Thứ Ba, 14 tháng 9, 2021

Vành đai và Con đường - The Belt and Road Initiative ( 3 )

 Cứ như vậy, đồng Đô La lên xuống theo qui luật kể ở phần 2. Đến năm 2012, Mỹ lại bắt đầu chuẩn bị cho chỉ số Đô La lên, biện pháp vẫn như trước, nhắm một chú cừu mà lông đã dài, chế tạo ra nguy cơ cục diện, tăng lợi tức, thu hút nguồn vốn tháo chạy. Chúng ta dám khẳng định, con cừu mà Mỹ sẽ chọn kế tiếp là Trung Quốc. Tại sao?

Bởi trên thực tế, Trung Quốc đã và đang hấp thụ nguồn vốn thế giới một cách rầm rộ, nhiều nguồn vốn quốc tế tuôn vào Trung quốc bởi dựa vào sự tăng trưởng GDP ổn định của nước này. Theo qui luật kinh tế, không thể chỉ coi Trung Quốc là một thực thể quốc gia, bởi quy mô kinh tế của Trung Quốc bằng tổng hợp nền kinh tế của các nước Nam Mỹ, thậm chí lớn hơn nhiều, đồng thời nó cũng to bằng cả khu vực Đông Á. Trong 10 năm qua, lượng vốn lớn được rót vào Trung Quốc rất đáng kể, khiến chỉ số kinh tế của nước này tăng trưởng nhanh chóng, trở thành một nền kinh tế đứng thứ hai toàn cầu. Miếng thịt béo bở này khiến các con sói của Wall Street thèm nhỏ dãi, tiếng gầm gừ, tiếng hú, như chỉ muốn mần thịt (cắt lông) ngay ! Như vậy, mục tiêu tiếp theo của Mỹ nhằm vào China là không có gì đáng nghi ngờ !
Nếu như dự đoán này không sai, thì những sự kiện xẩy ra trong năm 2014 như tranh chấp đảo Điếu Ngư giữa Trung - Nhật, tranh chấp Bãi cạn Scarborough Trung - Phi, rồi xung đột giàn khoan 981 Trung - Việt, cuối cùng sự kiện "Chiếm lĩnh Trung Hoàn với Tình yêu và Hoà bình" (Occupy Central) được diễn ra ngay sát nách Trung Quốc, trên thuộc địa cũ của Đế quốc Anh - Hong Kong. Tất cả các sự kiện này có phải ngẫu nhiên không? Bàn tay phù thuỷ nào đứng sau những sự kiện này?
Riêng đem sự kiện "Chiếm lĩnh Trung Hoàn” (Occupy Central with Love and Peace) ra mổ xẻ, thì tháng 5 năm 2014, công tác chuẩn bị cho sự kiện đã ấp ủ chín muồi, các nguồn tin dự đoán cuối tháng 5 sẽ bùng nổ, nhưng tháng 5, tháng 6, tháng 7 , và tháng 8 đều im lặng như tờ, nguyên nhân gì vậy?
Chúng ta quay sang nhìn vào thời gian biểu một sự kiện khác. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tuyên bố sẽ rút lại chương trình QE ( là một công cụ tiền tệ được các Ngân hàng Trung ương sử dụng nhằm kích thích hoặc ổn định nền kinh tế). Đầu năm 2013, FED đã tuyên bố rút về QE, nhưng đến tháng 4,5,6,7,8 vẫn chưa thấy gì. Chỉ cần chưa rút về QE cùng nghĩa với Đô La vẫn đang phát hành quá lượng, một khi chỉ số Đô La chưa thể đi lên, sự kiện " Chiếm Trung" của Hong Kong cũng chưa thể xuất hiện, cả hai như mặc định trùng hợp trong thời gian biểu.
