi sắc xong, có vị ngọt, nhiều người sợ có bệnh tiểu đường không uống được, nhưng uống sau 1 tuần theo dõi độ đường, không ảnh hưởng, không tăng lượng đường.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
PHÂN TÍCH NHỮNG VỊ THUỐC THEO ĐÔNG TÂY Y :
Đương quy :

Phân tích theo tây y :Tên khoa học Angelica spp. chứa tinh dầu có các hợp chất terpen, phenolic, các chất dẫn phtalid, coumarin, acid hữu cơ vanilic, palmitic, linoleic, nicotimic, sucinic, polysaccharide, các acid amine, vit.B1,B12, E, các nguyên tố Mg, Ca, Al, Cr, Cu, Zn, As, Pb, Cd, Hg, P, Fe, Si, Ni, V, brefedin..Đương quy được phân thành 4 loại : Quy đầu gồm phần đầu của rễ chính, đầu tù và tròn còn mang vết tích của lá. Quy thân là rễ đã loại bỏ phần đầu và đuôi. Quy vĩ là phần rễ phụ hay nhánh. Toàn đương quy gồm cả rễ cái và rễ phụ.
Đương quy có tác dụng ức chế sự co thắt cơ trơn ruột, chống thiếu máu ác tính, ức chế trực khuẩn dịch hạch, thương hàn, phế cầu khuẩn, ức chế sự ngưng tập tiểu cầu, có khả năng bảo vệ hệ thống miễn dịch làm tăng lượng tế bào lympho T và phục hồi tái tạo hồng cầu, tăng sức đề kháng, ức chế sự giảm tỷ lệ huyết sắc tố, có khả năng điều trị huyết khối não viêm tắc, tăng cường tuần hoàn não bị ứ máu, chống loạn nhịp tim, tăng hoạt tính thực bào. Rễ đương quy có 2 thành phần: một thành phần không có tinh dầu kích thích tử cung làm tăng lượng AND, tăng lượng tiêu thụ oxy của gan, và tăng năng lượng sử dụng glucose của tử cung, một thành phần có tinh dầu khác ức chế tử cung.

Phân tích theo đông y :Đương quy có vị ngọt hơi đắng, hơi cay, có mùi thơm, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều thông kinh, dưỡng gân, tiêu sưng, nhuận trường, dùng để chữa bệnh phụ nữ, dùng làm thuốc bổ chữa bệnh thiếu máu xanh xao, đau đầu, cơ thể gầy yếu, suy tim, mệt mỏi, đau lưng, ngực, bụng, viêm khớp, chân tay đau nhức lạnh, tê bại liệt, táo bón, mụn lở ngứa, ứ huyết, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, sa tử cung, chảy máu, làm thuốc giảm đau chống co giật trong bệnh ung thư.

Sinh địa, thục địa :

Phân tích theo tây y :Thục địa là sinh địa đã sao chế chín, tên gốc là địa hoàng, tên khoa học Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch..Địa hoàng có hoạt tính chặn miễn dịch, hạ đường máu nhờ tác dụng của chất iridoid glycoside A,B,C,D, một mặt kích thích tiết insulin, một mặt giảm glycogen trong gan. Trong Địa hoàng có 3 phenethyl alcohol glycoside có hoạt tính ức chế men aldose reductase để ức chế sự hình thành đục thủy tinh thể gây ra bởi biến chứng của bệnh tiểu đường.

Phân tích theo đông y :Sinh địa có vị ngọt, đắng, tính mát, vào 4 kinh gan, tim, thận, tiểu trường để bổ âm, thanh nhiệt, sinh huyết dịch, mát máu, cầm máu, chữa chứng bệnh âm hư hỏa vượng, triều nhiệt, khô khát nóng uống nước nhiều, tiểu đường, thiếu máu, xuất huyết nội ngoại, cơ thể suy nhược .
Sinh địa chế chín gọi là Thục điạ có vị ngọt, mùi thơm, tính ấm vào 3 kinh tâm, can, thận, chữa âm hư ở gan thận làm đau nhức lưng gối, chóng mặt ù tai, huyết suy, chứng nóng âm ỉ, cơ thể yếu mệt, ho suyễn, tiêu khát tiểu đường, bổ huyết, bổ thận, sinh tinh, làm sáng mắt đen râu tóc, cơ thể tráng kiện

Bạch thược :

Phân tích theo tây y :Tên khoa học Paeonia lactiflora Pall., tên khác là Mẫu đơn trắng, chứa hoạt chất paeoniflorin, oxypaeoniflorin, albiflorin, benzoyol paeoniflorin, hợp chất triterpen, flavonoid, có tác dụng kháng khuẩn, kích thích co bóp, kháng cholin, giảm đau, điều kinh.

Phân tích theo đông y :
Bạch thược có vị đắng chua, hơi chát vào 3 kinh can tỳ phế, chữa đau bụng, tả lỵ do ruột co bóp, lưng ngực đau, chân tay nhức mỏi, nhức đầu, hoa mắt, viêm mạch huyết khối, tắc mạch máu não, kinh nguyệt không đều, bế kinh, xích bạch đới, tiểu khó.

Xuyên khung :

Phân tích theo tây y :Tên khoa học Conioselinum univitalum Turcz., tên khác là Khung cùng, có chứa các chất phthalid tăng hoạt tính ức chế, chống loạn nhịp tim và gây giãn động mạch vành., chất Ligustrazin ức chế sự kết hợp tiểu cầu, có khả năng dịch chuyển Ca 2+ khỏi màng tiểu cầu, chống đông máu cục ở động mạch, tăng lưu lượng máu ở động mạch vành, và giảm lực co cơ tim, giảm áp huyết động mạch vành, tăng áp suất tâm thất trái và sự tiêu thụ oxy ở tim, chất Tetramethylpyrazin có tác dụng tốt trong điều trị bệnh tắc mạch máu não, nghẽn máu não, tăng sự phục hồi hình dạng hồng cầu nhanh hơn. Rễ xuyên khung có tác dụng chống đông máu, ức chế các giai đoạn đông máu nội sinh, ngoại sinh và tạo fibrin, giảm áp huyết, giảm áp huyết động mạch phổi, giảm cholesterol, tăng chức năng tâm thất trái, tăng chất lượng huyết lưu trong bệnh nghẽn tim phổi mạn tính, ức chế co thắt cơ trơn ruột, lợi tiểu, kháng khuẩn phế cầu, liên cầu tan máu, tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh.

Phân tích theo đông y : 
Xuyên khung có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Vào 3 kinh Can, Đởm, Tâm bào. Có tác dụng hành khí, điều kinh, hoạt huyết, trừ phong, giảm đau. Chữa nhức đầu, hoa mắt, cảm mạo, phong thấp nhức mỏi, ngực bụng đầy trướng, ung nhọt, rong kinh kéo dài sau khi sinh, rốI loạn kinh nguyệt, vô kinh, đau nhói ngực, sườn, viêm đau do thương tổn, chấn thương, đau thấp khớp.
Chống chỉ định :
Người âm hư hỏa vượng không nên dùng.

Nhân sâm :

Phân tích theo tây y :Tên khoa học Panax ginseng C.A. Mey., tên khác là Sâm Cao ly, chứa các saponin triterpen như ginsenosid Rc, Rg1 và Ro giúp hưng phấn của vỏ đại não, tăng cường ức chế, cải thiện hệ thần kinh,tăng cường thể lực, trí lực, có tác dụng ức chế phản xạ có điều kiện của morphin và ethanol, nhân sâm dùng dài ngày phòng ngừa được phản ứng gây sốt do tiêm vaccin gây ra, dịch chiết nhân sâm làm tăng cao hàm lượng adrenocorticotropic hormone (ACTH) và corticosteron. Các ginsenoid có tác dụng trên hệ nội tiết, ức chế rõ rệt những thay đổi về trọng lượng của tuyến thượng thận, tuyến ức, lách, và tuyến giáp trạng trong qúa trình phản ứng kích thích, kích thích tuyến yên phân tiết hormone sinh tinh, kháng lợi niệu, chuyển hóa đường khi thử nghiệm tiêm adrenalin hay dung dịch glucose vào thỏ rồi tiêm dịch nhân sâm thấy đường huyết hạ, nhưng không thể thay thế dược insulin giải quyết được rối loạn chuyển hóa đường và không ngăn ngừa được bệnh tái sinh, làm giảm rối loạn nhịp tim, có tác dụng giãn mach làm hạ áp huyết và ức chế sự thu nạp Ca+ trong màng cơ tim, có tác dụng thúc đẩy qúa trình tồng hợp acid nucleic, protein trong tế bào gan, tinh hoàn, tủy xương, và tổng hợp albumin huyết thanh.

Phân tích theo đông y : 

Nhân sâm có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào các kinh tỳ, phế, tâm, có tác dụng bổ nguyên khí, phục mạch cố thoát, sinh tân, an thần kinh, bổ tỳ ích phế, bổ ngũ tạng, trừ tà khí, minh mục, khai tâm ích trí, chữa bệnh tim mạch, tiểu đường, đoản khí, tâm hồi hộp, hư lao.

Đảng sâm :
Phân tích theo tây y :Tên khoa học Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. Rễ có đường, chất béo, không có saponin, người ta chiết xuất được triterpenglucoside và đặc biệt là các polysaccharide có tác dụng lên hệ miễn dịch, chống viêm, tăng chức năng tủy xương sinh sản tế bào có hoạt tính miễn dịch và dưỡng bào, tăng hồng cầu, giảm bạch cầu, hạ áp huyết ngoại vi và ức chế tác dụng gây tăng áp huyết của adrenalin.

Phân tích theo đông y :

Rễ đảng sâm có vị ngọt, tính bình, có tác dụng chữa tỳ vị suy nhược, phế khí kém, biếng ăn, đại tiện lỏng, thiếu máu, vàng da, tăng bạch cầu, viêm thận, nước tiểu có albumin, chân phù đau.

Phục linh :

Phân tích theo tây y :Tên khoa học Poria cocos Wolf, có chứa hoạt chất Polysaccharide, Pachymaran có tính chất kháng ung thư mạnh, các acid pinicolic, poriatin, adenine, ergosterol, cholin, lecithin, cephalin, histamine, histidin, sucrose, fructose, protease, dầu béo, muối vô cơ, tác dụng lợi tiểu, chống nôn, kháng khuẩn, kháng estrogen, chữa phù thủy thủng, tiêu chảy kéo dài, chữa ung thư bảo vệ tủy xương, cải thiện chức năng gan thận, tăng sức tăng cân, tăng thị lực, tăng cường miễn dịch, tác dụng an thần, chống loét bao tử, hạ đường huyết và bảo vệ gan.

