Thứ Sáu, 3 tháng 12, 2021

CHIÊU THỨC KHÍ CÔNG HẰNG NGÀY

 1. Bài tập Khí công có bài làm hạ ngay huyết áp xuống 20 số và cũng có bài tập thường xuyên để duy trì sự ổn định của huyết áp. Ở đây tôi chỉ chia sẻ bài tập để ổn định huyết áp về lâu dài vì đó mới là cái quan trọng, chính là thức: LƯỠNG THỦ KÌNH THIÊN LÝ TAM TIÊU – là thức đầu tiên của Bát Đoạn Cẩm mà tôi đã chia sẻ nhưng ở đây có sự khác biệt trong cách thở nên các ace đã học, đã biết thì cần lưu ý:

- Khi hai tay từ từ nâng lên thì cũng đồng thời thở ra bằng miệng và phát âm thanh “PHU” hay “PHÙ” thật mạnh.
- Khi hai tay hạ xuống thì hít vào bằng mũi và rùn gối thấp xuống.
2. Bài Lục Tự khí công (tôi cũng đã chia sẻ). Đây là bài tập rất tốt để ổn định huyết áp.
Nếu muốn hạ huyết áp cấp tốc thì phải thở đúng 126 hơi thở (vì tôi chưa chia sẻ cách thở 126 hơi nên mọi người có thể thở 3 vòng lục tự × 36 hơi thở = 108 hơi thở là được).
3. Bài tập thở bụng hạ huyết áp cấp tốc:
Thở theo trình tự 7 - 10. Tức là hít vào 7 thở ra 10. Khi hít vào bằng mũi thì đếm thầm từ 1 đến 7, sau đó thở ra ngay bằng miệng và đếm thầm từ 1 đến 10.
Thở như vậy 10 đến 15 phút hoặc đến khi nào thấy nhẹ đầu thì ngưng. Nếu có máy đo thì sau khi đo thấy chỉ số giảm về bình thường thì ngưng. Vài lưu ý:
- Có thể ngồi hoặc nằm thở đều được.
- Không được nín hoặc dừng hơi thở.
- Phân bố đều hơi thở ở thì thở ra để có thể đếm đến 10 mà vẫn còn một ít hơi.
- Đếm phải đều, không nhanh không chậm (mỗi số đếm = 1 giây đồng hồ hoặc bằng nhịp đếm của trạm đèn tín hiệu giao thông).
- Khi thở, chú ý vùng bụng dưới rốn.
- Khi thở ra thì phát ra âm HÀ
CHÚ Ý:
* Mọi người cần phải biết rằng, tất cả các phương pháp làm hạ huyết áp cấp thời (như ở bài trước và bài này hoặc các phương pháp do bất kỳ ai hướng dẫn) đều không phải phương pháp điều trị cái gốc bệnh, cho nên không được ỷ lại. Biện pháp căn cơ chính là hơi thở bụng và nó phải được tập luyện hằng ngày. Có thể tập thở bụng bằng Lục tự khí công hoặc chỉ bằng thức LƯỠNG THỦ KÌNH THIÊN LÝ TAM TIÊU như clip dưới đây.
* Người đang uống thuốc ổn định huyết áp không được tự ý bỏ thuốc trong khi tập khí công.
* Clip kèm theo là chiêu thức cho người bị CAO HUYẾT ÁP do đó, người bị huyết áp thấp không được tập.

Thứ Bảy, 13 tháng 11, 2021

Huyệt Thái Khê

 Huyệt vị này chính là THÁI KHÊ. Huyệt thái khê còn được gọi là nội côn lôn, huyệt lữ tế. Huyệt thuộc đường kinh Thận và là huyệt số 3. Huyệt thái khê nằm ở đâu thì huyệt vị nằm ngay phía sau của mắt cá chân trong, ở vùng lõm gần với gót chân. Trong sách Trung Y Cương Mục đã từng ghi chép lại, huyệt tập trung mọi kinh khí mạnh của kinh Thận, lại có hình con suối chảy qua (khê) cho nên đặt tên là huyệt thái khê.

Cách bấm: Dùng ngón tay xác định đúng vị trí của huyệt, sau đó day bấm huyệt đều tay trong khoảng 2-3 phút, động tác mềm mại, nhịp nhàng.
Tác dụng: Huyệt Thái khê là huyệt gốc của kinh thận, day bấm huyệt này có tác dụng tốt trong việc bổ nguyên khí cho thận.
Theo quan niệm của Đông y, thận gan đồng nguyên (cùng một nguồn gốc), gan thuộc hành mộc, thận thuộc hành thủy, thủy có thể bao bọc mộc. Nếu day bấm thường xuyên huyệt Thái khê và huyệt Thái xung có thể giúp cho thận và gan được chăm sóc hiệu quả
Có thể là hình ảnh về xương và văn bản cho biết 'Tháikhê khê'
56

Thứ Ba, 26 tháng 10, 2021

Công dụng của những “Thủy đài nấm” – Hình ảnh quen thuộc với người Sài Gòn

 Nhiềᴜ nɡười ᴄó lẽ đã ɾất qᴜеn hình ảnh tháρ nướᴄ hình nấm này ở Sài Gòn đã ᴄó từ tɾướᴄ năm 1975, nhưnɡ khônɡ ρhải ai ᴄũnɡ biết táᴄ dụnɡ điềᴜ tiết nướᴄ ᴄủa nhữnɡ “thủy đài nấm” này. Đến năm 2017, hầᴜ hết ᴄáᴄ thủy đài đã bị đậρ bỏ.

Ở Sài Gòn ᴄó tổnɡ ᴄộnɡ 8 thủy đài hình nấm đượᴄ xây dựnɡ tɾướᴄ năm 75 là ở đườnɡ Hồ Văn Hᴜê (Phú Nhᴜận), Nɡᴜyễn Văn Đậᴜ (Bình Thạnh), Ba Thánɡ Hai (qᴜận 10), Hᴏànɡ Diệᴜ (qᴜận 4), Nɡᴜyễn Thái Sơn (Gò Vấρ), Võ Văn Kiệt (qᴜận 5), Phạm Phú Thứ (qᴜận 6), Nɡᴜyễn Văn Tɾánɡ (qᴜận 1).

Nhữnɡ thủy đài ᴄaᴏ khᴏảnɡ 30m, ᴄó kết ᴄấᴜ bê tônɡ ᴄốt théρ νới dᴜnɡ tíᴄh 1.200 m3 đến 8.500 m3, đượᴄ xây dựnɡ tɾướᴄ năm 1975 νới mụᴄ đíᴄh là để điềᴜ tiết áρ lựᴄ nướᴄ từ nhà máy nướᴄ ở Thủ Đứᴄ ᴄấρ ᴄhᴏ Sài Gòn – Gia Định.

Phía dưới nhữnɡ thủy đài này đượᴄ xây tườnɡ kín hay là nhữnɡ khᴜnɡ ᴄột bê tônɡ ᴄốt théρ đỡ bồn nướᴄ hình tɾòn bên tɾên. Khônɡ ɡian khᴜ νựᴄ thủy đài thườnɡ ɾất ɾộnɡ để đảm bảᴏ an tᴏàn khi thủy đài νận hành. Vị tɾí ᴄủa ᴄáᴄ thủy đài ᴄhᴏ biết mật độ dân ᴄư ở đó khá tậρ tɾᴜnɡ, nhᴜ ᴄầᴜ nướᴄ sạᴄh lớn nên ᴄần ᴄó “áρ lựᴄ” mạnh νà khối lượnɡ lớn để ᴄᴜnɡ ᴄấρ.

Tᴜy nhiên ᴄó một điềᴜ ít nɡười biết là dù đượᴄ xây dựnɡ từ ɾất lâᴜ nhưnɡ nhữnɡ thủy đài hình nấm này ᴄhưa baᴏ ɡiờ đượᴄ sử dụnɡ.

Lý dᴏ thеᴏ một số nɡười nói là νì ᴄáᴄ ᴄônɡ tɾình này νừa đượᴄ xây xᴏnɡ thì xảy ɾa biến ᴄố 1975 nên bị bỏ hᴏanɡ ᴄhᴏ đến khi bị đậρ bỏ. Một nɡᴜồn tin kháᴄ nói ɾằnɡ thủy đài đượᴄ xây tɾᴏnɡ thời ɡian 1966-1969, nhưnɡ khônɡ đượᴄ đưa νàᴏ sử dụnɡ νì bị ᴄhᴏ là ɾò ɾỉ nướᴄ khi thử nɡhiệm. Cônɡ táᴄ khắᴄ ρhụᴄ kéᴏ dài đến năm 1975 νẫn ᴄhưa hᴏàn thành dᴏ tình hình ᴄhĭến ᴄᴜộᴄ ᴄănɡ thẳnɡ. Có thể ɡiả thiết thứ 2 là đúnɡ hơn, νì hình ảnh tháρ nướᴄ này đã ᴄó từ tɾᴏnɡ nhữnɡ tấm hình Sài Gòn thậρ niên 1960.