Đợi đến tháng 9 năm 2014, FED tuyên bố rút về QE, sau khi chỉ số đồng Đô La bắt đầu quay đầu tăng, sự kiện " Chiếm Trung " của Hong Kong khi ấy mới bắt đầu bùng phát. Kỳ thực, sự kiện Điếu Ngư, Bãi cạn Scarborough, dàn khoan 981, chiếm trung, bốn điểm này đều là điểm nổ, bất kỳ một trong bốn điểm đó bùng nổ được thành công, đều có thể dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng kinh tế khu vực, và cũng có nghĩa rằng hoàn cảnh đầu tư xung quanh Trung Quốc bị đánh giá bất ổn, kinh tế lao xuống dốc, và từ đó sẽ lây lan ra các khu vực xung quanh. Kế tiếp lại là màn tăng lợi tức đồng Đô La, đẩy chỉ số Đô La lên, thu hút các nguồn vốn hồi quy, rút khỏi thị trường Trung Quốc, đấy là mục tiêu chính nằm sau các sự kiện.  
Nhưng lần này, Mỹ gặp phải đối thủ Trung Hoa, Quyền Anh boxing gặp Kung Fu Tai Chi, Trung Quốc dùng Thái Cực Quyền đỡ những cú đấm trời giáng, lần này tiếp lần khác và hóa giải được nguy cơ xung quanh mình, kết quả mãi cho đến khi Obama rời khỏi nhà Trắng, người Mỹ với hy vọng chờ đợi một độ cuối cùng cho bình nước sôi đã lên đến 99 độ vẫn chưa xuất hiện. Nước chưa sôi, tiếng tù và báo hiệu tăng lợi tức vẫn cứ im lặng, chưa cất lên được.  
Xem ra, Mỹ cảm thấy cắt lông con cừu Trung Hoa này hơi khó, cũng không muốn đặt hết trứng vào một rổ, trong lúc thúc đẩy Hong Kong biểu tình, Mỹ tăng thêm mấy vòi rồng, ở mấy nơi khác trên thế giới ra tay cứu hỏa. Nơi nào đây?
Nhìn thấy dường như sự tiếp cận của khối cộng đồng chung Châu Âu với Nga sắp dắt tay nhau trên con đường dẫn đến năng lượng cung cầu. Đồng thời, Viktor Yanukovych tổng thống Ukraina lúc bấy giờ lại dám bướng bỉnh, vì lão này cầm tinh con hổ, nóng nẩy và thẳng thừng, không biết trời ở đâu? dám coi nhẹ chú Sam. Lại thấy nền kinh tế Âu Lục đang có xu hướng đi lên. 3 điểm này đều làm cho chú Sam ngứa mắt, và cả 3 điểm đều bất lợi cho Mỹ. Mỹ quyết định đi một nước cờ một đòn chết 3.
Ở Ukraina, những cuộc biểu tình " Cách mạng màu" bùng nổ, dân chúng chiếm đóng Quảng trường Độc lập yêu cầu Viktor Yanukovych tổng thống đương thời từ chức, và kết quả là ông Yanukovych đã bị Quốc hội Ukraina thông qua bỏ phiếu bãi bỏ tư cách tổng thống vào ngày 22 tháng 2 . Chủ tịch Quốc hội Oleksander Turchynov cho biết ông Yanukovych đã "từ bỏ trách nhiệm theo hiến pháp, bởi ông có hành vi đe dọa chức năng của nhà nước, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraina".
Yanukovych trốn sang Mạc Tư Khoa lánh nạn và xin nhập quốc tịch Nga sau đó. Cuộc cách mạnh màu này gươm chỉ mặt Nga, dân chúng biểu lộ tình cảm thân phương Tây và tẩy chay Nga, từ đó răn đe những kẻ nào đang muốn xích gần Nga phải lánh xa ngay đi, không lại cùng chung số mạng với Yanukovych !