Phân tích theo đông y :
Phục linh vị ngọt nhạt, tính bình, vào các kinh tâm, phế, thận, tỳ, vị, có tác dụng lợi thủy, thẩm thấp, kiện tỳ, định tâm an thần. Chữa suy nhược, chóng mặt di mộng tinh, lợi tiểu chữa phù thủy thủng, bụng trướng, tiêu chảy, tỳ hư kém ăn, mất ngủ.

Bạch truật :
Phân tích theo tây y :Tên khoa học là Atractylodes macrocephala Koidz., bộ phận dùng là rễ củ, vỏ mầu nâu, ruột trắng ngà ức chế vi khuẩn gây ra bệnh ngoài da, nước sắc của bạch truật có chất glucoside kali atractylat làm hạ đường huyết trong gan xuống thấp có thể tới mức gây co giật, nhưng lượng glycogen trong tim hơi tăng, ức chế sự đông máu, tăng chức năng hoạt động của gan, chống loét các cơ quan thuộc đường tiêu hóa, chống viêm khớp.

Phân tích theo đông y :
Bạch truật có mùi thơm nhẹ, vị ngọt đắng, tính ấm, kiện tỳ, táo thấp, hòa trung, lợi tiểu, giảm phù nhẹ, an thai, chống loét dạ dày, tăng cường chức năng giải độc của gan và chống viêm, nếu bạch truật sao chế với giấm sẽ làm tăng tiết mật. Đông y xem nó như là một loại thuốc bổ chữa các bệnh hư chứng như đau bao tử, giảm đau bụng đầy trướng có cảm giác nóng rát vùng thượng vị làm nôn mửa, giúp ăn được, chữa bệnh chậm tiêu, thấp nhiệt, tiêu chảy phân sống, viêm ruột mãn tính, chữa sốt ra mồ hôi.
Ngày dùng 1,5-3,0 chỉ ( 6g-12g )sắc nước uống.
Chống chỉ định : 
Người có bệnh đau bụng do âm hư nhiệt trướng, táo bón, háo khát không dùng được.

Chích thảo, Cam thảo :
Phân tích theo tây y :Có hai loại mang tên khoa học Glycyrrhiza uralensis Fisch. và G. glabra L. Chứa 4-6% chất vô cơ carbohydrat ( glucose và saccharose ), 3-5% manitol, tinh bột 25-30%, lipid 0,5-1%, asparagin 2-4%, nhựa 5%, có độ ngọt gấp 60 lần saccharose, nếu phối hợp với mía độ ngọt có thể tăng gấp 100 lần. Glycyrhizin gồm có 2 phân tử acid glucuronic và 1 phân tử acid glycyrhetic cấu tạo gần giống như cortisone có nhiều đồng phân chữa được bệnh Addison, có tác dụng chuyển hóa các chất điện giải, giữ natri và clorid trong cơ thể làm tăng áp huyết, giúp sự bài tiết kali. Ở trong cây, glycyrhizin tồn tại ở dạng muối Ca và Mg. Cam thảo có tác dụng gây trấn tĩnh, ức chế thần kinh trung ương, giảm thể nhiệt, giảm hô hấp, giảm ho, giải co thắt cơ trơn, chữa loét đường tiêu hóa bao tử và ruột, bảo vệ gan khi bị viêm gan, tăng tiết mật, chống dị ứng, giải độc mạnh đối với độc tố của bạch cầu, của cá, của nọc rắn, của strychnine, của uốn ván, của cocain và chlorat hydrate. Cam thảo dùng chung với cortisone làm giảm tác dụng của cortisone.

Phân tích theo đông y :

Rễ cam thảo bắc vị ngọt, tính bình, để sống có tác dụng giải độc, tả hỏa, chích cam thảo loại tẩm mật sao vàng có tác dụng ôn trung, nhuận phế, điều hòa các vị thuốc. Riêng cam thảo chữa cảm ho, mất tiếng, viêm họng, mụn nhọt, đau bao tử, ỉa chảy, ngộ độc. Chích cam thảo bổ tỳ vị hư nhược, ỉa lỏng, thân thể mệt mỏi, kém ăn.

Hoàng kỳ :
Phân tích theo tây y :Tên khoa học Astragalus membranaceus (Fisch.)Bunge. Chứa chất polysaccharide giúp tăng hoạt tính interleukin-2 làm tăng thực bào của hệ lưới nội môi và tế bào đa nhân thuộc hệ thống miễn dịch, sinh thêm tế bào và duy trì tuổi thọ tế bào, là loại thuốc hồi dương, giúp tim co bóp bình thường trong trường hợp suy tim, vừa làm giãn mạch tim và mạch thận khiến áp huyết hạ và giúp máu qua thận nhiều hơn vừa bảo vệ mạch không vỡ do chiếu tia X-quang, tăng sự thẩm thấu của huyết tương qua thành mạch. Chất Saponin astramembrannin làm tăng sinh tổng hợp ADN trong gan và trong qúa trình tái sinh gan khi gan bị cắt, ngăn ngừa sự giảm glycogen, có tính kháng khuẩn, trực khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu vàng, phế cầu.

Phân tích theo đông y :

Hoàng kỳ có vị ngọt, tính ôn vào 2 kinh phế tỳ, bổ khí, thăng dương, liễm hãm, lợi tiểu, giải độc, chữa thận hư, viêm thận tiểu cầu mãn tính, đái tháo đường, đái đục, phong thấp, đau xương.

Nhục quế :
Phân tích theo tây y :Tên khoa học Cinnamomum cassia Blume. Vỏ thân cành gọi là quế chi, vỏ thân gọi là quế nhục có chứa tinh dầu aldehyde cinnamic, tannin, chất nhựa, chất đường, calci oxalate, chất nhầy, chất vô cơ, coumarin. Có tác dụng diệt khuẩn lao, tiêu chảy, siêu vi khuẩn, trực khuẩn coli, trực khuẩn mủ xanh, nấm, Quế chi làm giãn mạch ngoại biên giúp giảm áp huyết, làm tăng lực co cơ mạch tim, chống huyết khối, chống viêm, ức chế sự phát triển của tế bào bạch cầu, chống đái tháo đường.

Phân tích theo đông y :

Quế vị ngọt cay, mùi thơm, tính rất nóng, tác dụng bổ tăng hỏa, hồi dương, ấm thận tỳ, thông huyết mạch, trừ hàn tích. Dùng để cấp cứu chân tay hàn lạnh, mạch chậm nhỏ, hôn mê, đau bụng trúng thực, phong tê bại, tiêu hóa kém, tả lỵ, phù thủy thủng do bí tiểu tiện, kinh bế, rắn cắn, ung thư.