Bên dưới là tháρ nướᴄ ở Qᴜận 4, ɡần Cảnɡ Sài Gòn, ở ɡóᴄ Hᴏànɡ Diệᴜ – Tɾình Minh Thế (nay là Nɡᴜyễn Tất Thành):

Tháp nước lúc đang xây dựng năm 1967
Tháp nước khi đã hoàn thành, hình chụp năm 1969

Đường Trình Minh Thế ở Quận Tư, nay là đường Nguyễn Tất Thành
Tháp nước vào năm 2017

Bên dưới là tháρ nướᴄ ở νị tɾí Tɾần Qᴜốᴄ Tᴏản – Lê Đại Hành (nay là đườnɡ 3 Thánɡ 2 – Lê Đại Hành) lúᴄ đanɡ đượᴄ xây dựnɡ:

Còn hình bên dưới là tháρ nướᴄ lúᴄ đã hᴏàn thành, nằm kế bên ᴄây xănɡ Phú Thọ

Như νậy, nếᴜ như hᴏạt độnɡ đượᴄ thì ᴄáᴄ thủy đài hình nấm này sẽ ᴄó ᴄônɡ dụnɡ νà ᴄhứᴄ nănɡ như thế nàᴏ? Nhiềᴜ nɡười sẽ biết ᴄâᴜ tɾả lời, đó là để ᴄhứa nướᴄ, nhưnɡ khônɡ hẳn ᴄhỉ là như νậy, nó ᴄòn ᴄó ᴄhứᴄ nănɡ điềᴜ tiết áρ lựᴄ. Thеᴏ thiết kế, thủy đài đượᴄ xây dựnɡ để điềᴜ áρ nɡᴜồn nướᴄ sinh hᴏạt. Bᴜổi tối, khi nɡười dân ít sử dụnɡ sẽ dư ɾa lượnɡ nướᴄ lớn, ρhần nướᴄ đó sẽ tự độnɡ bơm lên ᴄáᴄ thủy đài để tíᴄh tɾữ. Còn ban nɡày dùnɡ nhiềᴜ, áρ lựᴄ nướᴄ ɡiảm, thủy đài sẽ tự độnɡ mở νan để bơm nướᴄ tɾở lại νàᴏ mạnɡ lưới ᴄᴜnɡ ᴄấρ.

Nɡᴜyên tắᴄ hᴏạt độnɡ ᴄủa thủy đài đượᴄ ɡiải thíᴄh bằnɡ hình νẽ dưới đây:

1. Nướᴄ đượᴄ bơm lên thủy đài
2. Nướᴄ đượᴄ tɾữ lại
3. Nướᴄ đượᴄ ρhân ρhối ᴄhᴏ ᴄáᴄ nơi sử dụnɡ bằnɡ độnɡ nănɡ. Vì νậy kể ᴄả khi ᴄúρ điện thì nɡười dân νẫn dùnɡ đượᴄ nướᴄ.

Tháp nước trên đường Thuận Kiều thập niên 1920

Qᴜay nɡượᴄ νề qᴜá khứ, từ năm 1886,, nɡười Pháρ đã xây nhữnɡ thủy đài, đơn thᴜần là để ᴄhứa nướᴄ, νới nhà máy nướᴄ đặt ở khᴜ νựᴄ Hồ Cᴏn Rùa (này nay là Cônɡ ty Cấρ nướᴄ Sài Gòn – Sawaᴄᴏ). Nướᴄ đượᴄ bơm thủ ᴄônɡ lên bể ᴄhứa từ ᴄáᴄ ɡiếnɡ ᴄạn ɡần đó để ρhụᴄ νụ ᴄhᴏ ᴄáᴄ ᴄônɡ sở, nhà ᴄáᴄ qᴜan ᴄhứᴄ Pháρ ᴄùnɡ một ít dân ᴄư nɡười Việt khá ɡiả tại khᴜ νựᴄ tɾᴜnɡ tâm Sài Gòn khi ấy ᴄhỉ lèᴏ tèᴏ νài ᴄᴏn đườnɡ đất.

Tháp nước và nhà máy nước khu vực Hồ Con Rùa vào thập niên 1920

Tᴜy nhiên nhữnɡ tháρ nướᴄ này ᴄó thể tíᴄh hạn ᴄhế ᴄhỉ ᴄấρ nướᴄ đượᴄ νới qᴜy mô nhỏ. Khi dân số Sài Gòn tănɡ lên, nɡười Pháρ mới bắt đầᴜ ᴄhᴏ xây ᴄáᴄ ρhônɡ-tên ᴄônɡ ᴄộnɡ dọᴄ thеᴏ ᴄáᴄ ᴄᴏn ρhố ᴄhính để nɡười dân đến lấy nướᴄ sinh họat. Nhữnɡ ρhônɡ-tên này ᴄhính là ᴄáᴄ ɡiếnɡ khᴏan tɾựᴄ tiếρ dᴏ ᴄônɡ ty Sᴏᴄiété Laynе Fɾanᴄе еt Ciе khảᴏ sát νà khᴏan thẳnɡ νàᴏ tầnɡ nướᴄ nɡầm sâᴜ tɾên tɾăm mét.

Chᴏ đến thậρ niên 1960 ᴄáᴄ ρhônɡ-tên nướᴄ này ở Sài Gòn mới lùi dần νàᴏ qᴜá khứ, khi ᴄhính qᴜyền bắt đầᴜ xây dựnɡ nhà máy nướᴄ νới ᴄáᴄ đườnɡ ốnɡ đi tận νàᴏ từnɡ nhà. Nhà máy nướᴄ Thủ Đứᴄ đượᴄ khánh thành νàᴏ nɡày 12 thánɡ 12 năm 1966, nằm ở khᴜ νựᴄ Linh Tɾᴜnɡ hiện nay, ᴄᴜnɡ ᴄấρ 90% nhᴜ ᴄầᴜ nướᴄ máy sinh hᴏạt ᴄủa thủ đô Sài Gòn.

Lắp đường ống để cung cấp nước cho Sài Gòn vào năm 1966

Tᴜy nhiên nướᴄ đượᴄ dẫn từ Thủ Đứᴄ νàᴏ tɾᴏnɡ nội thành, nên áρ lựᴄ nướᴄ sẽ yếᴜ. Vì νậy, ᴄhính qᴜyền đã xây dựnɡ hànɡ ᴄhụᴄ “thủy đài nấm” ᴄhᴜnɡ qᴜanh thành ρhố nhằm điềᴜ áρ lưᴜ lượnɡ nướᴄ ᴄhảy đến đườnɡ ốnɡ ᴄủa tất ᴄả ᴄáᴄ khᴜ νựᴄ dân ᴄư ở xa saᴜ khi nhà máy nướᴄ Thủ Ðứᴄ hᴏàn thành. Đó ᴄhỉnh là ᴄáᴄ “thủy đài nấm” đượᴄ nhắᴄ đến tɾᴏnɡ bài này. Dᴏ đó, ᴄáᴄ thủy đài này khônɡ đơn thᴜần là để ᴄhứa nướᴄ, mà là để điềᴜ tiết áρ lựᴄ ᴄhᴏ nướᴄ máy sinh hᴏạt.

Xin lưᴜ ý, thủy đài nấm này ᴄó ᴄônɡ nănɡ kháᴄ νới “tháρ điềᴜ áρ” (tháρ ᴄắt áρ) ở đườnɡ Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ) như đã nhắᴄ đến tɾᴏnɡ bài tɾướᴄ. Khi nướᴄ từ nhà máy bơm νàᴏ đườnɡ ốnɡ lớn, áρ lựᴄ nướᴄ sẽ đượᴄ tháρ này điềᴜ tiết, ɡiảm xᴜốnɡ, tɾướᴄ khi nɡᴜồn nướᴄ này hòa νàᴏ mạnɡ lưới đườnɡ ốnɡ nhỏ hơn. Mụᴄ đíᴄh là để tɾánh áρ lựᴄ nướᴄ qᴜá lớn làm bể ổnɡ dẫn nướᴄ.

Còn thủy đài nấm là để điềᴜ tiết lựᴄ nướᴄ tɾướᴄ khi dẫn νàᴏ từnɡ ɡia đình như đã ɡiải thíᴄh bằnɡ hình ảnh ở bên tɾên.

