Thứ Ba, 29 tháng 5, 2018

"MẬT NGỮ" CỦA HẠT DỔI

Vào tháng 7 năm 2014. Tôi có việc đi khảo hạch một vài vấn đề có liên quan đến bổn môn ở Tân Cương, Trung Quốc. Đi cùng tôi có một đệ tử, trước đây học khí công với tôi ở Đức, sau này sang Nepal, qui y và tu tập ở đó. Đó là Thầy H.T
Thầy H.T là một trong những môn đồ của Hơi Thở, có tốc độ tinh tấn thuộc vào hàng phải thốt lên hai chữ căn cơ. Tuy vậy với mức độ khó chịu và cầu toàn thuộc vào hàng quái gở. Tôi cũng chưa hài lòng về thành tựu nội hàm Hơi Thở của Thầy. Vì vậy nên trên đường đi đến Tân Cương, Thầy bị tôi hạch khảo tơi bời khói lửa
Có cái lạ, là lúc tôi điểm khảo nội công, mới đầu thì không hài lòng, nhưng chỉ thoáng sau thì lại đã thấy hài lòng rồi. Điều kỳ quái ở chỗ là. Lúc tôi khảo hạch, và điểm quyết, Thầy nhận ý chỉ xong, không hiển thị ngay ý quyết, mà lần khần, đi ra, đi vô một lúc đã mới chịu hành trì. Tôi nghi nghi có điều gì đó bất thường, nên lén đi theo sao để theo dõi.
Mỗi lần nhận quyết để hiển khảo xong, Thầy lại kiếm cớ tránh mặt tôi một lúc. Té ra là Thầy tránh mặt tôi để lôi trong lưng quần ra một túi vải nhỏ, đưa lên mũi, định thần hít mấy hơi thật dài, hít mấy phát xong, Thầy rùng mình chuyển khí, sau đó ngưng thần, mặt nhơn nhơn tự tin vào tìm tôi để trả bài nội khí.
Môn sinh có sự tinh quái của môn sinh. Sư phụ có tinh nhạy của sư phụ. Tôi thuộc hàng quái gở trong vụ này, nên khi Thầy vào trả hạch quyết, tôi trầm trọng nét mặt hỏi “Thầy dùng ngoại đan hả?” Thầy trả lời: “Hậu duệ của Hơi Thở không bao giờ dùng ngoại đan. Tôi hỏi: “vậy Thầy ra ngoài hít cái gì trong túi vải?”. Thầy nói: “Chỉ là một cái túi thơm truyền thống”. Tôi im lặng, không nói gì.
Hôm sau, mở hạch quyết mới. Tôi đưa ra hạch quyết về lộng hỏa xà. Hạch quyết này bắt buộc Thầy phải cởi ngoại y ra. Thừa lúc Thầy không để ý, tôi chộp ngay cái túi vải của Thầy đưa lên mũi hít một phát thật sâu, thu liễm ngay mùi hương vào tầng vô thức. Tôi thực hiện động thái này chỉ trong chớp mắt. Thầy không kịp trở tay, nhìn tôi có vẻ không hài lòng. Tôi cười hì hì hỏi: “mùi gì nghe quen quen, nhưng không nhớ ra là mùi gì, nó là cái gì vậy Thầy?”. Thầy cũng cười đáp lễ và dứt khoát, không nói. Tôi nửa đùa nửa thật nghiêm mặt: “Nhân danh môn chủ”. Thầy cũng nghiêm mặt trả lời: “Mật ngữ”.
Có một luật ước của bổn môn, là người của T.A.C không được tiếp cận những giáo lý mật truyền của K.C.T. Thầy H.T tuy học nội công Phật Gia nơi tôi, trong lĩnh học này là quan hệ giữa tôi với Thầy là Sư- Đồ, nhưng trong lĩnh vực kia, thì lại ngược lại. Khi Thầy đã dùng 2 chữ “Mật ngữ”, thì tôi đành phải cúi đầu im thin thít.
Hôm sau ngồi trên xe Jeep vượt địa hình để đi đến tu viện Hòa Linh. Tôi ngồi bên cạnh Thầy H.T ở ghế sau. Lúc xe chạy trên địa hình gập ghềnh, tôi bị nghiêng ngả đổ mặt lên vai Thầy, tôi lợi dụng hít thêm phát nửa rồi cười cười nói “Thầy xạo, đó không phải là Mật Ngữ”. Thầy cũng cười nói “Dạ đúng ạ”. “Nói xem là mùi gì vậy.?”. “Không!, ai biểu, Thầy tự mà tìm hiểu đi”. Tôi gật gật “Ừ, con sẽ tìm ra, Thầy đợi đấy”.... (Tôi gọi Thầy và xưng mình là Con, và Thầy cũng vậy, gọi tôi bằng Thầy và cũng tự xưng mình là Con)
Cái mùi trong túi thơm của Thầy H.T tôi ghi nhận lại trong tiềm thức. Mỗi lần lôi ra chiêm nghiệm lại, thấy mùi quen vô cùng, nhưng không thể nào nhớ ra hay định hình nó là mùi gì. Cho đến khi cuối năm 2014, tôi về Sài Gòn...
Hôm đó có hẹn mậ́y đứa đệ, đến chỗ thằng Vàng A Hiếu thưởng trà Tà Xùa. Vàng A Hiếu là một cái tên hiệu khá nổi danh trong văn hóa ẩm thực Tây Bắc ở Sài Gòn. Hắn trước là giáo viên Đại Học, sau vì mê văn hóa Tây Bắc mà bỏ dạy, phiêu bạt giang hồ với khát vọng đưa văn hóa ẩm thực Tây Bắc đến với Hòn Ngọc Viễn Đông.
Hôm đó Vàng A Hiếu có đãi món măng rừng chấm muối hạt Dổi.
Vàng A Hiếu, tự tay xào nấu đồ ăn chay. Vừa dọn mâm ra, tôi bỗng bàng hoàng, mặt sáng lên rạng rỡ, bất chợt thốt ra, “Nó đây rồi!!!”. Bọn đệ và họ Vàng nhìn tôi hỏi: “Cái gì đây rồi hả thầy!“. Tôi vừa chấm măng rừng với muối hạt dỗi vừa vuốt vuốt con mèo của họ Vàng mà tôi đang bồng trên tay nói, “...à là con mèo này, và cũng có nghĩa là nhắc đến Sáo Mèo”. Trước đó họ Vàng có hứa cho tôi một ống sáo Mèo, để tôi thử Âm Lực của một bản Tiêu Phổ cổ mà tôi đang đột phá.
Cuối bữa tiệc, tôi hỏi xin Vàng A Hiếu một ít hạt dổi. Nó cho tôi khoảng hơn chục hạt. Hôm sau, tôi lại hỏi xin tiếp, nó lại cho hơn chục hạt nữa. Nó cũng cho mấy người đi cùng tôi, mỗi người mấy hạt. Rời khỏi nhà họ Vàng, tôi đè cổ bọn đệ ra, gom hết hạt Dổi mà họ Vàng tặng, miệng lầu bầu. “...biết là hạt dổi đắt rồi, nhưng sao mà keo thế nhỉ, chả Tây Bắc chút nào”.....he he...he...