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2018

MẸO VẶT....GIẢI KHÁT

Dân gian thường lẫn lộn giữa 2 khái niệm liên quan khá mật thiết đến đời sống hàng ngày và sức khoẻ, đó là khái niệm Giải Khát và Giải Nhiệt.
Giải Khát là đáp ứng đủ cho nhu cầu thiếu nước của cơ thể. Nó mang tính chất cần thiết, cấp tốc, thường xuyên và bắt buộc cho một cơ thể bình thường, kể cả khi không có bệnh tật
Còn Giải Nhiệt, thì mang tính chuyên môn hơn về sức khỏe. Đặc biệt trong Đông Y thì Giải Nhiệt là một thủ pháp Y Thuật cực kỳ quan trọng và được ứng dụng rất thường xuyên.
Giải Nhiệt nhiều lúc không cần thiết đến vấn đề Giải Khát, nhưng nếu như giải khát mà không biết cách giải nhiệt thì càng uống càng khát thêm...và không giải quyết được triết để vấn đề thiếu nước của cơ thể.
Có một cách “giải khát và giải nhiệt” cực kỳ phản tác dụng mà dân gian thường nhầm lẫn và tự lừa dối cơ thể của chính mình. Đặc biệt là dân Đông Nam Á mà Việt Nam là một điển hình rõ nét nhất. Đó là sử dụng NƯỚC ĐÁ và KEM để giải nhiệt khi mùa hè nóng nực và khắc nghiệt.
Chính cách “giải nhiệt/giải khát” phản tác dụng này cuối cùng trở thành một thói quen vô cùng tai hại cho sức khoẻ. Và gần như mạc định để trở thành một nét “địa văn hóa” khá kỳ cục trong nếp sống của cộng đồng cư dân Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Và trong cái thói quen của nét Địa Văn Hóa kỳ cục này, thì có 3 loại được sử dụng một cách thường xuyên như một nhu cầu tất yếu của đời sống, nhất là đời sống đô thị. Và 3 loại được sử dụng thường xuyên này cũng chính là 3 loại “giải khát/ giải nhiệt” tào lao nhất, nguy hại nhất đối với vấn đề Sức Khoẻ. Đó chính là CÀ PHÊ ĐÁ, TRÀ ĐÁ và BIA HƠI uống với NƯỚC ĐÁ.
( Có câu chuyện có thật mà chính tôi là người trong cuộc. Một bệnh nam ở Sài Gòn có lần gặp tôi xin tư vấn về cách chữa trị bệnh suy thận. Anh ta bảo, anh ta có cuộc sống rất lành mạnh, không bia rượu, không thuốc lá, ăn uống cũng chọn lựa rất kỹ càng, và có đời sống tình dục rất chừng mực, tại sao lại bị yếu thận và đang có nguy cơ suy thận và bị táo bón thường xuyên.
Tôi hỏi, vậy thì có phải thức uống giải khát hàng ngày của anh là cà phê đá và trà đ́á không. Anh ta bảo, đúng, và uống khá nhiều 2 loại này mỗi ngày và đó cũng là thức uống chính của anh ta. Tôi khuyến cáo anh ta. Bây giờ, hãy ngưng uống ngay cà phê đá và trà đá. Anh có thể uống cà phê nóng, trà xanh nóng, và có thể uống bia, uống rượu, nhưng không được uống với đá, anh vẫn được hút thuốc và ăn uống vô tư, nhưng hạn chế tối đa thức ăn, thức uống ướp lạnh. Anh cứ thực hiện cho đúng liệu trình này trong vòng 3 tháng. Nếu tình trạng bệnh lý không có gì thay đổi hãy đến tìm tôi.
Sau 6 tháng gặp lại. Anh ta chắp tay gọi tôi là “thần y”. Vì bệnh lý mà đã làm cho anh ta lo lắng đã được hóa giải hoàn toàn. Anh ta hỏi vì sao chỉ ngưng uống cà phê đá và trà đá lại giải quyết được vụ suy thận và táo bón. Vì anh ta là một nhà Sinh Vật Học trong lĩnh vực công nghệ Gene. Nên tôi không giải thích gì. Vì có giải thích thì với cách tư duy của khoa học thực nghiệm, anh ta cũng chả hiểu gì, và có hiểu cũng không tin. Vì vậy tôi chỉ cười cười và nói đùa: “Nói tóm lại là không chỉ có lĩnh vực thận và đường ruột, mà đối với vấn đề sức khoẻ, thì nếu có quyền, tôi sẽ đề nghị đem tất tần tật những nhà sản xuất cà phê, những chủ nhà máy sản xuất nước đá, và chủ các tiệm kem... ra tòa án Quốc Tế và đề nghị “treo cổ” hết vì tội ác hủy diệt cuộc sống của loài Người” ...hehehehehhe....)
Tuy đó là câu nói đùa, nhưng nó cũng hàm chứa đúng thông điệp tai hại của những những thứ đó đối với đời sống của Nhân Loại.
Không phải vô cớ mà đối với việc khám bệnh theo Tứ Chẩn của Đông Y, và việc thăm khám của Tây Y đối với những bệnh Nan Y và bệnh thời đại như Tiểu Đường, Áp Suất Máu, Khủng Hoảng Tinh Thần....việc đầu tiên của người Bác Sĩ là thăm hỏi cuộc sống của người bệnh có thường xuyên tiếp xúc với các nguyên nhân gây nên triệu chứng của các bệnh lý trên hay không. Câu hỏi thường theo thứ tự mức độ phơi nhiễm bệnh từ thấp lên cao như sau:
– Có thường xuyên uống và nghiện bia, rượu, và các chất có cồn hay không?
– Có hút thuốc lá hay không?
– Có uống cà phê không?
– Có thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh không?
– Có nghiện ma túy không?
Mức độ nguy hại của Cà Phê đối với sức khoẻ nói chung và bệnh về tim mạch và tiêu hóa nói riêng nó chỉ đứng sau thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh, nhưng lại đứng trên mức độ nguy hại của bia rượu và thuốc lá.. Đó là nói về cà phê. (Tôi sẽ có một bài viết riêng về tác hại của cà phê với sức khỏe và đời sống Nhân Sinh, với đầy đủ các luận chứng khoa học và thống kê thực nghiệm Y Học. Để minh chứng cho “luận thuyết” những doanh nghiệp sản xuất và cung cấp cà phê là tội đồ sức khỏe của cộng đồng xã hội.) Trong khuôn khổ bài viết về mẹo vặt về giải khát này, tôi chỉ điểm sơ qua về Nước Đá.
Chưa cần bàn đến các chất kích thích, các độc tố có̃ hại trong cà phê, trà và bia hơi. Chỉ cần bàn đến Mùi Vị của nó, và tương tác của nó khi bị ướp lạnh lên hai hệ thống nội tạng là Hệ Tiêu Hóa và Hệ Bài Tiết.
Cả 3 thứ, Cà Phê, Trà, Bia Hơi có một đặc điểm đặc thù nổi trội nhất là đều có vị đắng. Vị đắng ứng với Ngũ Hành là hành Hỏa, kích hoạt và đi vào Tim và Tiểu Trường/ Tam Tiêu- Tâm bào.
Liên quan đến vấn để Giải Khát, tức là liên quan đến vấn đề Nước ở trong cơ thể. Các cơ quan nội tạng có liên quan trực tiếp nhiều nhất đến sự vận hành của Nước và Thuỷ Khí ở trong cơ thể bao gồm. Thận- Bàng Quang (Bộng đái). Phế- Đại Trường (Phổi/ Ruột Già) và Da.
Đầu tiên là vị Đắng của 3 thứ nói trên thuộc về và tương tác lên hành Hỏa trong cơ thể. Thận- Bàng Quang thuộc hành về Thuỷ. Phế- Đại Trường thuộc hành Kim. Theo luật tương sinh và tương khắc của Ngũ Hành, thì hành Thuỷ khắc hành Hỏa. Hành Hỏa lại khắc Hành Kim.
Như vậy chiếu theo Ngũ Hành, thì vị Đắng là khắc tinh của cả hành Thuỷ và hành Kim. Tức là tương ứng với Thận- Bàng Quang và Phế- Đại Trường.
Mặt khác, Thận thuộc về Âm, nhưng lại ưa Ấm và cực kỵ với Hàn/ Lạnh. Phế ưa Mát nhưng lại vô cùng sợ Phong/ Gió.
3 cái thứ đã có mùi vị khắc tinh với các cơ quan nội tạng liên quan đến Bài Tiết/ Nước lại bị ướp thêm đồ cực lạnh/nước đá. Vậy là lại chồng thêm thứ đại kỵ với Thận- Bàng Quang và Phế- Đại Trường. Chiếu theo nguyên tắc này, thì rõ ràng uống Cà Phê Đá, uống Trà Đá, và Bia Hơi Ướp Đá hoàn toàn không phải là cách Giải Khát đúng nghĩa. Nó chỉ tức thời đánh lừa cảm giác, tạo nên thói quen. Và thói quen này vô hình chung đã làm tổn thương Thận- Bàng Quang và Phế- Đại Trường. Sự tổn thương bị kéo dài liên tục theo thói quen nghiện ngập thì Thận và Ruột Già, Da, Phổi có cấu tạo bằng gang thép cũng phải hỏng chứ đừng nói chi chỉ là cơ bắp, da thịt...bình thường.
Các bạn thử suy ngẫm lại xem, không dưng mà người xưa, và những người dân xứ nắng lửa, gió lào miền Trung họ chỉ giải khát buổi trưa nắng nóng đổ lửa bằng những đọi nước chè xanh vừa thổi phì phò vừa nhấp từng ngụm. Bạn nghĩ họ điên chắc.....
Nói tóm lại nếu đã cần giải khát/ giải nhiệt thì không nên uống Cà Phê Đá, Trà Đá và Bia Hơi Đá.
Nếu các bạn là những nhà Khoa Học, thực nghiệm, những con người của thời hiện đại. Nên cho rằng những lý giải của Đông Y là tầm phào, thì các bạn hãy bằng lý luận của Cơ Thể Học Hiện Đại, các bạn cũng có thể nhận biết ra sự giải khát giả tạo của của các loại thức uống có đá trên
Cơ chế giải khát khi trời nóng hoặc bị nóng sốt là bổ sung nước và lượng muối đã bị bài tiết qua đường Thận, Ruột Già, Phổi và tiết mồ hôi qua da. Sự làm lạnh cóng đột ngột phía trong. Làm cho nhu động ruột bị co lại. Và các cơ chế hoạt động của các loại niêm mạc ruột, niêm mạc phế nang và thận nang bị đình trệ, co kết lại. Không nó cơ chế nung nóng để nước bay hơi thoát đi, thì cơ chế làm mát của cơ thể không thể phát huy được.
Mặt khác, vị đắng và cái lạnh cóng đột ngột làm tổn hại và ngưng trệ sự hoạt động của các men tiêu hóa, giải phóng năng lượng trong vùng niêm mạc ruột. Hiện tượng này sẽ tạo nên sự ứ trệ và bế tắc và uất nhiệt ở đường ruột và dạ dày. Các bạn nên biết các men tiêu hóa và vi khuẩn có lợi trong đường ruột hoạt dộng ở nhiệt độ ít nhất là ngang với cơ chế thân nhiệt và có khi cần cao hơn thân nhiệt một vài độ C.
̣Vì cần có liệu pháp hoạt nhiệt để giải phóng năng lượng, giúp cho sự bay hơi và bài tiết nước để làm mát cơ thể. Cho nên người dân xứ càng nóng, theo nhu cầu tự nhiên họ ăn càng cay và càng thích ăn thức ăn nóng là vậy.
Vì vậy thức uống giải khát tốt nhất vẫn là các thứ cay, nóng, ngọt, chua và giàu muối. Chứ không phải là các thức uống có vị đắng và lạnh.
Tuy nhiên vì thói quen, vì sự nghiện ngập và vì cả cảm giác mát lạnh khi bị lừa thứ “giả hàn”, “giả ôn”. Cuộc sống của người Đông Nam Á vào mùa hè không thể thiếu nước đá và kem.
Mà trong các thứ đồ ăn, thức uống thì cái thứ, nguội lạnh là Nước Đá và Kem là hai cái thứ bẩn nhất, tàng ẩn nhiều nguy hiểm nhất. Nếu bạn đã từng tham quan một nhà máy hay một xưởng làm nước đá thẻ, thì bạn sẽ biết ngay cái mức độ mất vệ sinh của nó như thế nào.
Nhưng đã lỡ là cơ dân của cái môi trường Địa Văn Hóa nó như thế rồi. Nếu mình đi ngược lại truyền thống “Văn Hóa” Cà phê đá, Trà đá, Bia hơi đá là mình trở thành “thằng mất dạy”, “kẻ mất đạo đức” ngay...he..he..he.....
Vẫn có cách để không bị cái hại của Nước Đá/Kem hình hại, mà vẫn không bị làm thằng mất dạy đấy. Có cách để có thể tận hưởng cái cảm giác bị lừa mát lạnh, mà lại không bị ảnh hưởng mấy cho sức khoẻ. Đó là cú Mẹo Vặt mà tôi muốn chia sẽ với các bạn dưới đây.
1- Thay vì dùng nước đá viên, nước đá bào...đổ vào ly sinh tố, ly nước giải khác, vừa bẩn, vừa độc, vừa làm loãng đi mùi vị và chất lượng của ly nước uống. Bạn hãy lấy các loại trái cây, các loại củ quả có chứa nhiều nước như quả nho, trái dâu tây,, trái mận....hoặc là bạn cắt các loại dưa, bí đao, củ cải trắng... ra từng miếng nhỏ như viên nước đá...... rồi bỏ tất cả vào ngăn đông đá của tủ lạnh hoặc tủ đông
2- Tuỳ loại sinh tố, hoặc loại nước uống, tuỳ vào mùi vị mà bạn thích. Khi đã có ly nước rót sẵn. Bạn hãy chọn thứ hoa, củ, quả...đã đông đá, bỏ vào ly như bỏ những viên nước đá vậy. Củ, quả đông đá, không bị tan chày, nhưng độ lạnh của nó cũng đủ để làm mát lạnh ly nước nước của bạn đang dùng. Mùi vị, của ly nước không bị nước đá làm hòa loãng, và trong còn đẹp mắt và hấp dẫn hơn.
3- Các loại, chanh, cam....các bạn có thể thái ra từng lát dày vừa phải, cũng bỏ đông đá như vậy, dùng để uống nước cam , nước chanh rất tiện lợi.
(Xem hình ảnh đính kèṃ)
3- Riêng các bạn và quí vị nghiện cà phê đá. thì nên chuyển sở thích sang uống cà phê nóng. Nếu các bạn vẫn không từ bỏ được thói quen cà phê đá, thì hãy làm như sau. Bạn hãy lấy những viên đá thạch anh nhỏ, bỏ vào tủ đông như bỏ hoa quả vậy. Và khi uống bạn cho một vào viên đá thạch anh đông lạnh vào ly, cốc, hình dáng, màu trong và độ lạnh của nó cũng không khác gì là nước đá đâu. Kể cả tiếng khua long cong vào thành ly và thìa khuấy cũng y chang bạn đang dùng nước đá luôn....he..he..he....thật đấy.
4- Riêng các bạn nghiện trà đá. Thì nhân danh một thầy thuốc, tôi khuyên các bạn hãy nhanh chống từ bỏ thói quen này. Chè xanh và Trà mạn không phù hợp với uống lạnh. Uống với nước đá, trà, chè xanh sẽ trở thành một thứ độc hại cho Thận và Đường Ruột. Trà uống với đá, các chất độc hại từ thuốc bảo vệ thực vật và thuốc tăng trưởng, cũng như chất ta nanh ở trong trà rất dể kết tủa và lắng động lại ở Thận. Uống lâu ngày sẽ hại và làm suy thận.
Một ví dụ, chỉ cần pha trà mạn với nước hơi bị nguội, hoặc uống nước trà nguội qua đêm. Bạn sẽ có nhu cầu đi tiểu ngay lập tức và thường là bị đái dắt....
Hì hì.....Cái vụ Mẹo Vặt này khá quan trọng với một số người bệnh và một số người thân của tôi đang trực tiếp theo dõi. Vì vậy phải đánh máy dài dòng, và mất thời gian dễ sợ....khẹc..khẹc.....