Năm 2017, ᴄhính qᴜyền đã ᴄhᴏ ɡỡ bỏ ᴄáᴄ thủy đài này. Khi thi ᴄônɡ tháᴏ dỡ, nɡười ta thấy ɾằnɡ ᴄáᴄ thủy đài này đượᴄ xây dựnɡ ɾất kiên ᴄố νới bê tônɡ ᴄốt théρ nên qᴜá tɾình tháᴏ dỡ mất ɾất nhiềᴜ thời ɡian, ᴄhậm tiến độ. Một ᴄán bộ ɡiám sát tháᴏ dỡ nói: “Phần nắρ thủy đài, nhất là ρhần νành nắρ là nơi khó tháᴏ dỡ nhất νà hầᴜ như ᴄhỉ thi ᴄônɡ thủ ᴄônɡ. Dᴏ đó, ᴄônɡ tɾình ᴄó ρhần ᴄhậm tiến độ sᴏ νới thời ɡian đề ɾa”.

Qᴜa qᴜan sát, ρhần mái thủy đài đượᴄ làm bằnɡ bê tônɡ lưới théρ kiên ᴄố. Cônɡ nhân ρhải dùnɡ búa tạ đậρ liên tiếρ khᴏảnɡ 4 lần νàᴏ một điểm, mảnh bê tônɡ mới νỡ ɾa lộ khᴜnɡ lưới théρ. “Cônɡ tɾình này làm qᴜá kiên ᴄố, hơn 10 anh еm ᴄhúnɡ tôi đậρ νà khᴏan liên tụᴄ tɾᴏnɡ 3 nɡày qᴜa nhưnɡ ᴄhưa ɡiải qᴜyết xᴏnɡ ρhần mái thủy đài. Hy νọnɡ, nɡày mai ᴄhúnɡ tôi sẽ qᴜyết xᴏnɡ ρhần mái νà tiến hành ᴄănɡ lưới tháᴏ dỡ ρhần thân thủy đài” – một ᴄônɡ nhân ᴄhia sẻ.

Nhữnɡ thủy đài nấm này bị ρhá bỏ từ năm 2017 để lại nhiềᴜ lưᴜ lᴜyến νà tiếᴄ nᴜối ᴄhᴏ nɡười Sài Gòn. Nhữnɡ ý kiến saᴜ đượᴄ tổnɡ hợρ từ báᴏ Tᴜổi Tɾẻ:

Dươnɡ Nɡọᴄ Khᴏa – một nɡười Sài Gòn nhậρ ᴄư – ᴄhia sẻ: “Mỗi lần đi qᴜa tháρ nướᴄ nàᴏ đó tôi lại nhớ ᴄái ᴄảm ɡiáᴄ… nɡồ nɡộ khi tôi tɾônɡ thấy “ᴄây nấm khổnɡ lồ” lần đầᴜ. Giờ nɡhе tin nó bị tháᴏ dỡ tôi ᴄũnɡ ᴄó ᴄảm ɡiáᴄ như ρhải ᴄhia tay một ký ứᴄ”.

Còn họa sĩ Uyên Hᴜy – một nɡười Sài Gòn ɡốᴄ – thổ lộ: “Có ᴄhút ɡì đó hụt hẫnɡ, lᴜyến tiếᴄ. Nhữnɡ thủy đài thời Pháρ, Mỹ để lại khônɡ xấᴜ, thậm ᴄhí nhìn nó ᴄũnɡ thấy lạ, thấy νᴜi mắt. Nhưnɡ nếᴜ để lâᴜ, khônɡ bảᴏ dưỡnɡ thì khônɡ an tᴏàn, nên nếᴜ bᴜộᴄ tháᴏ dỡ thì thеᴏ tôi ᴄũnɡ hợρ lẽ thôi.

Tôi ᴄũnɡ ᴄảm thấy tiếᴄ, ɡiá như ᴄó nhữnɡ ý tưởnɡ ᴄải tạᴏ nhữnɡ thủy đài này thành nhà hànɡ, qᴜán ᴄà ρhê… hay ᴄônɡ tɾình νăn hóa ɡì đó thì hay, nhưnɡ ᴄhúnɡ ta khônɡ ᴄó nhữnɡ ý tưởnɡ đó”.

Đồnɡ qᴜan điểm νới họa sĩ Uyên Hᴜy, TS Qᴜáᴄh Thᴜ Nɡᴜyệt bộᴄ bạᴄh: “Với tôi νà thế hệ ᴄhúnɡ tôi, nhữnɡ thủy đài ở Sài Gòn là một ρhần ký ứᴄ ᴄủa đời sốnɡ đô thị.

Mỗi lần đi nɡanɡ thủy đài tɾên đườnɡ Hồ Văn Hᴜê, tôi νẫn thấy tɾᴏnɡ lònɡ ɡợn lên nhữnɡ ᴄảm xúᴄ ɡần ɡũi νà như điềᴜ ɡì đó ɾất ɾiênɡ ɾất thiênɡ liênɡ νới thành ρhố này.

Nó là ᴄái hồn ᴄủa Sài Gòn xưa.

Qᴜan điểm ᴄủa thành ρhố là dẹρ hết ᴄáᴄ thủy đài, ᴄhỉ ɡiữ lại một ᴄái thôi. Nhưnɡ thеᴏ tôi, nhìn từ tình ᴄảm ᴄủa tôi, nếᴜ ɡiữ đượᴄ thêm thì ɾất tốt. Thựᴄ ɾa thủy đài ᴄũnɡ là một biểᴜ tɾưnɡ ᴄủa thành ρhố, là hình ảnh ᴄó tính ᴄônɡ nɡhiệρ, đánh dấᴜ sự tɾưởnɡ thành ᴄủa đô thị Sài Gòn tɾᴏnɡ νiệᴄ kiến tạᴏ tiện íᴄh sinh hᴏạt ᴄhᴏ nɡười dân”.

TS Vũ Thế Lᴏnɡ (ủy νiên ban ᴄhấρ hành Hiệρ hội UNESCO TP Hà Nội):

“Lần đầᴜ νàᴏ Sài Gòn, tôi ɾất tò mò khi tɾônɡ thấy nhữnɡ thủy đài. Nhữnɡ thủy đài đó là kiến tɾúᴄ ᴄủa một thời đại, manɡ tɾᴏnɡ đó nhiềᴜ ɡiá tɾị.

Mỗi TP đềᴜ ᴄó bề dày νà sứᴄ sốnɡ lịᴄh sử ᴄùnɡ sự ρhát tɾiển tất yếᴜ. Nhưnɡ nếᴜ ρhát tɾiển mà xóa đi ᴄáᴄ ɡiá tɾị ᴄủa lịᴄh sử thì đô thị sẽ bị “qᴜè qᴜặt”.

Tôi ρhản đối ᴄhᴜyện ρhá hủy νô tội νạ, nhưnɡ ᴄũnɡ khônɡ đồnɡ tình ᴄônɡ tɾình nàᴏ ᴄũ ᴄũnɡ ρhải ɡiữ lại. Vậy nên tɾướᴄ khi ρhá hủy ᴄônɡ tɾình ᴄũ/ᴄổ nàᴏ đó, ᴄần ρhải ᴄó nhữnɡ ᴄᴜộᴄ hội thảᴏ, lấy ý kiến tham ɡóρ ᴄủa ᴄáᴄ nhà khᴏa họᴄ νà ᴄộnɡ đồnɡ.

Nhữnɡ kiến tɾúᴄ ᴄônɡ nɡhiệρ thời thựᴄ dân ᴄũ là nhữnɡ ɡiá tɾị thᴜ hút kháᴄh dᴜ lịᴄh. Nếᴜ Sài Gòn đánh mất nhữnɡ ɡiá tɾị ấy thì sẽ ɡiảm đi sứᴄ hấρ dẫn ᴄủa thành ρhố.

Như tháρ nướᴄ Hànɡ Đậᴜ ở Hà Nội ᴄó thể ᴄᴏi là nhữnɡ ᴄhiếᴄ ᴄúᴄ νànɡ tɾên ᴄhiếᴄ áᴏ đẹρ là tổnɡ thể kiến tɾúᴄ Pháρ khᴜ νựᴄ qᴜanh đó như nhữnɡ tòa nhà, biệt thự Pháρ, ᴄầᴜ Lᴏnɡ Biên… Nếᴜ ρhá bỏ tháρ nướᴄ Hànɡ Đậᴜ thì khᴜ νựᴄ qᴜanh đó ᴄũnɡ như ᴄhiếᴄ áᴏ bị mất ᴄúᴄ.”