Từ đó, tôi luôn bỏ mấy hạt dổi mà họ Vàng tặng trong cái bao đựng chùy Kim Cương bằng thạch anh Tây Tạng mà tôi được thầy H.T tặng vào mấy năm trước
Giữa tháng 7 âm lịch năm 2016. Thầy H.T sang chỗ tôi trả bài hơi thở Tâm Năng. Tôi chìa cái túi đựng hạt dổi của tôi cho Thầy xem, rồi nghiêm mặt, đó cũng là ngoại đan. Thầy cũng ôn tồn nói, dạ không phải đâu Thầy, nó là món gia vị ưa thích và rất hay thường dùng của các Lạt Ma Mật Tông, nó chỉ đơn thuần là một loại gia vị, một thứ thức ăn rất bình thường thôi. Tôi lại hỏi, Thầy phát hiện ra mùi hương hạt dổi có tác dụng kích hoạt hỏa xà từ lúc nào. Thầy nói, Dạ không phải con phát hiện, nó có trong kinh điển và đã được dùng làm hương liệu cúng dường từ xa xưa rồi ạ. Tôi nghe nhắc đến kinh điển, lại im lặng cúi đầu. Hồi lâu tôi nói, Con phát hiện ra hương vị hạt dổi rất cần thiết cho Y lộ của con, Thầy giúp con khám phá vụ này nhé. Thầy H.T hỉ xả, dạ, bạch thầy vâng ạ, nó đâu phải Mật Ngữ mà kiêng cữ.
Tháng 4 năm nay, tôi nhờ người ở Hà Nội, mua dùm 1 kg hạt mắt khén, và 1 kg hạt dổi loại chất lượng nhất. Khi gọi điện thoại đặt mua, người bán sĩ hàng ẩm thực Tây Bắc kinh ngạc và hỏi đi hỏi lại là có đúng là mua1 kg hạt dổi không, vì nó cực đắt, và rất hiếm khi có người mua quá 100 gr. Khi đã khẳng định mua đến 1 kg, người chủ hàng kia còn dặn đi dặn lại, là ăn đến đâu rang đến đấy, và đừng hoang phí khi không biết giá trị của hạt dổi. Tôi nghe họ dặn chỉ cười. Vì cái giá trị của hạt dổi mà người này biết chắc cũng chỉ dừng lại ở chỗ là làm gia vị cao cấp, chứ không thể biết rằng, trong Y Lộ nói chung, trong việc luyện Khí của hệ phái Truyền Nhân Của Hơi Thở nói riêng. Nó là một thảo dược thuộc vào loại vô cùng quí hiếm vì tác dụng phi thường của nó
Hôm rồi Thầy H.T sang làm tiền trạm cho khóa tu, tại Hamburg của một vị Lạt Ma nổi tiếng đến từ Nepal. Tôi có biếu cho Thầy khoảng 200 gr hạt dổi. Trong bữa trà đàm gặp mặt, tôi nói cho Thầy nghe những tác dụng diệu kỳ của hạt dỗi trong việc dùng hương liệu của nó để kích hoạt lên một số huyệt hồi sinh. Và đặc biệt là tác dụng cực đậm nét của loại hương liệu này khi tương tác để phục hoạt khí Tiên Thiên cho trẻ tự kỷ thể tăng động rối loạn cảm xúc. Thầy H.T nghe tôi trình bày các ca thể nghiệm lâm sàng, cứ trố mắt lên kinh ngạc. Cuối cùng Thầy đột nhiên quì xuống định đảnh lễ hôn chân tôi. Tôi vội vàng ngăn Thầy lại nói. Thầy phải cẩn trọng đừng làm mất thể diện của người mặc Tăng bào. Thầy ngậm ngùi: “Con mà biết hạt dổi nó cần thiết cho công cuộc của Thầy, như thế này, mấy năm trước con đã nói ngay cái túi thơm ấy là gì rồi”. Tôi đỡ Thầy dậy và cười sảng khoái: “Duyên!, đó là điều kỳ diệu của chữ Duyên”.
Sau đó tôi có làm bài thơ Hôn Chưa Môi tức là bài Môi Cong 2, trong bài thơ này có đoạn viết:
…..
Rồi em sẽ tiếc khi chưa từng biết
Sự vuầy võa kháy đượm của mắc khén
Chưa từng biết
Mật ngữ của hạt dổi không phải ẩn khắc từ đỉnh Fanxipang
Đi tìm những dấu chân
Không phải là để ngước nhìn mây trắng
Những vết bầm nơi mắt cá
Những vết xước nơi khuỷu tay
Có thể đó là hậu duệ của những làn môi từ nghiệp trước
Đặt thử môi lên môi
Em sẽ thấy đỉnh Everest
Chỉ cao bằng bờ cong..
…..
Ý của đoạn thơ này là nói lên tác dụng tuyệt vời, tuyệt vời đến phi thường của hạt dổi trong Y Thuật.
Thứ hạt cây được mệnh danh là vàng đen của Tây Bắc. Nó không chỉ dừng lại ở chỗ khai thác về mặt ẩm thực. Người Trung Quốc đã biết khai thác về tác dụng trong Y Thuật từ lâu. Có điều họ cực kỳ giữ kín về “mật ngữ” của hạt Dổi.
Hạt dổi Tây Bắc, tại Việt Nam, chỉ ̣được khai thác về mặt gia vị, nhưng tại sao giá của nó lại đắt như vậy. Là vì hạt dổi, thứ cực xịn, nhất là hạt dổi rừng, lượm từ dưới gốc cây, chứ không phải là loại trèo cây hái trái về bốc hạt. Đã được người Trung Hoa thu mua với giá cực cao.
Ngoài việc khai thác hạt dổi để làm gia vị cho nghệ thuật ẩm thực. (Mà trước đây là ẩm thực truyền thống của đồng bào các dân tộc miền Tây Bắc, mãi đến những năm gần đây mới trở thành thứ gia vị cao cấp trong việc chế biến những thức chấm và hương liệu tẩm ướp các loại thực phẩm chiên, nướng... của dân thành thị). Thì hạt dổi trong truyền thống của đồng bào thiểu số, nó còn là một thảo dược dùng để chữa trị các bệnh về rối loạn tiêu hóa và họ thường ngâm rượu với các loại thảo dược khác để dùng xoa bóp chữa trị các chứng đau nhức xương khớp. Những tác dụng nói trên của hạt dổi, tôi không nhắc lại trong bài viết này. Thứ nhất, tôi không có trải nghiệm sâu về các tác dụng này của hạt dổi. Thứ hai, nó là thứ đã biết, đã phổ cập đại trà trong cộng đồng và trên các trang mạng xã hội.