theo Lê Thuận Nghĩa

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2018

BÙA NGẢI – CÁCH GIẢI TRỪ BÙA NGẢI VÀ PHÒNG CHỐNG (I)


Phần I. BÙA CHÚ

Thi thoảng ta vẫn bắt gặp đâu đó những câu chuyện ly kỳ, đậm chất liêu trai: có anh cán bộ lên miền núi công tác, bị dính bùa nên đã bỏ vợ bỏ con, ở lại cùng cô sơn nữ... Có những người trong giới Showbizz vì ghen ghét, đố kỵ nhau, người ta có thể dùng bùa chú để hại nhau... Hay có những người, gia đình đã mất mạng vì bùa ngải..vv... Thế giới bùa ngải đã tạo nên một màu sắc huyền bí, tạo nên sự tò mò, mê hoặc cho rất nhiều người. 

(Bùa chú)
Chung quy lại cũng chỉ là biểu hiện của những sự bế tắc trong đời sống, sự cực đoan về tâm trí, hay sự eo hẹp về tâm hồn mà thôi. Người ta có thể vì lợi ích của bản thân mình mà sẵn sàng hại một ai đó, hay chỉ để thỏa mãn chút bản chất ích kỷ, đố kỵ trong con người mình, sẵn sàng xem nhẹ cuộc sống hay thân mạng của người khác. Những câu chuyện về lòng bi mẫn luôn ám ảnh người nghe.

Một mặt khác của bùa chú, dựa vào tính mê hoặc của nó, dựa vào khát khao muốn có được những điều tốt lành của tâm lý số đông, cũng xuất hiện những kẻ biết lợi dụng để để kiếm tiền trên sự không hiểu biết của người khác. Phần lớn những bùa chú được bán trên thị trường, được xin cho ở cửa chùa, cửa Phật đều thuộc dạng này, chẳng có chút giá trị hay ảnh hưởng gì.

Ngày nay, một số người trong chúng ta cũng tìm đến bùa chú như một giải pháp về tinh thần. Khi cuộc sống cứ mãi không may mắn, chúng ta cũng muốn xin được một lá bùa để cầu may. Khi gia đình có nhiều xáo trộn mà chúng ta không tìm ra cách giải quyết, do không hiểu nguyên nhân từ đâu nên ta cứ nghĩ hay là có nguyên nhân bí ẩn nào đó, và thế là ta cũng tìm một lá bùa để mong có sự an ổn trong nhà. Rồi bùa phòng thân, bùa chữa bệnh, bùa tình duyên, bùa hộ mạng, bùa hóa giải vận hạn, tai ương..vv...

Mỗi khi đã lạc vào mê trận của bùa chú, chúng ta cũng sẽ khó tìm được lối thoát cho thỏa đáng. Giống như một người bị bệnh nan y, cứ nghĩ bệnh của mình đã vô phương cứu chữa, thế là vội vã bỏ qua sự thông minh, sự tỉnh táo của bản thân mình, dùng những thứ thuốc đáng nhẽ ra không nên dùng, tin vào những điều đáng nhẽ chẳng nên tin mới phải. Để rồi khi thấy không có gì biến chuyển, bệnh vẫn càng ngày càng nặng hơn thi lại càng thiêm bi quan, mờ mịt.

Nhưng với những bùa chú có tác dụng thật thì sao? Khi sử dụng bùa chú, với nhiều mục đích khác nhau, đôi khi chúng ta đã vô tình quên đi, và bỏ qua những ẩn họa có thể ẩn tàng trong đó.
Những ai am hiểu bùa chú thì đều biết đây là con dao hai lưỡi, không dễ chơi chút nào. Người không hiểu thì đôi khi còn cảm thấy mừng vì đã xin được bùa.

(Một kiểu bùa khác)

Chúng ta nên hiểu rõ bản chất thực của bùa chú.
Bùa: là đồ hình (hình vẽ) do người làm bùa tạo ra.
Chú: (Thần chú) là những lời mà người làm bùa đọc lên trong lúc vẽ bùa.

Tùy vào từng loại bùa, ý nghĩa và tác dụng của nó, mà có những hình vẽ và lời chú khác nhau, nhưng quy tắc khi làm một lá bùa là vừa đọc chú vừa vẽ, miệng thì đọc chú đồng thời tay vẽ, tập trung tư tưởng, lúc vẽ xong lá bùa thì cũng là lúc đọc hết câu thần chú. Một hình vẽ phức tạp thường phải dùng nhiều biến chú (đọc chú lặp đi lặp lại nhiều lần).

Vì sao vậy?
Vì sao mà bùa chú có lại có một tác dụng nào đó? Xin thưa vì nó có tha lực.
Tha lực là gì? là lực tác động được tạo ra không phải do con người mà do một thế lực khác, thuộc về thế giới tâm linh huyền bí.

Hình vẽ bùa bao giờ cũng có những đường cong uốn lượn, hoặc những hình xoáy trôn ốc. Bởi trong không gian không phải 3 chiều của thế giới tâm linh thì đây chính là những điểm khó thoát, những cái bẫy. Hay nói cách khác là chỗ để cầm giữ.

Câu chú thuộc một quyền năng lớn hơn. Nếu không có chú tác động thì bùa trở nên vô giá trị.
Chúng ta hiểu đại ý giống như việc một người lớn, quyết định hôm nay không cho trẻ ra khỏi nhà, áp đặt cho trẻ, yêu cầu trẻ ở nhà phải làm việc gì đó đồng thời khóa luôn cửa, thế là đứa trẻ đành chấp nhận ở bên trong ngôi nhà đó, và làm những việc mà người lớn đã yêu cầu.

Lời nói của người lớn ví như câu thần chú, ngôi nhà là lá bùa, và đứa trẻ là một vong linh. Khi một câu chú được đọc lên đồng thời với nét vẽ thì đã có một tha lực bị nhốt vào trong đó, và tha lực này có tác dụng tùy theo yêu cầu của lời chú.

Điều đáng quan ngại là làm bùa thì dễ, nhưng giải bùa lại rất khó, những ông thầy làm ra bùa, 10 người thì có đến 9 người không biết cách giải những lá bùa mà họ đã làm ra.
Bởi những câu thần chú cổ xưa truyền lại phần lớn đều bằng tiếng phạn, hay một thứ cổ ngữ nào đó, chỉ có thể hiểu ý chứ không thể dịch nghĩa cụ thể. Nên những thầy bùa phần lớn không thể học hỏi được một cách thấu đáo. Và phần lớn các ông thầy lúc học cũng chỉ học cách làm bùa chứ không học cách giải bùa, nên những câu chú giải bùa cho từng loại bùa không phải ai cũng biết.
Quy tắc giải bùa là đọc chú có tác dụng buông thả sự cầm giữ các tha lực, và thứ tự nét vẽ thì vẽ ngược lại so với lúc làm bùa.

(Đủ các loại Bùa được in sẵn và bán khắp nơi)
`Ví dụ về bùa: Ví dụ chúng ta hay bị vong theo, vong nhập… hay đơn giản chỉ để tránh tà ma, ta liền đi xin một lá bùa để tránh hiện tượng này. Lá bùa mà ta xin được sẽ có nhốt một tha lực nào đó ở trong, thường là vong (âm), và nó có tác dụng chống vong khác lại gần hay chống xâm nhập, vì âm đẩy âm (cùng dấu thì đẩy nhau, theo nguyên tắc vật lý). Về cơ bản thì điều này cũng không có gì khó hiểu hay phức tạp lắm. (bùa trừ tà, hộ mạng, trấn yểm, hóa giải… đều thuộc dạng này).

Nhưng bất cập hại ở chỗ tha lực bị nhốt vào bùa, ta không thể biết được bản chất nó tốt hay xấu, thầy bùa cũng không biết nốt (những người thực sự hiểu biết rõ thì họ thường sống ẩn dật, đã không còn làm bùa). Và cái tâm lực của người làm bùa khi làm đã không đủ độ (cùng một câu chú nhưng không phải ai đọc cũng có quyền năng, tác dụng như nhau, điều này phụ thuộc vào năng lực của người đọc), nên đôi khi đã không đủ sức để cầm giữ tha lực trong đó, tha lực đó thay vì giúp ta có khi lại quay ra quấy phá chúng ta.
Giống như việc chúng ta thuê một nhân viên bảo vệ đến nhà để bảo vệ gia đình mình, nhưng đôi khi người bảo vệ này lại nổi lòng tham ác, có thể trộm cắp tài sản, hoặc làm những việc phương hại đến gia đình chúng ta. Vì không phải lúc nào anh ta cũng nghe lời, hay bị ràng buộc bởi những quy định của công ty bảo vệ nơi đã tuyển dụng anh ta vào làm.

Nếu chúng ta mang một lá bùa về nhà, hay mang trong người mà không đem lại tác dụng như ý muốn, có khi còn phản tác dụng, tình hình còn xấu hơn, vậy chúng ta nên giải quyết cách nào?
Đốt đi chăng? Không thể đốt. Khi lời chú chưa được giải, đốt lá bùa là ta đã làm mất chỗ trú ngụ của tha lực, khi đó còn tệ hại hơn. Vứt đi chăng? Làm thế là ta đã ngược đãi họ.
Trước đây lão cũng từng hướng dẫn các học viên của lão cách giải bùa chú theo nguyên lý âm dương và trường năng lượng (Bùa chú thuộc năng lượng âm, Thiền là năng lượng dương, dương thịnh thì âm sẽ suy), nhưng quả thực rất hao tổn tâm sức, và đôi khi có rất nhiều thứ liên quan, phức tạp, nên lão đã khuyến cáo họ không nên làm nữa.
Cách tốt nhất là nếu bùa không có tác dụng mà nghi ngờ còn phản tác dụng thì chúng ta hãy mang lá bùa trả lại cho ông thầy bùa mà chúng ta đã xin, kèm theo chút lễ vật. Còn có giải được lá bùa đó hay không hay xử trí thế nào thì đó là việc của ông thầy, chúng ta không bận tâm đến nó nữa.