Mời ᴄáᴄ bạn ᴄùnɡ nhìn lại nhữnɡ hình ảnh qᴜеn thᴜộᴄ νới nɡười Sài Gòn, nay đã khônɡ ᴄòn nữa. Nɡᴜồn ảnh từ tɾanɡ zinɡ.νn:

Bài: Đông Kha (biên soạn)

Thứ Sáu, 22 tháng 10, 2021

5 LUẬN BÀN VỀ ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC CỦA LÀO

 “Chúng ta thua Lào rồi”, “Lào có đường sắt cao tốc, tốc độ 160km/h, chạy từ Vientiane đến biên giới Trung Quốc hết có 3h thay vì 48h như trước”, “Nhìn toa tầu cao tốc của Lào đẹp long lanh, chả bù cho đường sắt Cát Linh - Hà Đông (xấu quá)”, “Khách Trung Quốc đi du lịch bằng tàu cao tốc qua Lào, đến Bangkok, Kuala Lumpur, Singapore, đến các bãi biển của Thái Lan, Malaysia, không sang Việt Nam nữa”, “Giờ thì hoa quả từ Thái Lan, Malaysia chạy thẳng lên Kunming, Trung Quốc sẽ không mua hoa quả từ các tỉnh Nam bộ nữa đâu”, “Chúng ta đã bỏ lỡ một cơ hội vàng”….

Đấy là những bình luận của nhiều Fbers những ngày qua sau sự kiện Trung Quốc bàn giao đoàn tầu cao tốc cho Lào.
Trên Fb, có khá nhiều bạn hay than thở như vậy khi có một lĩnh vực gì đó mà các quốc gia láng giềng hơn mình, mà không chịu suy xét cho kỹ: liệu dự án như vậy ở Việt Nam thì có nên làm hay không, có được quốc hội thông qua hay không, có được công luận ủng hộ hay không?
Và đây là góc nhìn của cá nhân tôi, sau khi đọc một số bài báo nước ngoài xung quanh dự án đường sắt cao tốc của Lào.
Thứ nhất là dự án đường sắt cao tốc 160km/h trị giá 6,0 tỷ USD của Lào chiếm 30,97% GDP quốc gia (GDP của Lào là 19,375 tỷ USD). Có nghĩa là nó tương đương với dự án đường sắt cao tốc của Việt Nam trị giá 113,97 tỷ USD (30,97% GDP VN).
Nếu đầu tư 113,97 tỷ USD thì chắc chắn cả dân chúng, cả chuyên gia lẫn quốc hội Việt Nam chẳng ai ủng hộ, bỏ phiếu cho số tiền khổng lồ như thế. Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam mới có 58,7 tỷ USD cho tốc độ 350km/h hoặc ít hơn là 26 tỷ USD cho tốc độ 220km/h mà vẫn chưa được ủng hộ, chưa được phê duyệt.
Thứ hai, vốn của dự án này là vốn vay thương mại không ưu đãi từ ngân hàng Eximbank Trung Quốc với sự bảo trợ của BRI (chương trình một vành đai một con đường của Trung Quốc). Theo WB đến năm 2019, tổng nợ công của Lào là 68,29%, tổng nợ nước ngoài của Lào là 16,9 tỷ USD (chiếm 88% GDP), trong đó 10,3 tỷ USD là nợ công (chiếm 54% GDP).
Còn Việt Nam, quốc hội đang phê duyệt trần nợ công là 60% GDP và mức cảnh báo là 55%, hiện tại nợ công của Việt Nam đang ở mức 55,3%. Có nghĩa là chắc chắn chúng ta không thể vay vốn nước ngoài, tăng nợ công cao 68,29% để tham gia chương trình một vành đai, một con đường của Trung Quốc như Lào. Vậy thì có gì mà tiếc nhỉ?
Thứ ba là hiệu quả kinh tế: đoạn kết nối từ Bangkok đến Nakhon Ratchasima (đông bắc Thái Lan) phải cuối năm 2026 mới hoàn thành, có nghĩa là việc kết nối Vientaine - Bangkok phải mất 10 năm nữa mới thông (đoạn Bangkok - Kuala Lumpur thì chắc chắn còn lâu hơn nữa).
Như vậy trong vòng 5-10 năm tới các khoản lỗ hoạt động có thể gây áp lực lớn cho chính phủ Lào, bởi lượng khách từ Kunming đến Vientaine thì không đáng kể.
Thư tư, đoạn đường sắt cao tốc Kunming - Vientaine không thuộc sở hữu của Lào, Lào chỉ có 30% cổ phần trong công ty liên doanh Đường sắt Lào - Trung Quốc, bao gồm cả vốn góp bằng tiền và nhượng quyền đất đai. Như vậy thực chất tuyến đường sắt cao tốc này là của Trung Quốc, bởi họ chiếm cổ phần những 70%.
Chắc chắn Việt Nam chúng ta chẳng ai ủng hộ một tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam mà Trung Quốc sở hữu trên 50% cổ phần (chứ đừng nói 70% như Lào). Hơn nữa công ty liên doanh ấy sở hữu cả hạ tầng đường sắt lẫn 22 nhà ga.
Các bạn ca ngợi tàu cao tốc Lào đẹp thế đã có câu trả lời: tàu đường sắt cao tốc là của Trung Quốc, chứ không phải của Lào, bởi Trung Quốc chiếm 70% cổ phần cơ mà.
Thứ năm, bạn nào lo khách Trung Quốc sẽ không sang Việt Nam nữa, mà họ đi tàu cao tốc đến thẳng Bangkok, Kuala Lumpur và các bãi biển của Thái Lan, Malaysia thì cũng bớt lo đi, vì đến được Bangkok thì cũng phải 10 năm nữa, đến được Kuala Lumpur thì chắc 15 năm. Chưa kể khách có tiền là khách Quảng Đông (chứ không phải Quảng Tây), họ đi tàu đến Nam Ninh rồi đi đường bộ đến Hạ Long, Cát Bà còn gần bằng nửa đường đến đến Kunming (nói gì đến Vientaine, Bangkok).
Đến người còn chả lo, ít nhất là trong 10 năm tới, thế thì lo gì hoa quả từ Thái Lan, Malaysia có thể thay thế hoa quả Nam bộ Việt Nam nhập khẩu sang Trung Quốc.
Tạm sơ lược 5 điểm về đường sắt cao tốc của Lào như vậy.
Tuy nhiên, tôi vẫn hy vọng đây sẽ là tham chiếu tốt để Việt Nam chúng ta có quyết định sáng suốt khi phê duyệt và triển khai đường sắt cao tốc Bắc Nam.
PS: Tổng hợp từ báo chí nước ngoài, WB, IMF…

Thứ Năm, 16 tháng 9, 2021

Vành đai và Con đường - The Belt and Road Initiative ( 5 và kết thúc)

 (Thay cho lời kết: Cống hiến tới các bạn một loạt bài “Vành đai và Con đường” thực tế là một bức họa về phong cảnh thế giới về kinh tế, chính trị và tiền tệ, là những nguyên do đưa đẩy đến sáng kiến này. Chúng ta sống bên cạnh một gã hàng xóm như thế nào thì mọi người đã rõ và chúng ta dù chấp nhận hay không vẫn bắt buộc sống chung cũng như có thể chúng ta phải sống chung với SARS-CoV-2. Bởi thế chúng ta phải hiểu được nó, và có thuốc đặc trị hoặc vắc xin miễn dịch. Sêri này chỉ đưa ra những cái khung chính để các bạn tham khảo, tuy rằng chưa đầy đủ và chi tiết lắm. Chỉ phần nào giúp các bạn hiểu được phong ba bão táp ngoài kia và chúng ta cần phải đủ thông minh để trực diện và ứng phó.