Một ẩn số bất ngờ mà Mỹ không tính được, nhưng Putin lại mạnh dạn thực hiện được là: Nga nhân cơ hội hỗn loạn, kích động và lấy lại bán đảo Krym, dưới sự điều khiển ngoạn mục của cục tình báo liên bang Nga, một cuộc trưng cầu dân ý mà phần lớn cư dân trên bán đảo ủng hộ trở thành một phần của Liên bang Nga, từ đây Krym lại trở về với đất mẹ. Điều này khiến lão PP thiết tưởng đến khi giải phóng Sài Gòn, tại sao Việt Nam không chiếm mẹ nó thằng Lào và Campuchia cho xong, để hai thằng nhà quê này sống đến giờ đâm vướng chân vướng tay, lúc ấy đưa ra một lý do, đớp luôn, cơ hội ngàn năm có một, trước sau thì cũng có một cuộc chiến với Tầu, mà khi ấy Tầu cũng chưa mạnh cho lắm, đánh nhau xong, lại vuốt ve, triều cống Tầu là xong, tất nhiên cần có một " Thuyết khách", mà người đó lại chính là lão già đang gõ bàn phím này…kkk
Quay lại ý chính, Mỹ giật mình bởi nước cờ này của Putin, bởi nó hoàn toàn không nằm trong kế hoạch dự phòng của Mỹ, nhưng cũng chẳng sao, đất đai của thằng khác bị mất nhưng đem đến cho Mỹ một lý do để ép liên minh châu Âu và Nhật cùng với Mỹ cấm vận Nga, điều này đem đến tổn thất rất lớn cho Nga và cả châu Âu, Nga thì suy thoái kinh tế, châu Âu thì bất ổn về năng lượng và xã hội, tất nhiên cũng ảnh hưởng trầm trọng về kinh tế.
Nguy cơ Ukraina xẩy ra, khiến quan hệ giữa Âu Mỹ và Nga thêm căng thẳng, nhưng cả thế giới phương Tây cấm vận Nga đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoàn cảnh đầu tư ở châu Âu, dẫn đến nguồn vốn lại từ Châu Âu chạy ra. Theo thống kê, có khoảng hơn ngàn tỉ Đô La dời khỏi Châu Âu, liệu người Mỹ lại được ăn một ván đậm?
No, no, no ( không, không, không ), lần này ngoài sự tính toán của Mỹ, bước đầu tiên là sự diễn biến hài hước của vở tuồng Ukraina rồi đến một sự thất vọng nữa đến với Mỹ, đó là nguồn vốn rút chạy khỏi châu Âu đa phần không về Mỹ mà lại chạy về thị trường Hong Kong. Điều này ngụ ý rằng đa phần các nhà đầu tư vẫn chưa nhìn nhận tốt với sự hồi phục kinh tế của Mỹ mà vẫn có cảm tình với nền kinh tế tuyến dưới nhưng vẫn bảo đảm tỉ số tăng trưởng số 1 thế giới là Trung Quốc.
Đó chỉ là một yếu tố, yếu tố nữa là Trung Quốc năm 2013 đã tuyên bố mở cửa thực hiện chiến lược "Shanghai-Hong Kong Stock Connect" , nghĩa là thị trường chứng khoán của Thượng Hải và Hong Kong nối kết với nhau cùng một bảng, nhà đầu tư có thể ngồi ở Hong Kong mà chơi chứng khoán của thị trường chứng khoán Thượng Hải. Do vậy, giới đầu tư trên thế giới đều hân hoan muốn thu một món hời trong việc này. Trước đây, các nhà đầu tư phương Tây không dám chơi cổ phiếu Trung Quốc, một vấn đề ái ngại là Trung Quốc quản chế ngoại tệ, vào thì dễ mà ra thì khó, anh có thể tự ý đưa tiền vào, nhưng không được tự ý đưa tiền ra, như vậy những nguồn vốn cho chứng khoán không dám đổ vào đầu tư tại Trung Quốc. Sau khi thực hành sân chơi "Shanghai-Hong Kong Stock Connect" , anh có thể ở Hong Kong đầu tư thoải mái cổ phiếu ở Thượng Hải, kiếm được tiền quay đầu đem tiền đi không ai để ý. Chính vậy, hàng ngàn tỉ Đô La vốn đã đến và lưu lại Hong Kong, và cũng chính vậy, sự kiện " Chiếm Trung" ở Hong Kong bùng nổ cũng ác liệt, mục đích là gây rối loạn và kiến tạo một lý do để các nhà đầu tư hiểu nhầm đánh giá xấu về hoàn cảnh đầu tư của Hong Kong, từ đó sợ hãi mà rút vốn tháo chạy khỏi đó, quay trở lại Mỹ.