Tại sao phần lớn bùa chú thông thường không mấy khi có tác dụng rõ rệt?
Vì các câu chú thường chỉ được truyền miệng lại bằng một thứ âm ngữ mà không phải ông thầy nào cũng hiểu nghĩa, nên dễ tam sao thất bản. Các thầy đã đọc không chuẩn, có người vì lâu ngày không dùng đến nên cũng quên, chẳng nhớ rõ.
Vì các câu chú thường viết bằng cổ ngữ, hay một thứ dịch nghĩa nào đó, các thầy nhà mình chẳng hiểu đó là chữ gì, chỉ thấy toàn giun dế thôi, nên nhiều khi viết theo để lưu giữ cũng sai. Hoặc chỉ được truyền khẩu mà không lưu lại bằng ngôn ngữ...
Vì hình vẽ của lá bùa nhiều khi các vị vẽ cũng không chuẩn xác, không đảm bảo độ to nhỏ, hay cự ly giữa các nét vẽ, các vị cứ vẽ bừa. Mức độ uốn cong nét vẽ thế nào là vừa, bao nhiêu vòng xoáy trôn ốc thì đủ, có vị do không hiểu biết nên còn giả vờ nhắm mắt lại vẽ để biểu thị sự huyền bí với người xem...
Hơn nữa khi đọc một câu thần chú không phải ai cũng có thể hô được thần, gọi được thánh về để trợ giúp mình, ai đọc chú cũng có thể hiệu triệu được thần thánh, ma quỷ thì có mà... loạn.
Những người tu luyện, thực sự có khả năng thì chẳng mấy ai lại đi sa đà vào cái việc này. Có chăng chỉ là giới hành tà đạo làm mà thôi, phần lớn cũng đều do thiếu hiểu biết về cội nguồn, chân lý. Chỉ nhất thời thích thú với những điều huyền bí, huyền thuật mà ra, dân gian gọi đó là những “thầy bùa”, theo ngôn ngữ tây phương thì là “Pháp sư, Phù thủy...”
Nếu chúng ta tỉnh táo, không bị mê hoặc và có sự nhìn nhận, hiểu biết cơ bản thì khi gặp gỡ họ, chúng ta sẽ biết ngay được một ông thầy nào đó thực sự có khả năng làm bùa chú hay không, hay chỉ là phường lừa bịp.

Một điều nữa là, những lá bùa mà đã “phô – tô” lại thì không hề có tác dụng, cho dù có đóng dấu gì, ấn gì hay triện gì lên đó, đỏ hay xanh đi nữa. Những vật vô tri thì khó mà phát ra năng lượng được.
Như chúng ta đã phân tích ở trên, nếu khi chúng ta có nhu cầu về bùa chú, thì phải xác định được vấn đề của ta là gì? Cần giải quyết ra sao?. Khi đó ta phải gặp trực tiếp, nói rõ để người làm bùa hiểu được vấn đề. Thường họ cũng phải tìm hiểu các mối quan hệ, các sự liên quan của ta nữa để họ có cái nhìn toàn cảnh hơn. Lúc đó người làm bùa mới biết nên dùng loại bùa gì, thêm bớt ra sao, không ngoại trừ sự liên tưởng tâm linh giữa ta với lá bùa nữa. (Nó giống như việc bác sỹ kê đơn thuốc cho bệnh nhân vậy, đừng hy vọng dùng đơn thuốc của người này để chữa khỏi bệnh cho người khác).

Khi vẽ, năng lực của câu chú sẽ thoát ra từ tâm thức (cầu nối) của người vẽ, có khi truyền qua tay của họ mà đi vào nét bút (lão đã từng vẽ nhiều dịch quái, linh phù để chữa bệnh cho người khác nên lão hiểu rõ điều này).
Cho nên bùa phải được vẽ, phải đọc chú trực tiếp (thông thường để đảm bảo sự linh ứng thì phải có mặt khổ chủ ngồi bên cạnh), thế nên mỗi lá bùa chỉ dùng cho 1 trường hợp, một đối tượng cụ thể mà thôi. Do vậy không thể in ấn, bán tràn lan, hay một loại bùa lại đem dùng cho nhiều người có hoàn cảnh khác nhau, tên họ khác nhau, sự việc không giống nhau được. Cho nên bùa chú mà chỉ được mua ở hàng quán, thỉnh ở chùa chiền thì chỉ là thứ... an ủi tâm lý mà thôi.
Bạn nào đã từng đi kiếm một lá bùa theo kiểu này thì biết, thấy tình hình chẳng tốt, cũng chẳng xấu hơn. Nhưng cũng có một nhược điểm của nó là khi ta dán những lá bùa này theo lời dặn lên trước cửa chính, trên cửa phòng ngủ, phòng khách hay ban thờ... thường gây một cảm giác “nghi ngại” cho khách đến nhà. Họ không hiểu mình thuộc giới tà thuật, hay là có hoàn cảnh gì đó dị thường nên mới dùng bùa. Mà trong tâm lý giao tiếp, làm ăn người ta lại muốn tránh những dạng người này vì sợ xui xẻo, và thế là lợi đâu chưa thấy, nhưng đã bắt đầu “có hại” rồi đấy. Với những loại bùa chú kiểu này nếu thấy “không thích” nữa, chúng ta có thể tự tay gỡ bỏ (cho dù trước đó đã nhờ thầy làm lễ, dán lên), cho vào sọt rác, không sao cả.

(Một khu chợ bùa chú và đồ vật trấn yểm ở châu Phi)

Các đồ vật dùng trấn yểm cũng vậy. Ngày nay có nhiều người vì không hiểu biết, chỉ vì nghe nói nên cứ đi mua, đi cầu những thứ này vật nọ để về hóa giải phong thủy, trấn yểm trong gia đình, nhằm mong đạt được điều gì đó. Những luận điệu này chỉ là do giới buôn bán, trục lợi lan truyền mà thôi. Những thứ được sản xuất hàng loạt, máy móc, vô tri thì sẽ chẳng có tác dụng gì. Người nào đã từng thử thì biết, đôi khi còn gây ra sự phức tạp, để lại thì thêm rối rắm, bỏ đi thì lại sợ... Nếu một vật thực sự có tác dụng trấn yểm thì cũng không thể dùng tùy tiện, vì nó sẽ phá hỏng trường năng lượng mà nơi ta đang sinh sống, thường thì hại nhiều hơn là lợi.

Về cơ bản, lão đã nói rõ bản chất của bùa chú, việc trấn yểm... đó là con dao 2 lưỡi, dùng hay không tùy bạn. Tuy nhiên, theo lão thì để giải quyết một vấn đề gì đó, sẽ có nhiều cách khác nhau, nên chọn những cách đơn giản hơn, hiệu quả mà không bị cuốn vào vòng phức tạp.

Phần II: NGẢI

Ngải thuộc họ thực vật, thân thảo, có củ. Củ nhỏ nhất thì nhỏ hơn củ nghệ một chút như ngải đen, ngải nàng thâm, nàng xoài; lớn hơn thì có thể to bằng con heo đất như ngải hổ, ngải tượng...vv... Một số loài đã có tên khoa học và đã được công nhận tính năng chữa bệnh hay giúp ích cho cơ thể con người, bởi các nhà nghiên cứu khoa học công bố. Chẳng hạn có những loại củ cây ngải có thể giúp tăng cường sinh lực, tăng sự dẻo dai mà dân phu trầm thường hay dùng trong những chuyến luồn rừng dài ngày. Người ta thường hay nói “ngậm Ngải tìm trầm” là vì thế. Nhưng đa phần cây ngải vẫn còn mang nhiều bí ẩn mà tên gọi chỉ được truyền miệng qua kinh nghiệm dân gian.
Ngược lại với những loài ngải có tính dược liệu thì cũng có những loại ngải có tính độc, nhẹ thì gây mẩn ngứa ngoài da, nặng hơn thì có thể ngộ độc, dẫn đến bệnh tật hoặc mất mạng.

(Một rừng cây có khả năng ăn thịt trên núi Koh Pov, Campuchia)

Giới luyện ngải thường dùng một loại cây Ngải biết ăn thịt, để tăng thêm sự huyền bí. Thực tế, theo khoa học thì trong tự nhiên có những loài cây mà khi sống ở những nơi đất bạc màu, để có thêm dưỡng chất nuôi thân, hoa của chúng tiết ra một loại dịch tạo mùi để hấp dẫn côn trùng. Khi chạm vào, chúng sẽ có cơ chế cử động giống như lá của cây xấu hổ để “ôm” lấy con mồi, rồi tiết những dịch có chứa vi khuẩn và thành phần hóa học phân hủy chất hữu cơ tạo thành dưỡng chất nuôi cây.
Những cây non dưới 3 năm tuổi chỉ có thể bẫy được côn trùng nhỏ như ruồi, muỗi... Cây trên 3 năm tuổi thường cao khoảng 0,5 mét, thân cành chằng chịt rối rắm thành một bụi lùm có thể bắt chim chóc, chuột, sóc... Những cây trên 5 năm tuổi tạo thành một bụi lùm khoảng 1 đến 2 mét vuông trở lên sẽ bắt được những động vật lớn hơn như gà, chồn... (Bạn vào youtube và tìm cây ăn thịt, hay thực vật ăn thịt thì sẽ có những hình ảnh sinh động về loài cây này).
Khi tiếp xúc với loại cây họ này chỉ cần cẩn thận với những chất dịch tiết ra từ hoa của nó. Nếu chạm vào da, những giọt a xít ấy không đủ làm phỏng ngay, nhưng cũng đủ để gây dị ứng, tấy đỏ. Chỉ cần dùng cồn để xoa vào diệt khuẩn rồi dội nước để rửa sạch chất axít là được.

Tương truyền rằng, khi luyện ngải, các thầy bùa, pháp sư phải nuôi ngải bằng máu gà và máu của mình... rồi tắm cho ngải, cho ngải ăn vào giờ nhất định, đọc thần chú cho ngải nghe..vv... Chăm ngải còn hơn cả chăm con so, cùng với đủ thứ chuyện ly kỳ, thâm u huyền bí khác.
Thực tế, với những loài cây có thể hấp thụ protein của động vật, thì việc protein đó được lấy từ máu gà, máu người, hay từ những động vật khác như côn trùng thì nguyên lý cũng đều như nhau, chẳng có gì khác biệt. Cũng giống như việc khi ta có thể ăn thịt gà, thì cũng có thể chén được thịt voi vậy.
Nhưng vì sao trong việc “luyện ngải” người ta lại thêu dệt nên lắm chuyện đến thế? Việc cho ngải hấp thụ máu người luyện có thật hay không? làm vậy để làm gì? Không làm như thế thì ngải sẽ không hiệu nghiệm hay sao?..vv.. và còn bao nhiêu truyền tụng ly kỳ, bí hiểm hư hư, thực thực nữa.