(Trong khuôn khổ bài viết cung cấp tư liệu cho một hướng hẹp của cộng đồng qua việc tìm tòi, khám phá mang tính chất cá nhân, chứ không phải là công bố kết quả của một công trình nghiên cứu. Vì vậy bài viết này chỉ mang tính tham khảo cho những đối tượng cần thiết. Chưa nên xem đây là một liệu pháp. Quí vị bạn đọc và những người quan tâm xin lưu ý điểm này khi muốn chia sẻ bài viết- TN)
Như đã viết trong phần 1 của bài viết, bản thân tôi mới tiếp xúc với hạt dổi trong một vài năm gần đây. Bắt đầu từ việc tiếp xúc với một hiện tượng khác thường mang tính đột phá cao trong việc hành khí của một môn Khí Công có liên quan đến đến hơi thở trong hệ thống Khí Công Phật Gia. Rồi tiếp xúc với một chuyên gia về ẩm thực Tây Bắc, được cung cấp tư liệu về nó. Tôi mới lần theo hành trình trôi về phương Bắc của hạt dổi.
Trong số các hạt dổi rừng thu lượm từ các cây dổi cổ thụ chín rụng. Số hạt dổi được tuyển lựa chất lượng nhất, được các Phật Tử, các Đại Gia thu gom và thường được làm vật phẩm quí giá cúng dường cho các chùa chiền. Trong đó đặc biệt là để cúng dường cho các vị Tăng Lữ, các Lạt Ma... trong hệ thống chùa chiền, tu viện ở vùng Ngũ Đài Sơn, Tân Cương, Tây Tạng, Nepal. Mông Cổ ….
Sau này khi tiếp cận với cách sử dụng hạt dổi của các Tăng Lữ của một vài hệ phái Mật Tông Tây tạng. Tôi mới biết rằng ngoài việc sử dụng làm gia vị ra, họ còn dùng hạt dổi để điều chế các loại hương liệu đặc thù dùng trong các Pháp Đàn mang tíng chất mật truyền.
Ngoài ra hạt dổi còn dùng để kết hợp với các loại kỳ hoa diệu thảo khác để luyện Ngoại Đan, hỗ trợ cho việc luyện Khí của các bậc Đạo Sư. Các kỳ hoa, diệu dược, được kết hợp với hạt dổi rừng để luyện Ngoại Đan thường là các loại như Đông Trùng Hạ Thảo, Bách Niên Nhân Sâm, Thiên Sơn Tuyết Liên, Hải Huyết Thảo, Bạch Thố Thảo....Nói tóm lại là toàn những thứ chỉ nghe nói chứ ít khi được nhìn thấy...he..he..he....
Họ cho rằng Ngoại Đan nếu kết hợp với Nội Đan (tức là “Nội Hàm của Hơi Thở”) thì sự tinh tấn trong quá trình tu tập sẽ nhanh chóng được thành tựu viên mãn. Có nghĩa là nhờ vào việc kích hoạt của Nội/Ngoại Đan làm cho khí Tiên Thiên vượng liễm, mà từ đó có thể dễ dàng đoạt được “Sinh Tử Huyền Quan Nhất Thể”
Tôi là chỉ đơn thuần là một hành giả Đông Y Khí Công. Cho nên tôi chỉ quan tâm đến việc chuyển hóa của nội thể, thông qua việc trì luyện nội hàm của Hơi Thở. Vì vậy mà tôi không quan tâm đến Ngoại Đan. Tôi quan tâm đến khả năng liễm kết và hòa dịu hoả xà của hạt Dổi.
Trải qua hàng chục năm trì luyện Hơi Thở, cũng như có một chiều sâu nghiên cứu tìm tòi về hương liệu, tôi đã có được khả năng thu liễm được tác dụng của hương liệu tông qua khứu giác, và có thể nương theo hơi thở mà đẩy tương tác của hương liệu vào các kinh lạc theo ý muốn. Tôi đã thử công phu này với hạt dổi, và thu được nhiều kết quả khá bất ngờ.
Tôi đã ứng dụng tác dụng này của hạt dổi, kết hợp với một vài loại hương liệu đặc chủng khác, để tương tác lên hệ thống các huyệt Hồi Sinh trong hệ thống Lục Mạch của Y Học Tây Tạng. Thì kết quả có được vượt ra cả ngoài cả sự mong muốn.
Theo đà này, tôi ứng dụng khả năng liễm kết và hoà dịu của hạt dổi cho các chứng huyễn vựng, cái chứng có nguyên nhân từ sự thiếu hụt khí Tiên Thiên mà không kiềm chế được Chân Hỏa (Hoả xà). Để cho Chân Hỏa, lộng hành, bất kham và thất tán. Trong đó có 2 chứng điển hình nhất. Là chứng tăng động rối loạn cảm xúc của Trẻ Tự Kỷ. Chứng thứ 2 là chứng “Giản, đứt Mệnh Môn”, là hội chứng có bệnh lý thường gặp nhất là hơi nóng bốc lên đỉnh đầu, tinh thần hoảng hốt, thần khí thất tán..... (Chứng Tẩu Hỏa Nhập Ma...Xem link đính kèm). Ứng dụng lâm sàng cho một con số bệnh. Tuy số bệnh nhân ứng dụng chưa đủ nhiều để đưa ra khẳng định dứt khoát. Nhưng kết quả cải thiện bệnh lý rất rõ rệt.
Dưới đây tôi xin trình bày cách ứng dụng hạt dổi trong việc hỗ trợ điều trị cho 2 loại bệnh lý vừa đề cập ở trên.
1/ Với trẻ tự kỷ thể tăng động- rối loạn cảm xúc:
Lấy khoảng 30-50 gr hạt dổi, không rang, không đập, không xay vụn, để nguyên hạt sống (loại hạt dổi rừng chín rụng là tốt nhất). Bỏ số hạt dổi đó vào một cái hũ hay chai nhỏ có nắp vặn, bằng nhựa hay thuỷ tinh đều được. (Với trẻ hay đập phá thì nên dùng chai nhựa cho an toàn.)

Cách sử dụng rất đơn giản, tập cho trẻ làm quen với mùi hương của hạt dổi nguyên hạt bằng cách cho hít thật sâu mùi hạt dổi nơi chai đựng hạt dổi. Sau đó cho trẻ cầm chai hạt dổi đó như vật tùy thân của bé. Lúc nào bé thích thì tự mở nắp ra đưa lên mũi. Kinh nghiệm là hầu như bé nào cũng thích mùi này và luôn luôn coi chai hạt dổi như báu vật của mình. Các bé thường tự mở ra ngửi, và tần suất ngửi chai hạt dổi khá cao trong ngày.
Chỉ̉ bằng cách đơn giản này, tần suất tăng động cũng như mức độ rối loạn cảm xúc của các bé cải thiện rất rỏ rệt. Nếu kết hợp với các liệu pháp truyền thống khác nữa thì thành công trong việc chữa trị không phải là điều không tưởng như xưa nay vốn thế....
Lưu ý:
– Hạt dổi sau một thời gian được các bé thường xuyên sử dụng sẽ bị mất hếr mùi hương. Các bạn đừng vứt bỏ các hạt dổi này, mà hãy lấy một hũ rượu có nồng độ cao, (trên 45% nồng độ cồn). Ngâm dồn từ từ các số hạt dổi đã được các bé sử dụng. Rượu ngâm hạt dổi có rất nhiều tác dụng, trong đó có tác dụng cho các chứng chướng bụng đầy hơi, rối loạn tiêu hóa... hoặc dùng để xoa bóp chống mệt mỏi đ̣au nhức....hoặc để dùng điều chế các loại hương liệu khác cho massge, cho việc tẩm ướp thực phẩm.....chiên, nướng, xào...