Tại sao Mỹ lại rất ham muốn và ỷ lại nguồn vốn hồi lưu quốc tế? Nguyên nhân là từ ngày 15 tháng 8 năm 1971, sau khi Mỹ buông bỏ sự ràng buộc giữa vàng với Đô La, kinh tế Mỹ dần dần bỏ rơi các ngành sản xuất hàng tiêu dùng vụn vặt, thoát khỏi kinh tế thực thể. Người Mỹ cho rằng ngành chế tạo nhỏ mọn của kinh tế thực thể, với sự tăng trưởng giá trị thấp có thể gọi là sản nghiệp rác rưởi hoặc sản nghiệp hoàng hôn. Những sản nghiệp này Hoa Kỳ coi thường và dần dà đẩy cho các nước đang phát triển hoặc Trung Quốc tiếp nhận sản xuất. Riêng Mỹ chỉ để lại những sản nghiệp mang tính kỹ thuật cao như IBM, Microsoft..., có khoảng 70% số người lao động chuyển sang làm công việc liên quan đến tài chính và phục vụ.
Lúc này, Hoa Kỳ đã biến thành một quốc gia sản nghiệp rỗng, hoặc còn gọi là sản nghiệp khống, nó đã mất đi nền kinh tế thực thể có thể đem đến cho các nhà đầu tư lợi nhuận phong phú. Với tình trạng như vậy, Mỹ không thể không mở ra một cánh cửa kinh tế hư cấu với ba thị trường ( Nhắc đến ở phần 2). Do vậy, nên cái bể chứa của ba thị trường hư cấu này rất cần có số vốn lưu thông quốc tế rót vào, từ đó tiền sinh tiền, đồng thời dùng số vốn đó bày ra các trò chơi hú hồn thiên hạ để có cơ hội gặt hái, nói một cách khác là có cơ hội cắt lông cừu.
Đó chính là kiểu sinh tồn của nước Mỹ, với phương thức thu hút nguồn vốn hồi lưu, chống đỡ kinh tế, chống chế cuộc sống hàng ngày của dân Mỹ. Với tiên đề ấy, kẻ nào ngăn chặn nguồn vốn hồi lưu vào Mỹ, kẻ đó sẽ là kẻ thù của Mỹ.
Ngày 1 tháng 1 năm 1999, đồng Euro của liên minh Châu Âu chính thức ra đời. 3 tháng sau, cuộc chiến Kosovo bùng nổ. Rất nhiều người cho rằng, cuộc chiến Kosovo là do Mỹ và khối NATO liên kết nhằm tiêu diệt chính quyền của ông Slobodan Milošević, bởi ông này đối xử tàn bạo với các dân tộc không phải người Serbia, giết hàng loạt người Albania, phạm vào tội diệt chủng. Ngoài ra còn một nhận định cho rằng, Mỹ muốn kiềm chế Nga và gạt ảnh hưởng của Nga khỏi Balkan. Có thực sự như vậy không? Người châu Âu ban đầu đều cho rằng là như vậy, nhưng kết thúc cuộc chiến sau 72 ngày, họ nhận ra mình bị mắc lừa, tại sao ?