Lão cũng không có ý đề cập chi tiết mọi việc ở đây, điều này lão nghĩ chính các vị được gọi là chuyên gia “luyện ngải” đôi khi cũng không hiểu, chỉ vì được học như thế nào thì làm như thế thôi, chỉ vì cứ nghĩ phải làm như thế thì Ngải nó mới linh..vv...
Cũng như nhiều người đã không hiểu khi theo học một phương pháp, một giáo phái nào đó tại sao lại có lắm quy tắc, giới luật rườm rà phải tuân thủ đến thế, thậm chí nhiều thứ còn chẳng được hiểu là để làm gì.

Tư tưởng sẽ định hướng cho hành động, tư tưởng và hành động huyền bí sẽ tạo nên đức tin vào những huyền thuật. Đức tin sẽ giúp chuyển biến được tâm thức, và từ tâm thức có thể đi vào thế giới tâm linh. Đó là con đường phải đi của giới huyền thuật, tạo nên những hiện tượng, những khả năng khác thường nằm ngoài phạm vi hiểu biết thông thường của đời sống, trong đó có hiện tượng Bùa, Ngải.
Lão sẽ giải thích mọi thứ vào một dịp khác, để các bạn sẽ hiểu thế nào là tâm thức, tâm linh, những hiện tượng huyền bí, những khả năng khác thường từ đâu mà ra, những điều lạ lùng do đâu mà có. Bản chất của huyền thuật, của Mật Tông cũng như của Thôi miên và một số trường phái khác là gì. Lý do vì sao những ông thầy khi luyện Ngải, hay những người xin ngải về để sử dụng vào mục đích gì đó, hoặc bị ngải hại khi được “trục” ngải lại thường phải tuân theo, làm theo những việc, những lời dặn... kỳ quặc ?!
Những bạn học thiền cấp 3 ở chỗ lão sẽ được tìm hiểu ít nhiều, để từ đó có thể tự tin mọi lúc, mọi nơi, biết cách ứng xử, đối diện với mọi hoàn cảnh, biết cách chữa khỏi mọi bệnh âm mà không sợ rơi vào ma trận của thế giới huyền bí.

(Một loại Ngải hoa có màu đỏ, có nhựa độc)

Về bản chất thì ngải không khác gì Bùa chú. Dân gian cho rằng có những người chết trở thành những vong linh đói khát, oan khuất, lang thang vất vưởng. Họ thường tìm đến những nơi có thể được cho ăn như đình chùa để được thí thực, được thỏa cơn đói khát, được thỏa mãn ham muốn của mình. Giới luyện ngải cho rằng khi có những loài cây có thể ăn được thịt, thì những vong linh cũng có thể nương tựa vào những cái cây đó để thỏa mãn được nhu cầu ăn uống và những ham muốn khác của mình. Nuôi cây, nuôi ngải, nghĩa là nuôi vong, và tôi nuôi ông thì ông phải làm gì đó cho tôi.
Tương truyền các thầy pháp thường đọc thần chú để nhốt vong vào ngải khi luyện ngải, chăm sóc cầu kỳ để vong không bỏ đi, và khi cần thì sai khiến ngải (vong) làm việc gì đó cho mình.
Theo quan niệm, Bùa chú thì nhờ trợ lực của thần chú mà nhốt vong vào nét vẽ, tờ giấy. Ngải thì dùng thần chú để vong lệ thuộc vào một loại thực vật. Về cơ bản không khác gì nhau. Nên cứ gọi chung là Bùa ngải. Bên Thái Lan, Lào, Miên (Campuchia), những lá linh phù đi kèm những câu thần chú cũng đều được gọi là Ngải.

Ngày nay giới truyền thông đã tuyên truyền quá mức về mức độ huyền bí của Bùa ngải. Những cụm từ như huyền thuật, kỳ lạ, hãi hùng, không thể tưởng tượng, chết cả nhà..vv... Đã vô tình tạo ra tâm lý hoang mang cho người đọc. Mục đích ban đầu của họ chắc cũng chỉ là gợi sự tò mò để thu hút người đọc, câu khách mà thôi. Đọc cách miêu tả của họ thấy gần giống với các bộ phim kinh dị nói về Bùa ngải của Thái Lan. Đôi khi vì muốn người đọc phải tin nên nhiều người viết tự xưng mình là nhân chứng (có người là nhân chứng thật, nhưng cũng không hiểu là mình đang “chứng” cái gì?). Có người thì trích dẫn lời của các “cao thủ” bùa ngải... mà các “cao thủ” giả hay thật đó cũng vậy, có người còn không hiểu việc mình làm, có người hiểu bản chất nhưng lại cố tình nói khác đi..vv...
Và còn nữa, đôi khi người viết còn dùng cách viết kiểu hù dọa, buộc người ta phải tin. Vô tình họ đã tạo ra những điều không tốt cho xã hội, một số người trở nên hoang mang, nghi kỵ và đề phòng lẫn nhau trong cộng đồng. Và khi không hiểu thì họ cũng tìm đến những nơi “không hiểu” để giải quyết, và đã tạo cơ hội cho không ít kẻ lợi dụng mê tín trục lợi. Tiền thì mất mà mọi thứ càng trở nên phức tạp hơn.
Ngôn ngữ thì thôi rồi, sử dụng toàn những từ ngữ ẩn dụ để nhằm gây sự tò mò và tạo cảm giác huyền bí, ám ảnh. Một cây Ngải thuộc nhóm thảo mộc, có hoa màu đỏ, nhựa có chất độc thì họ phóng tác một cách văn vẻ gọi đó là “Huyết ngải độc thần tướng” !?? Là một trong những bảo bối tối thượng, chứng tỏ đẳng cấp của các ngải sư..vv...
Người không hiểu biết thì dễ lạc vào cái gọi là mê trận của Bùa ngải, do những người khác vô tình hay cố ý giăng ra.

(Một thầy pháp đang thao tác yểm bùa thông qua hình nhân)

Vì sao bùa ngải có thể tác động vào người bị hại ?

Nguyên tắc khi gieo Ngải là: Cần phải có họ tên, địa chỉ, của người sẽ bị tác động bởi Ngải. Hoặc có ảnh hoặc hình nhân thế mạng của người bị tác động, và những “ông thầy” sẽ “thao tác” trên ảnh hay hình nhân đó. Có trường hợp lại dùng Ngải trực tiếp, cho ngải độc vào quần áo, vào thức ăn, nước uống của người bị hại..vv...
Giới truyền miệng, giới cầm bút, hoặc những người đi xin Ngải do không hiểu về bản chất, mà chỉ căn cứ vào hiện tượng bên ngoài nên đã phóng tác và mô tả một cách vô tiền khoáng hậu. Nào là thầy bùa đã làm như thế này, người bị hại đã bị như thế kia, cách làm, cách bỏ bùa, ngải, thư, ếm; cách giải mỗi nơi một kiểu..vv...

Chúng ta chỉ nên nhìn nhận một cách đơn giản, và đúng bản chất hơn.
Khi bị tác động (nếu người ta thực sự tác động được, bằng cách này hay cách khác, bằng tâm lý, tư tưởng hay thể chất), thì người bị hại sẽ bị nhiễm một lượng âm khí (năng lượng âm, hay nói cách khác, dẫn đến mất sinh khí, dương khí) nhất định, nhiễm ít thì gây ra mệt mỏi, ủ rũ, chán nản, đau nhức..., nhiễm nhiều hơn sinh ra tâm thần, hoang tưởng, bệnh tật... Từ đó ảnh hưởng đến đời sống, công việc, nhiễm nặng có thể dẫn đến mất mạng.
Vì vậy, nguyên lý khi giải Bùa ngải là làm sao cho người bị hại được tiêu trừ âm khí trong cơ thể (hay nói cách khác, phục hồi được dương khí, sinh khí). Từ đó mọi triệu chứng cơ thể biến mất, người bị hại sẽ trở nên khỏe mạnh bình thường.
Nguyên tắc chỉ có vậy, nhưng đôi khi để tăng thêm vẻ huyền bí, thần thánh hóa, nhiều “ông thầy” đã vẽ ra đủ các kiểu cách thực hiện. Có người cũng chẳng hiểu được cơ chế tác động, hay tác động như thế nào của việc họ làm.
Nếu cứ tin và giải quyết Bùa ngải theo kiểu: có một hay nhiều vong (âm binh) theo hại ta (do người khác yểm bùa, gieo Ngải), ta liền phải nhờ một ông thầy bùa ngải khác cao tay ấn hơn giải giúp, nghĩa là nhờ một lũ âm binh khác mạnh hơn đến xua đuổi, đánh nhau với lũ âm binh cũ, bên nào mạnh hơn thì bên đó thắng. Rồi bên thua lại tiếp tục đi tầm thầy cao hơn nữa... Nghĩa là lúc đầu chỉ có một hoặc vài âm binh theo quấy phá ta thì giờ đây lại có cả một đàn. Theo kiểu bảo kê hay thanh toán nhau của xã hội đen. Cứ theo cái kiểu giải thích và giải quyết Bùa ngải như thế thì chẳng thể có hồi kết, và người ta cứ mãi lạc vào mê trận của Bùa, của Ngải, cuộc sống càng ngày càng trở nên bất an hơn và chẳng còn biết đâu mới là sự thật, và đâu là lối ra.

Như lão đã nói ở bài Âm dương. Theo nguyên lý âm dương thì vạn vật có trong vũ trụ đều không nằm ngoài hai yếu tố âm và dương. Từ cuộc sống hữu hình đến thế giới vô hình, từ đời sống đến tâm linh, từ con người đến mọi yếu tố liên quan. Và chân lý luôn là, dương thịnh thì âm sẽ suy, và ngược lại.
Bùa, Ngải chủ về âm, năng lượng âm. Mà đặc tính của âm là hư hoại, bệnh tật, đổ vỡ, không may mắn...
Chỉ cần dùng yếu tố dương cân bằng lại là được. Đặc tính của dương là thành công, may mắn, khỏe mạnh... sự sống của một con người phụ thuộc vào dương khí mà người đó có. Một người sẽ chết khi mất hết dương khí, chỉ còn lại âm khí mà thôi (đến đám ma bị nhiễm hơi lạnh là vì thế). Một người âm khí thịnh (nhiễm năng lượng âm) thì dương khí bị suy giảm, từ đó dẫn đến bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe và những điều không mong muốn.
Trong tính chất của Ngải cũng mang rõ nét âm dương. Ví dụ những loài cây Ngải gây độc, gây bệnh thuộc tính âm, trong luyện ngải người ta thường dùng nhiều cách làm cho nó trở nên âm hơn để tăng độc tính. Nhưng cũng có loại Ngải có tính dương, chứa nhiều dương khí, có tác dụng chữa bệnh như củ cây Ngải nàng thâm. Do vậy dùng Ngải nàng thâm cũng có thể hóa giải (cân bằng âm dương) được những loại ngải độc khác.