– Với các trẻ tự kỷ, bố mẹ nên đưa con đến các chuyên viên có chuyên môn để được đánh giá đúng thể bệnh của các cháu. Vì liệu pháp này không thích hợp với các trẻ tự kỷ thể trầm cảm u uất....
(Trong liệu pháp cho trẻ tự kỷ, chúng tôi còn thử nghiệm một loại gối dược thảo, trong đó có hạt dổi, để dùng cho các cháu, ôm, kê ngủ....liệu pháp này cũng tăng thêm hiệu quả rất nhiều cho các cháu. Tuy nhiên có thêm các loại thảo dược đặc biệt và giá thành tương đối đắt và khó kiếm. Tôi sẽ trình bày vào một dịp khác.)
2/ Với loại bệnh lý giãn, đứt Mệnh Môn (Tẩu hỏa nhập ma)
– Làm và thực hiện y chang như liệu pháp cho trẻ tự kỷ đã trình bày phần 1 ở trên
– Số hạt dổi sau khi ngâm rượu, đem xoa vào dưới lòng bàn tay và bàn chân, trên gáy cổ và thắt lưng trước lúc đi ngủ
– Xoa vào một số huyệt đặc chủng trước lúc thực hành một số bài tập chuyên biệt. (Phần này có các chuyên viên đặc trị hướng dẫn)
Lưu ý:
– Không sử dụng liệu pháp này cho các triệu chứng trầm cảm, u uất, sầu muộn, lãnh cảm....
– Đối với các chứng tăng động, hăng máu thảm sát, bực bội. nổi máu ghen tức....có thể sử dụng liệu pháp này chữa cấp được.
3/ Ứng dụng cho người luyện khí
– Cũng làm y chang như ở phần 1. Nhưng chỉ hít khi bắt đầu luyện công. Và chỉ sử dụng hơi thở 3 thì để hít. Và nên sử dụng loại hơi thở 3 thì 1-2-1
– Có thể sử dụng rượu ngâm như ở phần 2, bôi vào các huyệt có tác dụng hoạt khí khi tập luyện
Cảnh báo:
– Với những người đang làm ăn kinh doanh hoặc đấu đá trên thương trường, chính trường....tuy liệu pháp trên có khả năng hoá giải căng thẳng, stress...nhưng nếu sử dụng quá thường xuyên, với tần suất cao thì sẽ sinh ra hiện tượng tâm lý không hứng thú, kém nhiệt huyết, và làm kém đi tính độc tài trong công cuộc tranh đấu
– Với những người thích cuộc sống ồn ào diên tiệc, nơi phố thị, không nên lạm dụng liệu pháp này, vì nó sẽ tạo cho bạn cảm giác chán ghét chỗ đông người, và thích lãng bạt về nơi yên tỉnh của thiên nhiên kỳ thú...
– Với những người ưa bia rượu nhậu nhẹt cũng vậy. Nếu bạn lạm dụng liệu pháp này, thì sẽ làm cho bạn không còn hứng thú với chất cồn nữa, sẽ làm cho các cuộc nhậu của các bạn không còn vui vẻ và điên loạn nữa
– Với những người đang tuổi trẻ sung sức, cần có cuộc sống tình dục mãnh liệt, cũng không nên lạm dụng liệu pháp này, vì nó sẽ làm cho cảm xúc của bạn có phần lắng động và lãng mạn đi. Tuy nhiên nếu ai đã biết về các loại hơi thở Âm- Dương, biết cách ứng dụng hương liệu của hạt dổi, thì lại hoàn toàn ngược lại, nó sẽ biến cái lắng động lãng...xẹc của bạn thành một ngọn Hỏa Diệm Sơn luôn luôn ở thế bùng cháy để đốt đối phương thành tro bụi....hehehehehe........

(4/ Đối với các học viên của TN- Dưỡng Sinh Đường.
– Cứ chuẩn bị một hũ rượu ngâm hạt dỗi loại xịn. Ít cũng được nhưng đòi hỏi phải chất. Có dịp lão phu sẽ chỉ điểm cho cách điều chế một loại hương liệu đặc biệt. Đối với các liệu pháp cần hồi dương, tạm thời giữ lại mạng sống cho các chứng thập tử nhất sinh. Loại hương liệu này kích vào các huyệt Hồi sinh của Lục Mạch thì kết quả sẽ vô đối. Đối với người trực tiếp trị bệnh, lúc xoa lên tay để thực hiện y thuật, sẽ không có một thứ trược khí nào có thể xâm nhập hình hại nội khí của các bạn được....)
Chúc các bạn một cuối tuần, vui vẻ với hạt Dổi, nhưng nhớ là đừng dỗi ai nhé
theo Lê Thuận Nghĩa

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2018

Rượu Thuốc Bổ Dương cổ truyền Việt Nam

Ngự Tửu Minh Mạng thang
1. Nhục Thung Dung (Herba cistanches) 12 g
2. Táo Nhân (hột táo Ziziphus mauritiana Lam.) 8 g
3. Xuyên Qui (rễ sấy khô của cây Đương Quy Angelica sinensis) 20 g
4. Cốt Toái Bổ (Rhizoma drynariae) 8 g
5. Cam Cúc Hoa (Chrysanthemum morifolium Ramat) 12 g
6. Xuyên Ngưu Tất (Radix achyranthis Bidentatae) 8 g
7. Nhị Hồng Sâm (紅參 Sâm có những râu nhỏ đâm ngang thân rễ cái) 20 g
8. Chích Kỳ (Astragalus Membran) 8 g
9. Sinh Địa (Rhizoma Rehmanniae) 12 g
10. Thạch Hộc (Dendrobium nobile Lindl) 12 g
11. Xuyên Khung (Ligusticum wallichii) 12 g
12. Xuyên Tục Đoạn (Radix dipsaci) 8 g
13. Xuyên Đỗ Trọng (Eucommia ulmoides) 8 g
14. Quảng Bì (Vỏ Bưởi – Citrusmaxima, họ Rutaceae) 8 g
15. Câu Kỷ Tử (Lycium sinense Mill – Fructus Lycii) 20 g
16. Đảng Sâm (Codonopsis pilosula) 10 g
17. Thục Địa (Radix Rehmanniae glutinosae) 20 g
18. Đan Sâm (Salvia multiorrhiza) 12 g
19. Đại Táo (Zizyphus sativa) 10 trái
20. Đường Phèn 300 g
Cách ngâm: Đường phèn để riêng, 19 vị thuốc trên đem ngâm với 3 lít rượu nếp ngon trong 5 ngày đêm, ngày thứ sáu, nấu nửa lít nước sôi với 300 g đường phèn cho tan, để nguội, rồi đổ vô chai, trộn đều đến ngày thứ 10 thì có thể dùng. Ngày 3 lần sáng, trưa, tối mỗi lần một ly trà. Dùng liên tục.