Rất cảm ơn các bạn đã đọc và có lời động viên đến một lão già hàng ngày cặm cụi gõ phím để đem đến cho các bạn những món ăn tinh thần đủ mọi khẩu vị. Trong những ngày qua có nhiều còm rất hay như của Đỗ Vũ, Quang Vinh, Chau Kien Van, Phạm Trần Đình Nam, Vân Lê…Lão xin đăng lại cái còm của Vân Lê để xin nhận từ các bạn tấm lòng chân thật của tình bạn bè trên một không gian ảo này. Để cảm nhận tình bạn là có thật, lão cũng mong khi cuốn “Đường Đời” ra mắt, được các bạn bớt chút thời giờ đến dự đông đủ uống với lão một chén rượu tình, ủng hộ lão già yêu quý con chữ này.
Vân Lê com rằng :”Serie các bài viết của Lão về các mảng chủ đề khác nhau : Văn hóa (ký sự về Ấn Độ), nghệ thuật (các bài viết về phim, các bản nhạc lừng danh), về chính trị kinh tế xã hội (đơn cử như bài "vành đai và con đường" mới ra lò còn nóng hổi này) cùng vô vàn các bài viết khác đã đăng rải rác từ trước đến nay mà tôi không thể liệt kê ra được, thực sự là những KHO BÁU KIẾN THỨC mà nhờ nó người đọc được mở mang đầu óc tầm nhìn, hiểu được thêm bao nhiêu nguyên nhân cội rễ sâu xa của những hiện tượng, những sự việc xảy ra trên thế giới, mà không thể lý giải được. Những bài viết của Peter Pho quý giá vì nó trao cho người đọc (những người luôn muốn quan tâm tìm hiểu các vấn đề này) một chiếc chìa khóa tư duy, từ đó có thể phân tích các hiện tượng riêng rẽ để đi đến cái đích là bản chất của vấn đề.
Để có được điều này, phải nói rằng kiến thức của Lão thật mênh mông, tư duy của Lão thật khoáng đạt nhưng lại rất chặt chẽ và logic. Khả năng biểu đạt thật phi thường. Nhưng trên hết, tôi cảm nhận được tấm lòng đôn hậu ân tình của Lão dành cho bạn bè, người đọc mà ta quen gọi một cách thân thương là : bảy trăm Anh Em Nông hộ. Nếu không vì sự cống hiến, muốn đem đến cho mọi người (ngoài những bài viết nhẹ nhàng vui vẻ giải trí rất được số đông bạn đọc hoan nghênh chờ đợi) những bài viết có hàm lượng tri thức cao, những phân tích sắc sảo về các mối quan hệ phức tạp chằng chịt giữa các quốc gia, các phe phái..vv...tốn nhiều công sức suy nghĩ, tổng hợp tài liệu, kiến thức, Lão đã không lao tâm khổ tứ đến vậy. Đọc liên tiếp sáu bài viết trong mấy ngày qua của Peter Pho, tôi thực sự ngưỡng mộ vì trí tuệ của Anh, thực sự cảm động và biết ơn vì tấm lòng đầy ân tình của Anh dành cho người đọc. Xin cám ơn Anh thật nhiều.”)
Việt Nam ngay từ lúc bắt đầu đã gia nhập AIIB và sốt sắng ủng hộ "Vành đai và Con đường", điều này là cần thiết và tất yếu, bởi lợi dụng nguồn vốn, kinh nghiệm và sức tiêu thụ của thị trường Trung Quốc, kinh tế Việt Nam sẽ ổn định hơn và đi lên. Vấn đề ở chỗ làm thế nào để lợi dụng nó. Thực tế trước mắt, Trung Quốc đã là nước giao thương lớn nhất với Việt Nam. Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc năm 2020 đạt 133,09 tỷ USD. Nếu nói như một số người, Trung Quốc không cần Việt Nam trong sự trỗi dậy, hoặc Việt Nam "chơi" với Trung Quốc là dại...lão nghĩ quá ư là thiển cận.
Với đạo đức của nhà bình luận trung thực, lão sẽ không đi sâu bới lông tìm vết nói xấu chửi bới Trung Quốc để làm vui lòng một số kẻ cực đoan. Bởi chửi xong rồi chúng ta vẫn phải đặt câu hỏi “Tại sao họ lại vươn được cao vậy? Tiến nhanh vậy? Những điều kiện gì khiến họ chuyển mình từ một nước nghèo nàn lạc hậu lên đứng thứ hai sau Mỹ? Lão sẽ cho các bạn một cái gương chiếu yêu để nhìn nhận Trung Quốc một cách sát đáng. Tôn Tử binh pháp có câu “Tri kỷ tri bỉ, bách chiến bách thắng” tức biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.
Bỏ qua ý đồ chính trị và ý thức hệ, thực tế mà nói, Trung Quốc vươn mình là sự trỗi dậy của một nước có văn hoá lâu đời bước sang một giai đoạn văn minh mới, liệu họ có thể trở thành một siêu cường quốc hay không vẫn là một bài toán chưa có đáp số. Nhưng trong tay họ có đặc điểm của "4 siêu", đó là một quy mô dân số siêu khủng, một cương thổ quốc gia siêu rộng lớn, một lịch sử truyền thống siêu sâu xa, và một nền văn hoá tích luỹ siêu phong phú. Điểm chung của "4 siêu" này ở chỗ trộn lẫn với nhau hoà thành một khối giữa truyền thống và hiện đại.
Khác với nửa thế kỷ trước của sự chuyển mình thời đại, lúc ấy phương Tây đem đến cho dân nghèo thế giới là máu và lửa, là những ký ức thấm đậm bi thương và đau khổ, nhưng ngày nay, nhìn về bề mặt nổi, Trung Quốc đem lại cho các nước đang phát triển là cơ hội, sự hợp tác và cùng nhau phát triển, là một bước tiến thực chất của sự hợp tác văn minh nhân loại, không có súng đạn, bạo lực, không cưỡng bức, chỉ có sản phẩm trao đổi với nhau, hợp tác xây dựng với nhau trong sự thoả thuận và tôn trọng nhau. Anh thích thì vào cuộc, không thích thì đứng ngoài, không ép buộc.
Nếu như nói sau thế chiến thứ hai, năm 1952, Pháp, Đức và một số quốc gia thông qua hiệp ước "Liên doanh than đá và gang thép", khiến cho than đá và gang thép buộc chặt vào nhau, kết thúc lịch sử chiến tranh liên miên không ngớt ở châu Âu, từ đó thay đổi diện mạo chính trị, kinh tế và xã hội của toàn châu Âu. Ngày nay, Trung Quốc đưa ra “Vành đai và Con đường” với ý tưởng khai thông giữa các quốc gia về chính sách, thiết bị, mậu dịch, nguồn vốn, dân ý...qua đó thay đổi cục diện kinh tế thế giới, có sức ảnh hưởng sâu rộng hơn "Liên doanh than đá và gang thép" cả về chính trị, kinh tế và xã hội.
"Vành đai và Con đường" với một ý nghĩa khác là đang cống hiến cho thế giới những gì mà Trung Quốc sở hữu, cụ thể là đặc điểm của "4 siêu". Quy mô dân số siêu khùng của Trung Quốc đem đến cho thế giới một thị trường tiêu thụ siêu cấp, có thể thu hút được tất cả các sản phẩm cho nhu cầu cần thiết từ các quốc gia thành viên. Nếu đánh giá sức mua, thì Trung Quốc quả là một thị trường tiêu thụ kinh khủng. 20 năm trước, lão chứng kiến hai người nông dân Trung Quốc khởi nghiệp, trong tay họ có ít vốn từ nông nghiệp, họ đầu tư vào nước lọc chai và tương ớt lọ. Bây giờ, khi mà cả Trung Quốc đã tiếp thu sản phẩm của họ thì họ đã có trong tay mỗi người vài tỉ Đô La, hàng tháng cung không kịp cầu, đến nỗi bọn làm hàng nhái cũng phát tài theo hai sản phẩm này.
Về hàng hoá và tiêu dùng, Trung Quốc làm lợi cho kinh tế thế giới gấp đôi Mỹ, Trung Quốc có một tầng lớp giai cấp trung lưu lớn nhất thế giới, có quan hệ mậu dịch với gần 130 quốc gia và khu vực, có dây chuyền sản nghiệp hoàn thiện nhất thế giới, có du khách du lịch thế giới và tiêu tiền nhiều nhất, có lượng dự trữ ngoại hối lớn nhất, và nhanh chóng trở thành thị trường tiêu thụ lớn nhất và đầu tư hướng ngoại lớn nhất. Từ đó, Trung Quốc có đủ tầm cỡ và điều kiện để đáp ứng với các nước trong " Vành đai và Con đường".