Hiểu biết nguyên lý âm dương và cơ chế tác động của trường năng lượng, sẽ giúp ta miễn nhiễm với mọi loại Bùa, Ngải, chẳng cần phải lo sợ bởi thế giới huyền bí, huyễn hoặc.
Khi đó ta sẽ hiểu vì sao giới giải Bùa, trục Ngải lại hay dùng thần chú hay bùa hộ thân..., những nghi lễ huyền bí rườm rà; giới "trục" Ngải lại dùng một biện pháp chẳng mấy tâm linh đó là... lăn trứng gà luộc, rồi lấy ra được toàn móc câu với dao lam trong cơ thể người bệnh.??

Bản chất thì cũng chỉ là âm với dương, chỉ có một, nhưng cách người ta miêu tả và giải thích thì có muôn vàn, vô thiên địa, và không hiểu biết thì cứ mãi lòng vòng.
(Dịp nào đó lão sẽ có bài viết sẽ giúp bạn giải mã thần chú, bản chất của thần chú là gì? Tại sao lại có thể tạo ra những quyền năng khác thường).

Phần III: GIẢI TRỪ VÀ PHÒNG TRÁNH BÙA NGẢI

Như đã nói ở bài trước, Bùa chú hay Ngải (gọi chung là Bùa ngải) cũng chỉ nằm trong phạm trù âm dương, những quy luật của tự nhiên, trời đất mà thôi. Cho dù nó có thuộc thế giới siêu hình hay tâm linh huyền bí.

(Hiểu biết là yếu tố đầu tiên để chữa khỏi mọi tật bệnh)

Do vậy, như lão đã nói ở bài “Âm dương cứu vãn đời sống, chữa khỏi mọi bệnh tật”. Chỉ cần hiểu rõ nguyên lý Âm dương thì sẽ biết vạn vật, hay tất thảy mọi hiện tượng có trong vũ trụ này đều không nằm ngoài quy luật của Âm dương. Biết cách điều chỉnh và sử dụng âm dương hợp lý thì có thể giải quyết mọi việc, giải thích mọi hiện tượng, chữa khỏi mọi bệnh tật. Giúp ta lấy lại sự cân bằng, lập lại trật tự trong đời sống từ đó đem đến hạnh phúc và mọi điều may mắn.
Hiểu đúng bản chất hiện tượng, và bình tĩnh ứng phó, xử lý mọi tình huống một cách tỉnh táo, logic. Đừng bị ám ảnh bởi những sự ly kỳ, sợ hãi, ma mị mà giới cầm bút và giới truyền miệng phóng tác nên. Có con người thì mới có thế giới tâm linh, và có những thứ liên quan, đó là chân lý. Cho nên con người chúng ta có thể hiểu, tác động và giải quyết mọi việc một cách thỏa đáng.
Các thầy pháp, thầy bùa thì sử dụng đủ mọi cách khó hiểu, kỳ quặc, nhằm gây nên sự sợ hãi mơ hồ, hoang mang cho người khác. Đừng bận tâm, đó chỉ là hiện tượng bên ngoài, không phải bản chất bên trong. Nếu chúng ta có kiến thức thì sẽ biết ngay những biện pháp đó sẽ có hiệu nghiệm hay vô hiệu với một người bệnh cụ thể. Bản chất thì giống nhau, nhưng tùy từng đối tượng cụ thể sẽ có những biểu hiện khác nhau, bởi con người khác nhau. Do không hiểu, không nắm được bản chất nên không phải trường hợp nào các thầy pháp cũng giải quyết được.

Nếu là một người thầy thông hiểu thì người thầy đó sẽ biết cách hướng dẫn cho từng người bệnh theo nhiều cách khác nhau, tùy theo trường hợp chứ không phải chỉ rập khuôn một kiểu. Khi ta hiểu bản chất, và biết được căn cơ, tình trạng, mức độ của người bệnh thì sẽ biết chọn cách nào để có tác dụng với người bệnh đó. Vì hoàn cảnh, nhận thức, trường hợp mang bệnh và khả năng tư duy của từng người bệnh là khác nhau. Với người mê tín có khi phải dùng phương pháp mê tín, với người trí thức phải dùng phương pháp khoa học..vv... Từ đó mới có thể giúp được cho người bệnh.
Có người chỉ cần một câu nói, một cái vỗ vai... đã có thể khỏi bệnh. Nhưng cũng có người lại cần có một cuộc cách mạng cho tinh thần và cho thân thể mới có thể giải quyết. Nếu không thực sự hiểu biết bản chất và có kiến thức về nhiều lĩnh vực, chỉ thực hành rập khuôn theo một kiểu đã họ được, thế thì không phải áp dụng cho ai cũng hiệu quả.

Bản chất của Bùa ngải, nhìn theo nguyên lý âm dương thì nó rất âm. Theo quy luật tác động thì âm sẽ đẩy (chống lại) âm. Như trong việc bói toán, những ông thầy có vong (âm) theo trợ giúp, nhưng nếu người đến xem lại mang một lá bùa (âm) trong người thì thầy không thể xem được là vì thế.
Hay khi giải bùa ngải, thường thì các thầy pháp lại cho ta mang một lá bùa hộ thân (âm), để cản trở các thế lực âm khác. Nhưng mà ta thì chán chuyện Bùa ngải rồi, lúc nào cũng phải mang theo trong người, phiền phức lắm, chẳng biết thực hư thế nào, nhưng rồi vẫn cứ phải bận tâm khiến cho ta ngày càng thêm mệt mỏi. Vậy phải làm sao?

Khi đi vào những nơi nhạy cảm, hoặc đi lên miền núi, vào vùng sâu, hay gặp những đối tượng mờ ám… nếu sợ bị chuốc bùa ngải, thì chúng ta chỉ cần mang theo một vật rất âm bên mình là được. Chẳng hạn chúng ta lấy một ít phân ngỗng, phơi khô, cất vào túi vải. Lúc nào cảm thấy cần thì mang đi theo bên mình (về nhà thì khỏi cần). Nếu phân ngỗng có thêm một ít lông của một con heo đen từ đầu đến chân thì càng tốt, lấy phần lông ở bụng.
Các động vật như ngỗng, heo thuộc động vật khá âm, nên phân ngỗng hoặc lông heo sẽ rất âm. Theo nguyên lý âm dương, thì âm sẽ chống lại (đẩy) âm. Chúng ta dùng cách này sẽ phòng tránh được bùa ngải mà lại chẳng có hại gì và khỏi phải phiền phức.
Dân gian cho rằng Tỏi có thể trừ được tà ma cũng bởi vậy. Theo tính chất âm dương thì tỏi là một thực phẩm mang nhiều tính âm.

Ví dụ sinh động về âm chống âm, dương đẩy dương:
Rắn và Ngỗng là 2 loài rất âm, nên chúng rất kỵ nhau. Bọn trộm thường dùng một con rắn sống hoặc chết, ban đêm quẳng vào giữa đàn ngỗng, ngỗng liền dạt về một phía và im thin thít, thế là bọn trộm tha hồ bắt ngỗng bỏ túi.
Chó và Hổ là 2 loài đều rất dương, nên chó nếu cảm nhận được dương khí phát ra từ Hổ, thậm chí khi còn cách xa thì thường sợ hãi cụp đuôi, lủi vào bụi rậm và không dám sủa. (Chúng ta có thể thử cao hổ cốt thật giả bằng cách này).

(Thiền sư)

Giải trừ, Hóa giải bùa ngải:
Còn trường hợp nếu xác định chắc chắn đã lỡ dính phải Bùa ngải thì sao?
Người bị dính Bùa ngải do người khác hại, cơ thể thường có những cơn đau buốt không thể diễn tả, có khi cảm giác như cơ thể bị chẻ dọc, có khi cơ thể biến đổi bất thường, có khi mất tự chủ, tâm thần bấn loạn, nặng thì có thể dẫn đến mất trí, điên khùng..vv... Nhưng tuyệt nhiên đi khám thì không thể phát hiện ra bệnh gì.
Có người thường trong một ngày vào những giờ nhất định sẽ bị đau yếu, mỏi mệt vô cùng, tinh thần bất định hoảng hốt, sợ hãi vô cớ... Sau giờ đó lại hết triệu chứng hoặc nhẹ đi hẳn. Giới đồn thổi cho rằng đó là do thầy pháp sai âm hành vào những giờ “tứ hành xung” của người bị hại để tăng hiệu quả ??

Trong Kinh Phổ Môn, Đức Phật dạy cách hóa giải bùa ngải như sau:
Chọn một bức ảnh hay một pho tượng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát đẹp đẽ, ngắm nhìn bức ảnh hay tượng đó trong nhiều giờ để khắc sâu hình ảnh đó vào trong tâm trí của mình.
Múc một ly nước sạch, chọn một nơi bình yên, tĩnh lặng để dễ tập trung tâm trí.
Để ly nước sạch trước mặt và bắt đầu niệm: “Nam mô đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn, Quán Thế Âm Bồ Tát”. Niệm liên tục, lặp đi lặp lại nhiều lần và tưởng hình Quan Âm hiện ra trong ly nước. Nhất tâm tụng niệm, không để những tạp niệm khác khác nổi lên, xen lẫn vào trong đầu. Khi nhìn thấy hình ảnh Quán Thế Âm Bồ Tát hiện lên rõ ràng trong ly nước, thì bưng ly nước lên ngang trán khấn nguyện: “con là...(họ tên), hiện đang ở (địa chỉ)... nay chẳng may gặp nạn do Bùa ngải, do người khác hại..vv.. Cầu mong đức Quán Thế Âm Bồ Tát gia hộ, biến ly nước này thành Cam Lồ, để hóa tán được nghiệp chướng mà con đang mang, giúp con qua được kiếp nạn này, giải trừ mọi Bùa ngải... con xin chân thành cảm ơn ngài...”
Khấn nguyện xong thì bưng ly nước đó lên uống. Mọi thứ bùa ngải ngay lập tức được giải trừ. Nếu người bệnh không còn khả năng tỉnh táo để niệm thì người khác có thể niệm hộ, và khi khấn nguyện phải nêu rõ tên tuổi, địa chỉ người cần được hóa giải.
Trong thực tế, khi bùa ngải được hóa giải, thì người gieo bùa thường gặp phải quả báo ngay sau đó.