***
Minh Mạng Tửu
1. Thục địa 20 g
2. Đỗ trọng 20 g
3. Nhân sâm 15 g
4. Kỷ tử 20 g
5. Sa sàng tử 5 g
6. Xa tiền tử 15 g
7. Đại táo 20 g
8. Phá cố chi 10 g
9. Ngũ vị tử 15 g
10. Viễn chí 10 g
11. Hoài sơn 20 g
12. Dâm dương hoắc 20 g
13. Nhục thung dung 20 g
14. Đương quy 20 g
15. Cúc hoa 10 g
16. Long nhãn 10 g
17. Táo nhân 10 g
18. Liên Nhục 20 g
19. Rượu trắng 40 ° 3 lít
Tất cả vị thuốc tán nhỏ cho vào túi vải thưa buộc kín đầu, cho vào bình, đổ rượu và ngâm 21 ngày, chắt ra uống ngày 2 lần, mỗi lần 20 ml.
Minh Mạng tửu có tác dụng đại bổ khí huyết, đại bổ thần kinh và các tạng phủ, nhứt là bổ can thận, tráng dương, dùng cho người cơ thể suy nhược, nhứt là người già yếu, yếu sinh lý, dùng chữa các bịnh dương suy, đau lưng, mỏi gối.
***
Minh Mạng Thang – Đặc Sản Cung Đình
1. Bắc sa sâm (Radix glehniae) 5 chỉ (20g)
2. Nhân sâm (Radix ginseng) 5 chỉ (20g)
3. Bạch phục linh (Poria) 3 chỉ (12g)
4. Bạch truật (Rhizoma atratylodisalba) 3 chỉ (12g)
5. Cam thảo (Radix glycyrrhizae) 3 chỉ (12g)
6. Xuyên khung (Rhizema ligusticum) 3 chỉ (12g)
7. Đương quy 3 chỉ (12g)
8. Thục địa (Radix Rehmanniae glutinosae) 5 chỉ (12g)
9. Bạch thược (Radix paconiae) 3 chỉ (12g)
10. Nhục quế (Cortex ciannanomi) 1 chỉ (4g)
11. Bắc Đỗ trọng (Cortex eucommiae) 2 chỉ (8g)
12. Độc hoạt (Tohno angelicae) 2 chỉ (8g)
13. Khương hoạt (Radix netepterygii) 2 chỉ (8g)
14. Tần giao (Radix gentiarae) 2 chỉ (8g)
15. Phòng phong (Radix silerix) 4 chỉ (16g)
16. Câu kỷ tử (Fructus lycii) 2 chỉ (8g)
17. Xuyên tục đoạn (Radix dipsaci) 2 chỉ (8g)
18. Mộc qua (Fructus chaenomelis) 2 chỉ (8g)
19. Đại hồi (Fructus feeniculi) 2 chỉ (8g)
20. Trần bì (Paricarpium citri) 3 chỉ (12g)
21. Đào nhân (Semen persicae) 5 chỉ (20g)
22. Thương truật (Rhizema atractylodis) 2 chỉ (8g)
23. Cao hổ cốt (Tigeri gelatinum) 5 chỉ
24. Bạch cúc hoa (Fles grysanthemi) 2 chỉ (8g)
25. Đại táo (Fructus zizyphisativae) 2 chỉ (8g)
***
Minh Mạng Thang – Đại Bổ Thần Dược Tửu
1. Nhân sâm (Radix ginseng) 5 chỉ
2. Cam thảo (Radix glycyrrhizae) 1,5 chỉ
3. Đương quy (Radix angelicae) 5 chỉ
4. Thục địa (Radix rehmanniae) 4 chỉ
5. Bắc Đỗ trọng (Cortex eueommiae) 3 chỉ
6. Câu kỷ tử (Fructus lycii) 4 chỉ
7. Đại táo (Fructus zizyphisativae) 5 chỉ
8. Sinh hoàng kỳ (Radix astragali) 5 chỉ
9. Hoàng tinh (Rhizoma polygonati) 5 chỉ
10. Quế viên nhục (Arillus longanae) 5 chỉ
11. Ba kích thiên (Radix morindae) 3 chỉ
12. Bạch cúc hoa (Fles grysanthemi) 2 chỉ
13. Hắc táo nhân (Semen zizyphispinosae) 2 chỉ
14. Viễn chí (Radix polygalac) 1 chỉ
15. Xa tiền tử (Semen Plantaginis) 4 chỉ
16. Xà sàng tử (Fructus cnidii) 1,5 chỉ
17. Nhục thung dung (Herba cistanches) 5 chỉ
18. Dâm dương hoắc (Herba epimedii) 5 chỉ
Ghi chú: Trong bài trên, vị dâm dương hoắc được sao với mỡ dê.
***
Nhất Dạ Lục Giao
1. Thục Địa 40 g
2. Đào Nhân 20 g
3. Sa Sâm 20 g
4. Bạch Truật 12 g
5. Vân Qui 12 g
6. Phòng phong 12 g
7. Bạch Thược 12 g
8. Trần Bì 12 g
9. Xuyên Khung 12 g
10. Cam Thảo 12 g
11. Thục Linh 12 g
12. Nhục Thung Dung 12 g
13. Tần Giao 8 g
14. Tục Đoạn 8 g
15. Mộc Qua 8 g
16. Kỷ Tử 20 g
17. Thường Truật 8 g
18. Độc Hoạt 8 g
19. Đỗ Trọng 8 g
20. Đại Hồi 4 g
21. Nhục Quế 4 g
22. Cát Lâm Sâm 20 g
23. Cúc Hoa 12 g
24. Đại Táo 10 trái
150 g đường phèn.
24 vị thuốc ngâm với 2,5 lít rượu trắng ngon trong vòng 7 ngày. Lấy 150g đường phèn nấu với 1 xị nước sôi cho tan, để nguội rồi đổ vô keo rượu thuốc, trộn đều, đến ngày thứ 10 đem dùng dần. Ngày 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ, sáng trưa chiều trước bữa ăn. Bã thuốc còn lại ngâm nước hai với 1,5 lít rượu, 1 tháng sau dùng tiếp.
Bài rượu thuốc có tác dụng đại bổ thận, bồi bổ thần kinh, gia tăng khí huyết, tăng cường sinh lực, mạnh gan cốt, bán thân bất toại, dương sự kém, tăng tuổi thọ.
***
Nhất Dạ Lục Giao Sinh ngũ Tử
(một đêm sinh hoạt 6 lần, sinh được 5 con)
Bạch Thược 12 g
Đại Hồi 4 g
Sa Sâm 12 g
Bạch Truật 12 g
Đương Quy 20 g
Tần Giao 10 g
Cam Thảo 4 g
Khương Hoạt 12 g
Thục Địa 20 g
Đại Táo 10 trái
Kỷ Tử 8 g
Thương Truật 12 g
Đào Nhân 8 g
Mộc Qua 12 g
Trẩn Bì 8 g
Đỗ Trọng (Eucommia ulmoides) 16 g
Nhục Quế 4 g
Tục Đoạn 16 g
Độc Hoạt 12 g
Phòng phong 12 g
Xuyên Khung (Ligusticum wallichii) 8 g
Phục Linh (Poriae cocos) 12 g
Rượu trắng 40° 2 lít
Tán nhỏ tất cả các vị thuốc, cho vào túi vải thưa, buộc kín lại cho vào bình rồi đổ rượu vào ngâm trong 10 ngày, chắt lấy rượu, cho thêm 300 ml mật ong lắc đều. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 ml. Rượu thuốc này có tác dụng bổ khí huyết, tăng tuổi thọ, tăng sức lực, mạnh sinh lý, ngăn ngừa bịnh tật, nhứt là cho người yếu sinh lý, bất lực.