Khi khởi động đồng Euro, dân châu Âu đầy ắp những niềm tin. Họ định giá cho Euro hoán đổi với đồng Đô La là 1:1.07. Khi chiến tranh Kosovo bùng nổ, người châu Âu sát cánh cùng NATO toàn lực chi viện Hoa Kỳ tấn công Kosovo, trong 72 ngày đêm thả bom oanh tạc và tấn công các mục tiêu quân sự và dân sự của Nam Tư. Kết quả chính quyền Milosevic sụp đổ, Nam Tư hoàn toàn quỳ gối khuất phục.
Nhưng, sau khi cuộc chiến kết thúc, dân châu Âu mới xem lại vấn đề và phát hiện một điều làm họ giật mình, đồng Euro trong 72 ngày qua đã bị chiến tranh đánh cho thê thảm. Khi chiến tranh kết thúc, Euro Mất giá đến 30%, khi ấy 0.82 Đô La đổi được 1 Euro. Bấy giờ dân châu Âu mới ngộ ra, người ta đem bán đứng mình, mà mình còn hộ họ đếm tiền. Qua đó châu Âu mới thức tỉnh, và đó là lẽ tại sao khi Mỹ đánh Iraq thì Pháp và Đức, hai nước chủ đạo của Liên Minh Châu Âu kiên quyết phản đối.
Từ năm 2000 Iraq đã bắt đầu sử dụng đồng Euro trong xuất khẩu dầu lửa, Iraq là một nước có sản lượng dầu lớn thứ hai, vào năm 2002, Iraq lại làm một động tác dại dột khiến Mỹ giận dữ, là quyết định hoán đổi lượng tiền dự trữ quốc gia từ Đô La thành Euro. Chỉ sau vài tháng, quân đội Mỹ tiến quân vào Iraq, bắt đầu cuộc chiến ở đây, kết quả là kẻ khinh thường chú Sam - Tổng thống Iraq Saddam Husein phải bước lên giá treo cổ.
Có người nói các quốc gia phương Tây không đánh lẫn nhau, hơi đúng, kể từ sau thế chiến thứ hai, các quốc gia phương Tây không xẩy ra cuộc chiến đối đầu, nhưng không xẩy ra chiến tranh quân sự không có nghĩa là giữa họ cũng không xẩy ra chiến tranh kinh tế hay chiến tranh tiền tệ. Cuộc chiến Kosovo tức là một cuộc chiến gián tiếp giữa Mỹ và Liên minh châu Âu về tiền tệ, kết quả đồng Euro bị thương thảm hại. Tại sao ? Bởi sự ra đời của Euro đã tranh đi một phần chiếc bánh pho mai của Đô La, trước khi đồng Euro ra đời, đồng tiền lưu thông toàn cầu là Đô La, tỉ lệ kết toán toàn cầu của Đô La chiếm đến 80%, cho đến nay vẫn ở mức trên dưới 60% .
Như trên đã nói sự xuất hiện của đồng Euro cắt đi một phần của cái bánh pho mai mà Mỹ đang một mình xơi. Liên minh châu Âu (EU) là một thực thể kinh tế khổng lồ, ý đồ cốt lõi và sơ khởi thành lập EU là để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ cũng như vào đồng Đô La. GDP của EU đạt khoảng hơn 17,000 tỷ USD, lớn hơn cả thực thể kinh tế khu mậu dịch tự do Bắc Mỹ với GDP khoảng 14,000 tỷ USD. Với tầm cỡ như vậy, tất nhiên họ không cam tâm dùng Đô La để kết toán những thương vụ trong nội bộ EU, do đó, EU quyết định cho ra đồng tiền riêng của mình - Euro. Euro xuất hiện, lập tức cắt đi mất 1/3 lượng tiền kết toán toàn cầu của Mỹ, cho đến bây giờ, trên thế giới đã có 23% kết toán thương mại quốc tế dùng Euro thay cho Đô La. Ban đầu Mỹ hơi chủ quan và không đủ cảnh giác, nên cũng không có những hành động chọc ngoáy trước khi đồng Euro ra đời. Nhưng sau đó mới phát giác ra sự xuất hiện của Euro là một thách thức đến địa vị bá quyền của đồng Đô La, lúc này thì đã quá muộn, vậy nên đành phải chấp nhận bài học này, chỉ còn cách giữ chân nó lại, và hằm hè giữ chân tất cả những đối thủ lại.