Tóm lại để kết thúc cho chuyện bùa ngải, cái chuyện mà giân dan đã thêu dệt, dẫn dắt nó đến chỗ quá huyền bí, ma mị, khiến cho nhiều người cũng thấy ngán ngẩm. Thế giới siêu hình, siêu tưởng khi hiểu thì nó cũng không đến mức đáng sợ như ta nghĩ.
- Khi có chút thất bại trong công việc, bất hòa trong gia đình, đổ vỡ tình cảm, cơ thể có chút thay đổi, hay bệnh tật... thì đừng vội thần hồn nát thần tính, cho rằng mình đã dính bùa ngải, đã bị người khác hại, đã bị vong âm theo quấy rối. Hãy bình tĩnh, phân tích, nhìn nhận một cách công bằng và đúng với bản chất sự việc đã xảy ra, để loại trừ dần các yếu tố. Can đảm nhìn thẳng và đối diện với bản thân mình là điều nên có, dám hỏi và dám chấp sự việc có phải do mình hay không, một cách trung thực là cơ sở để tìm ra cách giải quyết vấn đề.

Có bạn bị người yêu bỏ thì cứ nghĩ rằng người yêu mình bị người khác chuốc Bùa ngải? Trước mắt bạn hãy nghĩ rằng mình với họ có còn phù hợp không? mình còn đáng yêu trong mắt họ hay không đã chứ. Họ cũng như mình thôi, thông thường sẽ không thể yêu lại một người mà mình đã hết yêu.
- Làm ăn đổ bể, gia đình bất hòa, hãy xem có phải mình đã sai điều gì đó, từ đó biết mà sửa mình, từ chỗ biết sửa mình và thay đổi cách thức làm ăn cho phù hợp sẽ giúp giải quyết vấn đề.
- Bệnh tật thì hãy học hỏi, đừng bảo thủ; sẵn sàng học hỏi cái mới. Tìm cách hiểu nguyên nhân gây nên bệnh và cách chữa khỏi bệnh tật một cách đúng đắn, chẳng chịu thương chịu khó mà cứ sa đà vào chuyện Bùa ngải, có khi chưa giải được Bùa ngải thì đã mất mạng vì bệnh tật rồi.
- Khi loại trừ dần các yếu tố, ta sẽ dần biết mình có bị bùa ngải gì đó hay không. Và hãy sáng suốt tìm hiểu, tốt nhất là có duyên gặp được một người hiểu biết về thế giới tâm linh, khoa học, chỉ cho mình con đường đúng, không phải đi lòng vòng để không phải mất nhiều thời gian và tiếp tục bị cuốn vào cái trận đồ bát quái ma mị đó.
Vì cho dù có là bùa ngải, có là người khác hại, thì nó cũng không nằm ngoài nguyên lý Âm dương, những quy luật của tự nhiên, đời sống, và đều có thể giải quyết được.

(Thiền năng lượng chữa bệnh – Giải trừ mọi bùa ngải)

Lão là người luôn quan niệm, mọi thứ đều có thể giải thích, hiểu và đều có thể giải quyết. Có chăng là bằng cách này hay cách khác mà thôi. Khi một người, một vật bị tác động thì hãy hiểu, cái gì đã tác động? cơ chế tác động đó đã xảy ra như thế nào? và cơ thể ta đã bị chuyển biến ra sao? vì sao gây nên các triệu chứng, hiện tượng đó?. Khi hiểu cơ chế tác động thì đồng thời ta cũng hiểu cách thoát khỏi sự tác động đó. Ở đây lão không có đủ thời gian để giải thích chi tiết mọi thứ, nhưng như lão đã nói, bản chất chỉ có 1, nhưng cách biểu hiện, giải thích thì có rất nhiều, và thông qua những cách thức giải quyết khác nhau cũng chỉ để tác động được vào bản chất thực của nó mà thôi.

- Những bạn ở xa, sau khi dùng phương pháp loại trừ các nguyên nhân như lão đã nói ở trên, nếu thực sự thấy mình bị Bùa ngải có thể làm thêm phương pháp này: dùng trứng gà ta có trống (một đầu to tròn, một đầu thuôn gọn), luộc chín, bóc vỏ và đem lăn lên khắp cơ thể, có thể lăn nhiều ở những chỗ đau hơn. Lăn càng nhiều càng tốt, càng nóng càng tốt luộc nhiều trứng, nguội trứng này thì thay trứng khác. Trứng đã dùng lăn lên cơ thể người bệnh xong thì bỏ đi, không cho người khác hay súc vật ăn. Lúc nguội hẳn, có thể bẻ trứng ra kiểm tra, nếu lòng đỏ chuyển màu xám đen, thì có thể người bệnh đã nhiễm Bùa ngải. Nếu lòng đỏ biến thành màu đỏ tươi thì người bệnh bị nhiễm từ lâu, có thể sắp dẫn đến mất mạng (thực tế điều này rất ít xảy ra). Tiếp tục lăn nhiều ngày cho đến khi lòng đỏ trứng không còn đổi màu, không còn những biểu hiện bất thường, trở về bình thường thì bệnh khỏi, Bùa ngải đã được giải trừ. Đây là cách đơn giản, dễ thực hiện và tương đối hiệu quả.

Như lão đã lý giải, Bùa ngải thuộc năng lượng âm. Trứng gà lại có nhiều tính dương nhất trong các loại thực phẩm (đọc bài: “Bảng phân loại thực phẩm theo tính chất âm dương”), nên khi dùng trứng lăn trên cơ thể, theo nguyên lý dương sẽ hút âm, từ đó trục hết được âm khí ra ngoài, giúp cơ thể trở lại cân bằng âm dương, từ đó khỏi bệnh. Ở đám ma của người mới chết, trong dân gian cũng thường cúng trứng luộc là vì thế, sẽ giúp hút bớt âm khí (hơi lạnh) của người chết.
- Những bạn ở xa, hãy làm như những gì mà lão đã hướng dẫn. Những bạn ở Hà nội thì hãy găp lão, lão sẽ hướng dẫn cho bạn cách giải quyết phù hợp với trường hợp của bạn, có thể đi con đường ngắn nhất để thoát khỏi mọi nghịch cảnh mà chẳng phải mất nhiều công sức hay tốn kém gì.

Thân và Tâm nói là hai cũng đúng mà là một cũng chẳng sai, vì tuy là hai nhưng nó gắn liền và tác động với nhau như là một. Khi thân bệnh thì tâm trí yếu đuối, lo sợ. Và ngược lại khi tâm bệnh thì dẫn đến thân đau yếu, mệt mỏi.
Thân dính bùa ngải không đáng ngại, chỉ cần làm cho thân thể mình dương lên là được, dương thịnh thì âm sẽ suy. Biết cách ăn uống đúng, kết hợp tập luyện bằng phương pháp hợp lý để nhanh chóng lập lại quân bình âm dương, hoặc các phương pháp bổ sung phù hợp khác để tăng trưởng dương khí cho thân thể, từ đó chữa khỏi Bùa ngải.

Tâm trí dính bùa ngải mới đáng ngại, vì tâm sẽ ảnh hưởng đến thân. Tâm trí lệch lạc, bất thường cũng sẽ gây nên sự đau nhức, bệnh tật và các hiện tượng bất thường cho cơ thể

Tâm dao động, hoang mang là Tâm âm, Tâm tĩnh lặng, bình an là Tâm dương. Dương thịnh thì âm sẽ suy.
Một phương pháp Thiền phù hợp, một sự hiểu biết về nhân quả cũng có thể giúp cho tâm ta an bình, tự tại. Tốt nhất bạn gặp được người hiểu biết, chỉ cho bạn phương pháp Thiền đúng, đễ nhanh chóng quân bình tâm trí. Vì nếu phương pháp không hiệu quả trong khi tâm trí mình đang yếu đuối sẽ không giúp mình chữa khỏi bệnh nhanh, từ đó dễ dẫn đến mất niềm tin, dễ rơi vào trạng thái tiêu cực, và con đường chữa khỏi bệnh sẽ càng trở nên mờ mịt hơn.

Vì sao tâm tĩnh lặng bình yên lại có thể làm cho cơ thể khỏe mạnh, dẫn đến đời sống yên bình, may mắn. Cơ chế tác động nào đã xảy ra? sự chuyển hóa nào bên trong cơ thể đã được chuyển biến và thay đổi những gì? Vì sao số phận, cuộc đời lại thay đổi? Điều này thuộc một phạm trù khác, phạm trù của Thiền và đời sống, liên quan chặt chẽ đến khoa học. Bạn hãy đọc những bài viết về Thiền và đời sống của lão để hiểu thêm ít nhiều, hoặc bạn sẽ hiểu hơn khi tham gia khóa học (miễn phí).

Cao hơn cả, vượt lên trên tất thảy mọi phương pháp, là trong đời sống hãy cố gắng nuôi dưỡng và sống cho mình một đời sống nhiều thiện tâm. Không lợi dụng, không dối trá, không mưu mô xảo quyệt, không gây phiền phức và đem lại sự khó khăn cho người khác. Không nên chỉ lợi mình, chỉ vì mình mà không biết vì người khác. Luôn nuôi dưỡng đời sống với một tấm lòng nhân hậu, vị tha, bao dung, độ lượng và luôn ngay thẳng, biểu hiện sự chân thành của trái tim.
Một đời sống thiện sẽ cho ta một nội tâm yên ổn, không dao động, là gốc rễ, là nền tảng của mọi sự yên bình và may mắn, miễn nhiễm với mọi loại Bùa ngải hay tà thuật.

(Đức Phật – Thái tử Tất-Đạt-Đa)

Đức Phật nói: “Tâm bất động, quỷ thần kinh”! Một nội tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ, một cái tâm không hoang mang và dao động thì quỷ thần cũng phải kiêng và kính nể. Miễn nhiễm với mọi bùa ngải và ma thuật huyền bí.

Trong kinh Phật có kể câu chuyện rằng: “Một hôm Đức Phật đang ngồi Thiền dưới một gốc cây thì Ma vương và bè lũ của nó kéo đến quấy phá. Ma vương bắt đầu bắn những mũi tên nhằm vào Đức Phật. Những mũi tên tẩm độc có sức mạnh xé gió, tới tấp như mưa rào, lao nhanh. Nhưng thật kỳ lạ thay, khi những mũi tên đó bay đến gần Ngài thì liền rớt xuống, và biến thành những bông hoa xếp xung quanh chỗ Đức Phật đang tọa thiền...”

Đoạn này trong Kinh Phật chỉ muốn nói rằng với tâm từ bi, kham nhẫn thì không ma quỷ nào có thể chạm tới, cho dù gặp dữ cũng hóa lành. Tâm bất động, quỷ thần cũng phải kinh là vì thế.

Tâm thanh thản, bình an, vô sự. Sống không làm khổ mình và khổ người khác. Chìa khóa của hạnh phúc, an lạc, bình yên và may mắn chỉ có bấy nhiêu.