***
Thuốc Bỗ Dưỡng của môn phái VoViNam
1. Đảng sâm 5 chỉ Radiz Codonopsis – 20g
2. Bạch linh 3 chỉ Poria Cocos wolf – 12g
3. Bạch truật 3 chỉ Atractylodes Macro – 12g
4. Cam thảo 1 chỉ Glycyrhiza Uralensis – 4g
5. Xuyên khung 3 chỉ Ligusticum Wallichii – 12g
6. Bạch thược 3 chỉ Paeonia Alba (Lactiflorae) – 12g
7. Xuyên quy 5 chỉ Angelicae Sinensis – 20g
8. Thục địa 5 chỉ Rehmannia Proeparatatus – 20g
9. Chích Kỳ 3 chỉ Astragalus Membran – 12g
10. Đổ trọng 3 chỉ Eueommia Ulmoides oliv – 12g
11. Tục đoạn 3 chỉ Dipsacus Taponicus – 12g
12. Ngưu tất 3 chỉ Achyranthes Bidentala Blume – 12g
13. Đại táo 3 chỉ Ziziphus Jujuba – 12g
14. Tần giao 3 chỉ Gentinana Macrophylia – 12g
15. Nhục quế 1 chỉ Cinnamonum Cassia – 4g
16. Cốt toái 5 chỉ Polypodium Fortunei – 20g
Sắc uống hoặc ngâm rượu, hoặc tán mịn ra để uống dần. Nếu uống có thể cắt nữa toa trên sắc 3 chén còn 1 chén. Ngâm rượu để nguyên bài trên ngâm 2 lít rượu nếp ngon, lần uống 1 ly nhỏ, ngày uống 3 lần. Nếu tán mịn cũng để nguyên bài, đậy kín lần một muổng café ngày 3 lần dùng với nước sôi. Bài thuốc quí trong Đông Y này vừa giúp tăng lực, bổ sức, giảm mệt rất nhanh, bổ khí huyết, giúp mạnh gân, giảm đau.
***
Rượu đại bổ khí huyết, điều hòa tạng phủ
Nhân sâm 40g
Long nhãn 40g
Dâm dương hoắc 40g
Thục địa 24g
Đảng sâm 黨參 24g
Đương quy 24g
Bắc đỗ trọng (sao với muối) 20g
Hoàng tinh 20g
Nhục thung dung 20g
Hắc táo nhân 20g
Bạch phục linh 15g
Bạch truật 16g
Cam thảo (chích) 16g
Bạch thược 16g
Tục đoạn 16g
Cam kỷ tử 16g
Ngưu tất 12g
Đại táo 10 trái
Đường phèn 300g
Ngâm các vị thuốc với 5 lít rượu ngon, sau 7 ngày lọc rượu ra. Lấy 0,5 lít nước sôi hòa tan với 300g đường phèn, quậy tan với rượu thuốc để dùng dần.
Sau đó đổ thêm 2 lít rượu vào vị thuốc ngâm 1 tháng để dùng tiếp. Mỗi ngày uống 3 chun nhỏ 10-20ml, sáng trưa chiều (hoặc trước khi đi ngủ). Tác dụng: đại bổ khí huyết, điều hòa tạng phủ, bổ tâm, ích thận, ngừa chứng phong thấp, nhức mỏi, nhứt là những người làm việc bằng trí não uống vào ăn ngủ tốt hơn, sáng suốt minh mẫn, người làm việc chân tay thì gân cốt dẻo dai, ít mệt mỏi. Nhưng tuyệt đối không uống quá liều, sẽ có tác dụng ngược lại.
***
Rượu Hoàn Đồng   (làm cơ thể trẻ lại)
Thục Địa 16 g
Mạch Môn Đông 12 g
Thương Truật 12 g
Xuyên Khung 12 g
Tục Đoạn 12 g
Đan Bì 12 g
Khương Hoạt 10 g
Tiểu Hồi Hương 10 g
Nhục Quế 6 g
Tần Giao 12 g
Sinh Địa 16g
Ngưu Tất 10 g
Trần bì 10 g
Câu Kỷ Tử 12 g
Mộc Qua 12 g
Độc Hoạt 10 g
Ô Dược 10 g
Rượu trắng 40° 1,5 lít.
Tán vụn tất cả các vị thuốc trên cho vào túi vải buộc kín đầu, cho vào bình đổ rượu vào ngâm, sau 14 ngày bỏ bã là dùng được. Rượu thuốc này có tác dụng bổ sung tinh, bổ tủy, khỏe gân cốt, trừ phong, hoạt lạc, đại bổ nguyên khí, cải lão hoàn đồng. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 ml trước bữa ăn 30 phút.
***
Nhất Dạ Tứ Tử Thang
Cam Cúc Hoa 12 g
Hồng Sâm 20 g
Táo Nhân 12 g
Câu Kỷ Tử 20 g
Ngưu Tất 16 g
Tân Ngâm Ngọc 12 g
Cốt Toái Bổ 8 g
Nhân Sâm 20 g
Thạch Hộc 16 g
Đại Táo 10 trái
Nhục Thung Dung 12 g
Thục Địa 20 g
Đan Sâm 12 g
Quảng Bì 8 g
Tục Đoạn 10 g
Đỗ Trọng 16 g
Đương Quy 20 g
Xuyên Khung 8 g
Hoàng Kỳ 20 g
Sinh Địa 20 g
Rượu trắng 40° 2 lít.
Tán nhỏ tất cả các vị thuốc, bọc vào túi vải, buộc kín đầu, cho vào bình rồi đổ rượu vào ngâm trong 14 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 ml. Rượu thuốc này có tác dụng sinh tinh, ích tủy. Mạnh gân cốt, bổ thận tráng dương, mạnh sinh lý. Có tác dụng với người yếu mệt, mỏi gối, đau lưng, di tinh, hoạt tinh, dương suy.
***
Gia Long Thang gồm 2 toa thuốc dùng trong ngày

Toa thuốc dùng buổi sáng và buổi chiều:
1. Thục Địa 2 chỉ
2. Hoài Sơn 3 chỉ
3. Du Nhục 7 phân
4. Phục Linh 5 phân
6. Ngũ vị 1 phân
7. Liên Nhục 5 phân
8. Thổ Ti Tử 3 phân.

Toa Gia Long thang dùng buổi trưa:
1. Sa sâm 2 chỉ
2. Bạch truật 1 chỉ 5 phân
3. Hoàng kỳ 1 chỉ
4. Hoài sơn 2 chỉ
5. Toan tảo 3 phân
6. Viễn chí 2 phân
7. Bào khương 2 phân
8. Liên Nhục 3 phân
9. Thăng ma sao 1 phân
10. Ô mai 2 trái
11. Chích thảo, một ít.
Mỗi toa được sắc với 1 chén 5 phân nước, còn 6 phân, uống lúc bụng đói.