Sự nổi dậy của Trung Quốc đương nhiên cũng trở thành một kẻ cạnh tranh của Mỹ. Tranh chấp ở đảo Điếu Ngư và bãi cạn Scarborough là hành động chèn ép đối thủ theo một thử nghiệm mới rất hiệu quả của Mỹ. Hai sự kiện này phát sinh ở vòng biên địa duyên chính trị của Trung Quốc, tuy rằng không lôi kéo được nguồn vốn lớn chảy ra khỏi Trung Quốc, nhưng ít nhiều đã đạt được ý đồ khác của Mỹ, dẫn đến hai sự kiện thai chết trong bụng mà chưa kịp sinh nở.
Từ năm 2012, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã đàm phán để thành lập khu tự do mậu dịch Đông Bắc Á và trong tiến trình đi đến thành công. Một việc nữa cũng rất HOT là cùng thời điểm đó, Trung - Nhật sắp sửa đạt được và ký kết hiệp định trao đổi tiền tệ ( Sử dụng tiền tệ của nhau trong các phi vụ thương mại ) và cùng mua lại trái phiếu quốc gia của nhau. Lần này, Mỹ đã rút được kinh nghiệm từ việc đồng Euro, nên sự kiện tranh chấp ở đảo Điếu Ngư và bãi cạn Scarborough kế nhau xuất hiện, cơn lốc xoáy chính trị này chớp nhoáng thổi bay đi hai vụ việc trên.
Mấy năm sau, tháng 6 năm 2015, Trung - Hàn miễn cưỡng ký được hiệp định mậu dịch song phương, và tất nhiên, kẻ nào không nghe lời đại ca đều bị trừng trị, và dẫn đến vụ con mẹ ký bậy Park Geun-hye, cựu tổng thống Hàn Quốc phải ngồi tù. Còn thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzō thì hú vía mừng thầm:" Mịa, may mà mình kịp dừng lại !". Ở đây cũng tiện thể nhắc cho Cuong Tuse, Tạ Trí và các hào kiệt rằng, đừng có đi chơi bậy bạ lêu lổng, tất cả mọi hành động của các vị đều không qua mắt được cục tình báo Mỹ CIA, cho các cậu hạ bệ lúc nào chỉ là thời gian...kkk
Hiệp định mậu dịch Trung - Hàn cũng không có tầm cỡ lớn và mất đi ý nghĩa sơ khai, nó không thể hoành tráng bằng sự liên kết mậu dịch giữa Trung - Nhật - Hàn, tại sao ? Vì nếu như ba nước ký kết thành công, sẽ bao gồm một khu mậu dịch của tất cả thành viên trong vùng Đông Bắc Á là: Trung, Nhật, Hàn, Hong Kong, Ma Cau, và Đài Loan, với quy mô sẽ trở thành một thực thể kinh tế với GDP lên đến 20,000 tỉ Đô La. Không dừng ở đấy, nó sẽ kéo theo và kết hợp với khu mậu dịch tự do Đông Nam Á, hình thành khu mậu dịch tự do Đông Á với quy mô một khu thực thể kinh tế với 30,000 tỉ Đô La lớn nhất thế giới. Nó sẽ không dừng ở đây, và còn vươn đến phía tây và qui tụ luôn Ấn Độ và Nam Á, sau đó lan toả kết nạp luôn 5 nước Trung Á, lại tiếp tục hướng tây, thu nạp tiếp anh hùng hảo hán Tây Á vùng Trung Đông. Như vậy, cả một khu mậu dịch tự do Á Châu hình thành với quy mô hơn 50,000 tỉ Đô La, sẽ to hơn cả tổng hợp của EU và Bắc Mỹ. Một khu mậu dịch khổng lồ xuất hiện, nhẽ nào nó còn dùng tới Đô La hay Euro để thanh khoản? Tất nhiên chỉ có ngu thì mới vậy, và cũng tất nhiên, đồng Á Tệ sẽ ra đời !