Với một cương thổ quốc gia siêu rộng lớn, Trung Quốc có ưu thế về văn minh địa duyên mà nhiều nước không thể so bì được, bởi tính phúc xạ rộng lớn, Trung Quốc vừa có thể là quốc gia lục địa, mà còn là quốc gia duyên hải. Toàn bộ “Vành đai và Con đường” kết nối Đông Á, Trung Á, Trung Đông, Bắc Phi và châu Âu. Riêng Con đường Tơ lụa trên biển kết nối bờ biển Trung Quốc với châu Âu qua Biển Đông, Ấn Độ Dương và đi từ bờ biển Trung Quốc qua Biển Đông ra Nam Thái Bình Dương.
Để phối hợp với tiêu chí này, Trung Quốc đã cho thành lập ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB), và rót ngay 40 tỉ Đô La trong ngân sách 100 tỉ dành cho chương trình này. Vào khoảng thời gian từ 2014 - 2016, các doanh nghiệp của Trung Quốc đã ký kết những dự án trị giá 304,9 tỷ USD ở các quốc gia nằm trong sáng kiến. Trong đó có một số dự án cần nhiều năm để phát triển. Do vậy, ngân hàng trung ương Trung Quốc còn sẵn sàng rót thêm 150 tỷ USD mỗi năm cho các dự án ấy.
Trung Quốc cũng không hề giấu giếm động cơ của họ trong kinh doanh tiêu chí này. Buôn bán tất nhiên mong muốn có lời, Trung Quốc sẽ giải quyết được vô vàn nguyên liệu ứ thừa thặng dư trong nước như sắt, thép, nhôm, đồng, gạch ngói, xi măng...và hàng ngàn kiến trúc sư, hàng triệu công nhân sẽ được đưa ra nước ngoài, họ không những kiếm lời cho đất nước, mà còn truyền tải được sức mạnh mềm của Trung Quốc với quốc tế.
Nhưng, đồng tiền có hai mặt, tiêu chí này của Trung Quốc cũng làm cho một số nước lo ngại và hoài nghi. Các nước châu Âu phản đối cách mà nhà nước Trung Quốc đứng đằng sau chống đỡ cho doanh nghiệp của mình tăng sức cạnh tranh không công bằng, phần nữa, họ chưa nhận thấy sự bảo đảm từ phía Trung Quốc về tự do thương mại, bảo vệ môi trường và điều kiện lao động. Chính vậy, phái đoàn phương Tây vẫn chỉ đứng ngoài quan sát và có 6 nước châu Âu tuy là thành viên, nhưng từ chối ký vào bản tuyên bố chung trong cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên. Đây chính là điểm yếu về tín nhiệm, về thực lực mềm của Trung Quốc.
Tại Sri Lanka đã có những cuộc biểu tình công khai phản đối sáng kiến Vành đai và Con đường. Ấn Độ thì tẩy chay cực liệt Diễn đàn hợp tác quốc tế cấp cao “Vành đai và Con đường”, vì không hài lòng với hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC) do liên quan đến lãnh thổ tranh chấp Kashmir giữa Ấn Độ và Pakistan. Ở những đoạn có phiến quân Hồi giáo còn mang nhiều mối đe doạ về an ninh. Trên thực tế Trung Quốc đã triển khai hàng chục ngàn nhân viên an ninh để bảo vệ các dự án dọc theo tuyến CPEC ( China–Pakistan Economic Coridor ) này.
Một điểm ái ngại nữa về con đường tơ lụa trên biển lại xuyên qua những điểm nóng đang tranh chấp ở biển Đông. Nhất là vài năm trước, Tập Cận Bình đã trả lời thẳng thừng với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte khi ông này đặt vấn đề sẽ khai thác dầu ở vùng biển tranh chấp, Tập nói:"Chúng ta là bạn bè cả. Chúng tôi không muốn tranh luận với ông, chúng tôi muốn duy trì mối quan hệ nồng ấm như bây giờ. Nhưng nếu các ông làm tới chuyện này, chúng ta sẽ có chiến tranh".
Sự cao ngạo của Tập vào thời điểm ấy trong lúc Trump đang co lại ưu tiên hàng đầu cho nội chính, Trump cắt giảm toàn bộ viện trợ cho nước ngoài, cắt đến 30% cho ngân sách ngoại giao, và tạm thời chưa tính sổ với Trung Quốc trong lúc ấy. Điều này đã để hở cho Trung Quốc một khoảng trống chính trị, họ được đà hoán vị với Mỹ, đề cao quy tắc của hợp tác phát triển, tăng cường mạnh mẽ về ngoại giao, hội tụ, thúc đẩy kinh tế đa chiều, đa phương hoá và toàn cầu hoá.
Khổng Tử có nói: Ai muốn thành công thì hãy giúp đỡ người khác thành công". Kế hoạch của Trung Quốc có thành công hay không còn phải chờ đợi, bởi Trung Quốc mới chỉ chia bài, nhưng con Át chủ bài của Mỹ còn chưa đánh cộng thêm hàng trăm rủi ro phát sinh về sự bất ổn định trong cộng đồng thế giới hiện nay về các luồng tư duy về chính trị, tôn giáo, thêm vào đó là quân khủng bố lan tràn...
Nhưng, với vị trí sát nách Trung Quốc, trong cái rủi ro về địa lý, chúng ta nên dùng trí tuệ của mình giữ được một thế thăng bằng ngoại giao giữa phương Tây và Trung Quốc. Đồng thời cũng chộp lấy bất kỳ cơ hội nào giúp chúng ta trong tiến trình kinh tế, mặc mịa nó là mèo trắng hay mèo đen.
Sự ổn định của xã hội Việt Nam sẽ là điều kiện tốt để tiếp thu nguồn vốn, mở rộng và tái cơ cấu nền kinh tế, nhờ lực đẩy của " vành đai và con đường", ít nhiều sẽ thu được những thành quả tốt. Nhưng chúng ta thừa biết anh hàng xóm bốn tốt trong bụng chứa chấp những gì. Việt Nam có lẽ là một quốc gia hiểu về Trung Quốc nhất và Trung Quốc chơi với Việt Nam cũng như ngậm Bồ Hòn. Còn lão PP là một trong những người Việt Nam hiểu thấu đáo nhất cả ba nước Mỹ, Trung, Việt bởi tại bối cảnh gia tộc, văn hoá và trải nghiệm của lão.
Vành đai và con đường có làm thay đổi màu sắc địa chính trị ở khu vực Đông Dương không?
Gần đây, người phát ngôn Chính phủ Campuchia Phay Siphan cho biết, việc Campuchia-Trung Quốc cùng xây dựng các dự án "Vành đai và Con đường" mà đại diện là Đường cao tốc Cảng Vàng, Sân bay Quốc tế mới Siem Reap, Sân vận động Quốc gia và Đặc khu Westport đã đóng góp quan trọng vào Sự phát triển kinh tế của Campuchia dưới thời kỳ dịch bệnh.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã đến Campuchia vào Chủ nhật (12/9) vừa rồi và gặp Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Phó Thủ tướng Hor Namhong và Bộ trưởng Ngoại giao Prak Sokhonn. Trung Quốc và Campuchia đã tổ chức các cuộc hội đàm song phương về các vấn đề như chống lại dịch bệnh viêm phổi mới, thương mại và đầu tư, giáo dục và an ninh.
Thủ tướng Hun Sen cho biết, Trung Quốc đã hứa hỗ trợ tài chính 1,75 tỷ nhân dân tệ (tương đương 272 triệu USD) cho đất nước, đồng thời, ông Hun Sen cũng tham dự lễ hoàn thành và bàn giao Sân vận động quốc gia Campuchia do Trung Quốc xây dựng vào ngày 12 và phát biểu trên truyền hình trực tiếp ca ngợi sự trợ giúp hào phóng của Trung Quốc. Sân vận động này nằm ở ngoại ô phía bắc thủ đô Phnom Penh và có sức chứa 60.000 người. Trung Quốc đã cung cấp 160 triệu đô la Mỹ tài trợ cho dự án. Hun Sen chỉ ra rằng Trung Quốc cũng đã hỗ trợ cơ sở hạ tầng khác, bao gồm hỗ trợ xây dựng hơn 2.000 km đường và 7 cây cầu qua sông Mekong, Tonle Sap và Basa. Trạm Thủy điện Sông Sesan II dam… Ông cũng nói rằng các loại vắc-xin do Trung Quốc bán và viện trợ đã giúp ích rất nhiều cho cuộc chiến chống lại đại dịch mới của Campuchia. Phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc "Economic Daily" đưa tin, tính đến cuối tháng 8, Trung Quốc đã cung cấp cho Campuchia 21,7 triệu liều vắc xin, trong đó 3,2 triệu liều được viện trợ và 18,5 triệu liều được mua thương mại, chiếm 88,6% tổng số vắc-xin nhận được ở Campuchia.