***
Tự Đức Thang
1. Sinh địa đàng 8 cân
2. Nhân sâm 2 cân
3. Bạch truật 5 cân
4. Phục linh 24 lượng
5. Thiên đông môn 8 lượng
6. Mạch môn đông 8 lượng
7. Địa cốt bì 8 lượng.
Nấu 7 vị thành cao, ngâm rượu, đều đặn uống dần.
Tác dụng: làm tăng tinh, ích tủy, bồi bổ ngũ tạng, giúp răng chắc, tóc đen, trị lao tổn, bại xuội.
***
Rượu Bổ Thận tăng chức năng sinh dục và khả năng có con cho nam giới:
Thục địa 400 g
Ngài tằm đực khô 1 kg
Dâm dương hoắc 600 g
Kim anh 500 g
Ba kích 500 g
Ngưu tất 300 g
Sơn thù 300 g
Khởi tử 200 g
Lá hẹ 200 g
Cho vào bình 20 lít rượu trắng. Cho thêm 4 kg đường phèn vào. Ngâm 10 ngày uống được, mỗi lần uống 40 ml, ngày 2 lần.
* con Tằm ngoài việc cung cấp sợi tơ để dệt vải, nó còn cho chúng ta nhiều sản phẩm chữa bịnh như: tằm chín, tằm vôi, nhộng tằm, kén tằm, phân tằm, ngài tằm. Chỉ có ngài tằm đực chưa giao phối mới dùng để trị yếu sinh lý. Ngài tằm tên thuốc trong y học cổ truyền gọi là Tàm Nga, vị mặn, béo, bùi, mùi thơm, tính ấm.
Trong Nam dược thần hiệu, ngài tằm tán thành bột, uống mỗi lần 8 g với rượu vào lúc đói để chữa đái buốt do chứng lậu.
Hoặc lấy bột ngài tằm trộn mật ong, bôi trong miệng chữa chứng phong chúm miệng ở trẻ em gây cứng lưỡi, khóc không ra tiếng.
Dùng ngoài da: ngài tằm giã nát, đắp. Chữa những vết cắn do sâu hoặc côn trùng độc cắn.
Làm sao để phân biệt và bắt được ngài tằm đực? Đúng 5 giờ sáng mỗi ngày thì ngài tằm ĐỰC đồng loạt cắn kén chui ra. Từ 6 giờ sáng trở đi ngài tằm CÁI mới cắn kén chui ra. Ngài tằm đực nhỏ, toàn thân có màu nâu đậm, bụng thon. Con cái to hơn, màu nâu lợt, bụng phình vì mang nhiều trứng. Ngài tằm đực mang chất methyltestosteron (một nội tiết tố nam) có hoạt tính sinh học cao và tác dụng làm tăng lượng của túi tinh trên động vật.
**********

Trị liệt dương, bổ thận, cố tinh. Triệu chứng: dương vật không cứng, nước tiểu thường rỉ ra, lưng gối đau yếu, đầu váng mắt hoa, sắc mặt ủ dột, mạch trầm, bộ xích hư, thận hư, tinh thiếu, mệnh môn hỏa suy.
Cho dùng 2 bài, trích trong Thiên Gia Diệu Phương

bài 1: Cửu Tử Hồi Xuân Thang. Sắc uống ngày một thang
Thỏ ty tử 25g
Cửu thái tử 15g
Phá cố tử 5g
Phúc bồn tử 25g
Thạch liên tử 15g
Đại thục địa 50g
Câu kỷ tử 25g
Xà sàng tử 5g
Hoài sơn 50g
Kim anh tử 5g
Ngũ vị tử 5g
Dâm dương hoắc 25g

Bài 2:
Hải mã 10g
Hồng nhân sâm 10g
Lộc nhung 10g
Nhục quế (bỏ vỏ thô) 3g
Tán bột mịn. Mỗi tối dùng 2g, cho vào Cửu tử hồi xuân thang, uống.
Theo kinh nghiệm lâm sàn: Uống sau một tuần thì có hiệu quả, dương vật cứng được. Uống được 4 đợt mỗi đợt 15 ngày thì mọi chứng đều hết, giao hợp tốt. Cho uống thêm một thời gian để ổn định. Sau khi ngưng thuốc 1 năm vẫn chưa thấy tái phát.
*****
Cửu Tử Hồi Xuân Thang (ngâm rượu)
Câu kỷ tử 50g
Thỏ ty tử 50g
Cửu thái tử 30g
Phúc bồn tử 20g
Thạch liên tử 20g
Sà xàng tử 20g
Ngũ vị tử 20g
Phá cố tử 20g
Kim anh tử 20g
Cho tất cả các vị vào bình thủy tinh, cho 2,5l rượu vào, đậy kính nắp bình. Ngâm khoảng 1 tháng thì có thể chiết ra dùng dần. Khi uống có thể pha chút mật ong đễ làm dịu tính thuốc. Nên uống trước khi ngủ, mỗi lần 30-50ml.
Chú ý: người bịnh về tim mạch và huyết áp không nên dùng.
Tính năng của vị thuốc:
- Phúc bồn tử (trái Chúc xôi) vị ngọt, tính bình, có nhiều chất bổ dưỡng, ích khí âm, hòa ngũ tạng. Người bịnh lao uống thuốc này lâu sẽ khỏi.
- Thạch liên tử (hột sen) vị ngọt, tính bình, bổ tỳ, dưỡng tâm, cố tinh. Thường dùng chữa mộng di tinh, băng lậu.
- Sà xàng tử vị cay, đắng, tính bình, hơi độc, có tác dụng cường dương, ích thận, khử phong. Thường dùng chữa liệt dương, di tinh.
- Thỏ ty tử vị ngọt, cay, tính ấm, có tác dụng bổ can thận, ích tinh túy, bổ trung, ích khí, mạnh gân xương. Thường dùng chữa liệt dương, di tinh, lưng đau gối mỏi.
- Ngũ vị tử vị chua, mặn, tính ấm. Thường được dùng chữa liệt dương, di tinh, băng lậu, khí hư ở phụ nữ, tả lỵ lâu ngày, đổ mồ hôi. Dùng 600g ngũ vị tử tán nhỏ, uống mỗi lần 4 g, ngày uống 3 lần. Uống hết đơn thì khỏe, giao hợp được.
- Phá cổ tử vị cay, đắng, tính đại ôn, thường dùng chữa bịnh ngũ lao, tỳ thận hư hàn, lưng gối lạnh đau, đái són.
- Câu kỷ tử vị ngọt, tính bình. Có tác dụng bổ can thận, nhuận phế táo, mạnh gân cốt. Thường dùng để chữa mộng di tinh, chân tay yếu mỏi, mắt mờ.
- Kim anh tử vị chua, chát, tính bình. Có tác dụng kiện tinh. Thường dùng chữa di tinh, đái són, tiểu tiện nhiều lần, phụ nữ khí hư, bạch đới.