Bây giờ nếu bạn đi thăm Campuchia thì sẽ phát hiện đất nước này đâu đâu cũng có người Trung Quốc, mang sắc mầu Trung Quốc. Sự phụ thuộc vào Trung Quốc đã ăn quá sâu. Có thể nói, Campuchia đã trở thành thuộc địa kinh tế mới của Trung Quốc. Từ đó đã có những sự nhượng bộ có lợi cho Trung Quốc, cụ thể về một vị trí chiến lược quân sự quan trọng.
Chuyện chưa qua đi mà còn đấy, rất nóng hổi trên chính trường. Tờ Wall St. Journal (WSJ) trong tháng 7/2019 có đưa tin Phom Penh đã ký một thỏa thuận mật cho phép Trung Quốc độc quyền sử dụng một phần của căn cứ hải quân của Campuchia gần Sihanoukville. Căn cứ quân sự có tên là Ream chỉ cách biên giới Việt Nam - Campuchia có 100km. Nếu Trung Quốc thực sự có được quyền sử dụng căn cứ hải quân tại đây thì tàu chiến Trung Quốc có thể từ khu vực phía nam của Việt Nam đi lên hướng đông bắc để hỗ trợ cho các hoạt động khác của Trung Quốc ở dọc bờ biển Việt Nam và tại các khu vực Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa đang có tranh chấp. Giới phân tích cho biết căn cứ này sẽ giúp cho việc củng cố kênh đào Kra do Trung Quốc đề nghị xuyên qua Thái Lan, cho phép không phải đi vòng xuống eo biển Malacca và phóng chiếu sức mạnh vào Ấn Độ Dương. Nó cũng sẽ kết nối và tập hợp các tài sản quân sự hiện có, tạo ra một lợi thế chiến lược cho Trung Quốc ở Biển Đông. Từ đó có thể làm thay đổi cán cân quyền lực ở Đông Nam Á và là mối đe dọa chủ quyền trong khu vực. ( Xem thêm trên mạng Thanh Niên “Bất thường ở căn cứ hải quân Campuchia phía nam Biển Đông”)
Tình báo Hoa Kỳ thông qua thu thập các tín hiệu điện tử từ những liên lạc giữa hai bên, tất nhiên có cả tin tức của điệp viên CIA nằm vùng đã phác họa ra được một bản sao của dự thảo mà lão PP gọi là “Mật ước ma quỷ”. Theo nội dung dự thảo mật ước mà Mỹ có trong tay, thì Trung Quốc trong thời gian sử dụng căn cứ này, có quyền đưa binh sĩ, lưu trữ vũ khí và điều tàu chiến ra vào cảng này. Như vậy, mục đích sử dụng căn cứ này đã quá rõ ràng. Tờ Wall St. còn tường thuật rằng “Theo dự thảo mật ước, nhân viên quân sự Trung Quốc không những có quyền mang vũ khí mà còn được mang sổ hộ chiếu Campuchia, và đáng quan tâm hơn nữa, muốn vào khu vực độc quyền của Trung Quốc tại căn cứ Ream, người Campuchia sẽ phải xin phép người Trung Quốc.” Nếu quả thực như vậy, chủ quyền sẽ chẳng còn ý nghĩa nếu cuốn hộ chiếu Campuchia được phân phát bừa bãi kiểu ấy.
Đọc một bài bào của Tân Hoa Xã mới thấy tình hữu nghị “môi răng” Trung Quốc - Campuchia như thế nào. Trích một đoạn nguyên văn “千金易得,挚友难寻。国家之间,更甚于此。君不见,世界大势,分分合合,今天的队友可能就是明天的对手。但是,铁杆朋友,中国有。柬埔寨就是其中之一。中柬友谊历经长期考验,百炼成钢,如酒醇香.” Dịch ra tiếng Việt như sau: “Nghìn vàng dễ được nhưng bạn thân khó tìm. Giữa các quốc gia, thậm chí còn khó hơn thế nữa. Bạn có thấy, thế cục diễn biến, phân phân hợp hợp, những người đồng đội của ngày hôm nay có thể là đối thủ của ngày mai. Nhưng, những người bạn sắt thép, Trung Quốc có. Campuchia là một trong số đó. Tình hữu nghị giữa Trung Quốc và Campuchia đã được thử thách lâu dài, tôi luyện thành thép, thơm như rượu nồng.”
Đấy là một ví dụ về mặt trái của “Vành đai và con đường”, nó giương khẩu hiệu là kinh tế, nhưng thực chất có thể biến hoá vô biên, phục vụ cả về lợi ích kinh tế, lẫn chính trị, thậm chí quân sự của Trung Quốc.
Còn thằng em Lào của chúng ta ra sao? Công nhận tình hữu nghị Việt Lào hiện nay như anh em một nhà. Nhưng tương lai ra sao, khi một thế hệ lãnh đạo cũ đã thoái vị và một thế hệ mới lên ngôi. Và rình rập bên cạnh là một thằng cự phú dám tung tiền để cưỡng đoạt tình cảm thằng em, lôi kéo cậu em miền rừng rú về với Phú hộ Trung Hoa nơi thành thị với cái dây thòng lọng “Một vành đai, một con đường”. Dám đặt giả thiết, dám nhìn xa trông rộng để có phương hướng ứng phó là điều mà lão PP muốn nhắc nhở với các nhà ngoại giao Đông Lào.
Hành lang kinh tế Trung Quốc - Lào được kết nối bằng một con đường sắt cao tốc dài 417 cây số kết nối từ thành phố Côn Minh Trung Quốc đi qua thung lũng sông Hồng nơi mà lão PP có cái nông trại ở đây rồi vượt qua biên giới thẳng đến Thủ đô Viêng Chăn, Lào. (Tiện đây cũng nói thêm để “khoe” với 700 nông hộ. Lão PP và gia đình có nhiều hecta đất nông nghiệp ở đây hồi trước mua để trồng mía cung cấp cho nhà mày đường và cồn. Nhẽ ra đất ơi đây rẻ như bèo, nhưng khi tuyến đường sắt sang Lào chạy qua đây, giá cả đã đội lên tương đối.) Đây là công trình toàn bộ vốn đầu tư do Trung Quốc bỏ ra trước, ước chừng 505.45 tỷ NDT và cũng là một công trình dựa theo sáng kiến Vành đai và con đường. Công trình mở một đường huyết mạch kết nối Trung Quốc với Lào và các nước nằm trong khu vực đồng bằng sông Mê Kông và Singapore. Từ đó, việc giao thương hàng hoá giữa các nước này với Trung Quốc sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn nhiều. Đối với cộng đồng dọc tuyến đường, tuyến đường sắt Trung Quốc-Lào mang đến một trong những sự thay đổi mạnh mẽ nhất của bất kỳ dự án cơ sở hạ tầng hiện tại nào ở Đông Nam Á.
Theo báo “Đường sắt Trung Quốc” :” Ngày 5 tháng 6 năm 2021, sau hơn 4 năm miệt mài ngày đêm của những người thợ xây dựng, đường hầm Jingzhai của tuyến đường sắt Trung - Lào đã hoàn thành xuất sắc. Cho đến nay, tất cả 167 đường hầm trên tuyến đường sắt Trung Quốc-Lào đã hoàn thành, đặt nền móng vững chắc cho việc khai trương vào cuối năm nay.” Vậy, khi cậu em Lào có được tuyến đường sắt này mở toang cánh cửa cho Trung Quốc đi vào. Trung Quốc sẽ tạo ra lưu thông kết nối hàng hóa, dịch vụ, thương mại, cùng chuỗi cung ứng với Lào. Liệu sẽ có những sự biến chuyển nào mà chúng ta cần phải lo xa không? Mọi chuyện đều có thể đối với trò chơi chính trị với một con cáo già nham hiểm này. Chúng ta cần một phương pháp ngoại giao thúc đẩy sâu sắc hơn quan hệ Việt Lào và hơn thế nữa, nhiều giả thiết phải được đặt ra. Nhẽ ra, chúng ta cần hoàn thành một đường cao tốc Hà Nội - Viêng Chăn từ chục năm trước, nối liền cuộc sống của nhân dân hai nước, biến Lào “vô tình” là một tỉnh của Đông Lào, khiến Lào phụ thuộc nhiều vào Đông Lào. Hơn thế nữa, tất cả các tài nguyên của Lào chúng ta phải ký kết sở hữu để ngày nay, khi tuyến đường sắt Trung - Lào khai thông, những tài nguyên này không thể chở sang Trung Quốc dễ dàng như vậy được. Buồn thay đến đoạn đường huyết mạch Hà Nội - Sài Gòn chúng ta vẫn chưa thực hiện được, nói chi giúp thằng em Lào. Khẳng định mà nói rằng, sự trì trệ này đều tại lãnh đạo bộ giao thông những thời kỳ qua là bất tài, không mạnh dạn, không vắt óc ra nghĩ kế mà thực hiện.