***
Tiên Mao Tửu
100g Tiên Mao
2 lít rượu trắng
Tiên Mao xắt nhỏ, đựng vào túi vải rồi đem ngâm rượu, sau 10 ngày có thể dùng được. Nếu chế Tiên Mao theo cửu chưng, cửu sái (9 lần đồ và phơi) thì tốt nhứt.
Công dụng: Ôn bổ tỳ thận, cường gân cốt, trừ hàn thấp, người liệt dương, tinh lạnh, tiểu đêm nhiều lần, đau lưng, gối mỏi, suy giảm khả năng tình dục. Mỗi lần uống 10-20ml, mỗi ngày 2 lần.
Tiên mao vị cay, hơi đắng, tính ấm, có công dụng ôn thận dương, chuyên dùng để bổ hỏa, trợ dương, làm ấm tinh. Chủ trị các chứng hư lạnh phần dưới, là một loại rượu thuốc trợ dương.
***
Dâm Dương Hoắc Nhục Thung Dung Tửu hay còn gọi là Tiên Linh Tỳ Tửu
100g Dâm dương hoắc
50g Nhục thung dung
1 lít rượu trắng.
Hai thứ xắt nhỏ, ngâm rượu, sau 7-10 ngày có thể dùng được. Bổ thận, tráng dương, cường gân, kiện cốt, trị phong thấp, dùng cho người bị suy giảm khả năng tình dục, di tinh, liệt dương, đau lưng, viêm khớp. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15-20ml.
Theo dược học cổ truyền, cả 2 vị trên đều có tác dụng bổ thận, tráng dương, ngoài ra còn có tác dụng miễn dịch, lợi cho tim mạch, chống lão hóa, đồng thời có khả năng nâng cao năng lực hoạt động của tuyến sinh dục.

Dâm dương thảo dùng để trị tính vô năng, nhưng cũng là thần dược để trị bịnh già yếu suy nhược vì tính chất đặc biệt của loại dược thảo này làm cường tinh, cường tráng cho người uống. Loại rượu gồm Dâm dương thảo là chính nên còn được gọi là:
Dâm Dương Tửu
Dâm dương thảo 60g
Phục linh 30g
Táo 9 trái
2,5 lít rượu
Dùng lửa riu riu chưng cách thủy ba thứ dược liệu cho tới khi ráo nước, đem phơi khô. Đổ nước thêm vô rồi chưng như lần trước, đem ra phơi. Làm như vậy đến lần thứ 3 thì được một chất khô quánh. Đem chất này ngâm trong 2 lít rượu, thêm 100g mật ong rồi niêm phong bình rượu lại, cất vào chổ tối khoảng 1 tháng thì có loại tiên tửu trên.
***
Hồng Nhan Tửu
Bạch mật (白蜜 mật Ong màu trắng) 160g
Hạnh nhân (bỏ vỏ) 160g
Hồ đào nhân (bỏ vỏ) 160g
Tô du (váng đông trên mặt sữa) 80g
Tiểu hồng táo 160g
Tô du và mật ong trắng cho vào 2-3 lít rượu cao độ ngon quậy đều, sau đó cho 3 vị còn lại vào, ngâm khoảng 21 ngày rồi dùng. Ngày uống 3 chun nhỏ 10-20 ml vào buổi sáng, trưa, chiều (hoặc tối trước khi đi ngủ). Hồng nhan tửu còn được gọi là “vạn bịnh hồi xuân”, giúp cơ thể khỏe mạnh, da hồng hào tươi sáng, bớt nhăn, phụ nữ cũng có thể dùng. Tuy nhiên không nên uống quá liều sẽ có tác dụng ngược lại.

Trường sinh bất lão tửu
Thỏ ty tử 15g
Nhục thung dung 15g
Ngưu tất 5g
Đỗ trọng 15g
Sơn thù 15g
Ngũ vị tử 5g
Kỷ tử 15g
Nhân sâm 5g
Xạ tiền tử 5g
Bạch linh 15g
Mạch môn 5g
Xương bồ 5g
Sinh địa 5g
Sà sàng tử 5g
Nữ trinh tử 15g
Tỏa dương 15g
Long nhãn 30g
Đại táo 120g
Cam thảo 3g
Nhục quế 2g
rượu trắng 2l.
Các vị thuốc xắt nhỏ, phun rượu cho ướt đều rồi đem chưng cách thủy trong vòng 30 phút, sau đó phơi nắng cho khô, cho tất cả vào chai ngâm với rượu, sau 2-3 tháng là có thể dùng được. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10-20ml. Loại rượu này uống sau 3 giờ sẽ thấy hiệu quả, uống được 1 tuần sẽ thấy được sự kỳ diệu của tinh lực người xưa. Các vị thuốc có công dụng bổ thận trợ dương như thỏ ty tử, nhục thung dung, ngưu tất, đỗ trọng, nữ trinh tử, tỏa dương. Thêm vào đó là các vị thuốc có tác dụng bổ khí như nhân sâm và đại táo, bổ âm như mạch môn và ngũ vị tử, bổ huyết như sinh địa và long nhãn, bổ mệnh môn hỏa như nhục quế và sà sàng tử. Tất cả các vị thuốc hợp lại với nhau tạo nên công dụng trợ dương của Trường xuân bất lão tửu.
***
Thiên khẩu nhất bôi tửu
Nhân sâm 24g
Thục địa 15g
Kỷ tử 15g
Dâm dương hoắc 9g
Viễn chí 9g
Đinh hương 9g
Trầm hương 3g
Bạch tật lê 9g
Lệ chi nhục 7g
rượu trắng 1 l.
Các vị thuốc xắt nhỏ, ngâm với rượu trong bình kín, sau 7-10 ngày là có thể dùng được.Công dụng: Bổ thận tráng dương, sinh tinh dưỡng huyết, ích khí định thần, làm đen râu tóc và kéo dài tuổi thọ. Cách dùng: Uống mỗi ngày 1 chén nhỏ, uống nhấp môi từ từ từng ít một, nói như cổ nhân là phải uống ngàn lần mới hết một chén rượu (thiên khẩu nhất bôi). Loại rượu này được lấy từ y thư cổ Tập nghiệm lương phương, thích hợp cho lứa tuổi trung lão niên mà thận khí đã suy yếu, khí huyết suy nhược, tinh lực giảm thoái, khả năng sinh hoạt tình dục giảm sút. Trong thành phần, cổ nhân đã khéo léo phối hợp các vị thuốc có tác dụng bổ khí như nhân sâm, bổ huyết và bổ âm như thục địa và kỷ tử, bổ dương như dâm dương hoắc và bạch tật lê với các vị thuốc có công năng làm ấm tỳ vị và thận như đinh hương, trầm hương, …Lấy các vị thuốc âm, lạnh, cay, ấm phối hợp với nhau, mát mà không nê trệ, ấm mà không táo nhiệt, tác động tương hỗ chế ước lẫn nhau mà làm cho tinh thần phấn chấn, chữa được chứng liệt dương, kéo dài tuổi thọ.