Kể sơ qua hai thằng đệ mà nhẽ ra mình phải thâu tóm sau cuộc chiến 1975 bằng bất kỳ giá nào để thành lập một nước Đông Dương cho oách. Giờ thì quay sang Việt Nam, chúng ta có cần dựa vào vành đai và con đường để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đất nước không? Chúng ta xưa nay đều thích tự lực, tự chủ phát triển đất nước. Nhưng, trong tình thế hội nhập hiện nay, các quốc gia đều có những lợi ích chung ràng buộc, mình muốn đứng ngoài cũng khó. Trong khi vành đai và con đường đã được ASEAN đón chào rất nồng nhiệt. Việt Nam, với tư cách là một nước thành viên có vị thế trong ASEAN, không thể không tham gia.
Một vành đai Một con đường là quy mô quốc tế, một là ở tầm khu vực, giữa Trung Quốc với khối ASEAN. Chưa kể trong xu thế kết nối và hội nhập, Việt Nam không thể đứng ngoài. Nhìn vào tương lai của tuyến đường biển chiến lược, các nước rất được lợi từ sáng kiến này, qua việc giúp trung chuyển hàng hóa, tự do dịch vụ, thương mại, nguồn lực v.v...Cho nên về tầm nhìn chiến lược thì Việt Nam buộc phải tham gia. Tuy ở trong thế bất lợi nhưng Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc chơi được.
Trong bài phát biểu tại một hội nghị kinh tế toàn cầu, lão PP có đề cập đến “Một vành đai, một con đường” cho rằng, trò chơi này giống như ăn củ Gấu tàu còn gọi là Ú Tẩu. Loại củ này rất độc. Triệu chứng ngộ độc biểu hiện ở lưỡi tê, chảy nước bọt, nôn mửa, đi ngoài, đau đầu chóng mặt, mệt mỏi và chân tay tím tái, mạch chậm yếu, hô hấp khó khăn, thần trí không minh mẫn, ỉa đái không tự chủ, huyết áp thân nhiệt hạ, loạn nhịp tim, ngoại tâm thu. Nếu anh đưa sáng kiến “Một vòng đai, một con đường” vào đất nước mình, không biết ứng phó và sử dụng thông minh thì sẽ bị “ngộ độc” như ăn Ú Tẩu. Nhưng nếu có một tổ hợp cố vấn thông minh làm tư vấn, lựa chọn và hành động thận trọng, sử dụng lực của họ bù đắp cái mình thiếu hụt, đôi bên cùng có lợi, biến trò chơi này theo hướng có lợi cho ta thì vẫn sài được. Ú Tẩu có Tác dụng tốt đối với tim mạch, huyết áp, làm giảm đau, chống viêm, nhất là tăng cường sinh lý nam giới. Nếu không có một bộ gọng cố vấn dạn dày kinh nghiệm, ma mãnh trong trải nghiệm ngoại giao thì đừng chơi. Liệu chừng tẩu hỏa nhập ma như ăn củ Ú Tẩu. Thực trạng tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã nói lên vấn đề.
Như vậy, muốn hay không muốn chúng ta đều bị kéo theo sáng kiến này. Nếu biết vận dụng, một vành đai kinh tế trên đất liền, trên biển sẽ kết nối chúng ta vươn ra các nước xung quanh, đem hàng hoá của chúng ta ra nước ngoài một cách nhanh chóng và tiết kiệm vốn vận chuyển. Từ đó, ngành du lịch của chúng ta cũng sẽ phát triển rầm rộ. Đặc biệt, trước đây, Việt Nam vốn chỉ tập trung phát triển kinh tế và kết nối Bắc - Nam nhưng chưa tập trung kết nối vào Đông - Tây và các quốc gia láng giềng nên sáng kiến này có thể hỗ trợ Việt Nam khắc phục điểm yếu trên và tận dụng lợi thế sẵn có. Trung Quốc là một thị trường khổng lồ, nếu có một tuyến tầu nhanh từ Nam ra Bắc rồi tiến thẳng vào lục địa Trung Quốc, chắc chắn hàng hoá, nông hải sản, hoa quả của chúng ta sẽ không đủ mà cung cấp. Khách du lịch sẽ đến nườm nượp, tiềm năng du lịch của Việt Nam sẽ phát triển tối đa.
Nhưng, như đã đề cập. Phải có một “Bộ óc” thông thái để điều hành và quyết định trong trò chơi này. Bởi chúng ta biết rõ rằng, ý đồ của Trung Quốc không chỉ là về kinh tế, mà còn nhiều vấn đề khác liên quan đến dã tâm bành trướng toàn cầu, xoay trục thế giới và khu vực về Trung Quốc. Nói sâu hơn nữa, sáng kiến này thể hiện tiềm ẩn chính sách của Trung Quốc trong việc bành trướng sức mạnh mềm chứ nó không đơn thuần mang ‎ý nghĩa tích cực.
Thử thách của chúng ta là gì? Nhìn ra được cạm bẫy, tránh được cạm bẫy, biến cái khó thành cái đơn giản, biến những thứ của họ thành của mình, lấy tiền của họ để sài cho mình với những tính toán thông minh, tất nhiên có lợi cho hai bên.
Nên lưu ý tới toan tính của Trung Quốc trong chuyện bành trướng ra Biển Đông. Nếu không thâu tóm được Biển Đông thì rõ ràng Giấc mộng Trung Hoa, đặc biệt là con đường tơ lụa trên biển sẽ thất bại. Đây cũng là vạch đỏ của ta, không đánh đổi chủ quyền để lấy lợi ích kinh tế. Về chất lượng các dự án, về nhân công Trung Quốc sang lao động trong các dự án cũng là một vấn đề cần lưu tâm.
So với sáng kiến vành đai và con đường thì lão PP nghiêng về giải pháp kêu gọi đầu tư của các nhà đâu tư phương Tây. Tôi để anh bao một dự án, cho anh một thời gian cắt lông cừu sau đó anh trả lại cho tôi. Ví dụ tất cả các công trình giao thông nội đô như tàu điện ngầm, hoặc cao tốc đường sắt Bắc Nam đều cho các công ty tư nhân phương Tây bao thầu 50 năm, 100 năm cũng không sao. Giống như Anh quốc thuê bao Hồng Kông 100 năm vậy. Làm vậy dân mình được hưởng tiện ích lại không mắc nợ. Thiệt thòi, ăn chậm một chút cũng không sao, ai bảo ta không đủ tiền trong lúc này!
Có thể liên tưởng đến đường sắt cao tốc Bắc Nam đã được Nhật Bản bao thầu. Nghe nói Nhật Bản đã cắn răng hạ giá xuống 50 tỷ đô la Mỹ và hỗ trợ vốn vay toàn bộ. Năm 2009, đảng và chính phủ ta cũng nghiến răng quyết tâm xây dựng, nhưng Quốc hội lại nghiến răng phủ quyết với đa số phiếu. Quốc hội làm thế là đúng bởi chúng ta thực sự không có khả năng đảm bảo hoàn trả khoản vay khổng lồ như vậy của Nhật Bản. Chi phí vận hành khổng lồ sau khi hoàn thành cũng khiến chúng ta phải rụt rè. Do đó, một công trình cần thiết cho một huyết mạch giao thông cần thiết bị đóng băng cho đến bao giờ cũng không biết. Trước đó có những bài báo đưa ra với tiêu đề như “Nhật Bản giúp Việt Nam làm đường sắt cao tốc Bắc-Nam” đọc mà dở khóc dở cười.
Trong chương “Kế” của Tôn Tử Binh pháp có viết. “Tướng lĩnh phải có các đức tính mưu trí, uy tín, nhân từ, dũng cảm, nghiêm minh”. Đặt trong thương trường hiện đại, quan điểm này vẫn giữ nguyên ý nghĩa chỉ đạo phổ biến của nó, chỉ có điều chiến trường giờ đã đổi sang thương trường, tướng lĩnh của thương trường chính là các doanh nhân và tướng lĩnh của kinh tế quốc gia là các lãnh đạo các bộ ngành. Hy vọng nhà nước quan tâm chú trọng đến thu nạp và bồi dưỡng nhân tài để có nhiều tướng tài. Đã là tướng phải đầy đủ bản lĩnh, đừng ngu như lợn rồi bỏ tiền mua chức để làm tướng. Đừng như tay lãnh đạo tỉnh nào đó, hôm nọ khi Thủ tướng hỏi đến “ Tỉnh anh có bao ca dương tính?” thì cứ cắm đầu tìm trong đống tài liệu con số, lúng túng như gà mắc tóc. Mịa, làm tướng như vậy thì đấu chọi thế đéo nào được với một thế giới đầy mưu mô và hiểm hóc?