Khi dự tính này bắt đầu, Trung Quốc đã mong muốn dùng sức mạnh của mình thúc đẩy đồng Nhân Dân Tệ được Á Châu hoá, đối trọng lại với đồng Đô La như Bắc Mỹ đã mặc nhận đồng Đô trở thành đồng tiền kết toán trong khu vực. Và bây giờ, trong tham vọng "Vành đai và Con đường" của họ, Trung Quốc tất nhiên mong muốn đạt được mục tiêu đó. Lúc đó, trong thế giới tiền tệ, thiên hạ sẽ chia 3 với Đô La, Euro và Nhân Dân Tệ.
Ý đồ của Trung Quốc chỉ là vải màn che mắt thánh với Mỹ, do đó mới có trọng tâm chiến lược dời về Châu Á, hoặc quay đầu về Châu Á của Mỹ. Ngay sau khi Mỹ tuyên bố xoay trục về Châu Á, lập tức thúc đẩy Nhật Bản giằng co Điếu Ngư cũng như thúc đẩy Phillipines kiện cáo Trung Quốc về bãi cạn Scarborough. Cựu Tổng thống Philippines Benigno Aquino III tự nhiên được trọng dụng sướng quá, cười rơi mẹ nó quai hàm, hăm hở kiện thằng Tầu. Nhưng ngay cả Abe Shinzō và Aquino đều không thể hiểu ẩn ý lớn nằm trong đó, đó chính là trí tuệ Do Thái Mỹ, thâm mưu viễn lự, nhằm ngăn chặn đồng Nhân Dân Tệ trở thành một địch thủ mới của Đô La. Nếu như để khu tự do mậu dịch Châu Á hình thành, sẽ trở nên hiệu ứng Đô mi nô, rồi dẫn đến thiên hạ sẽ chia ba thật !
Hãy thử tưởng tượng, nếu như đồng Đô La chỉ còn trong tay 1/3 hiệu lực tiền tệ, vậy còn có xứng danh ngồi ở vị trí bá chủ thiên hạ không ? Hơn nữa, Mỹ ngày nay chỉ là một quốc gia sản nghiệp khống, mất đi quyền sinh sát tiền tệ, vậy Mỹ còn xứng danh bá chủ thế giới không?
Nói tóm lại, tất cả những tai ương đến với Trung Quốc, đằng sau đều có hình bóng của chú Sam, bởi sự nhìn xa trông rộng của những bộ óc đầy trí tuệ và bản lĩnh. Nếu dùng đòn thâm hiểm triệt hạ kinh tế của Trung Quốc lúc này, sẽ như ném chuột vỡ bình, bởi rất nhiều lợi ích của các nhà tư bản Mỹ bị buộc chặt với Trung Quốc.
Donald Trump lúc đó đang đứng trước một bài toán khó giải, làm thế nào diệt chuột nhưng không vỡ lọ. Trước mắt, Trump đã kêu gọi nguồn vốn đầu tư bên ngoài, chủ yếu là ở Trung Quốc của các tài phiệt Mỹ, mau mau quay trở lại tổ quốc, tổ quốc yêu các bạn, sẽ giảm thuế thậm chí không đánh thuế các bạn, các nhà máy sản xuất cũng phải quay về đi, về đi kẻo Trump chờ, Trump mong ! Thằng nào không về thì đừng có trách, bố mày quật cho thì có mà vỡ mặt !
Sau khi tiền hồi lưu, các nhà máy quay lại Mỹ, Mỹ sẽ trở nên thực tế hơn, vững vàng hơn trong mọi phương diện, không còn là một quốc gia sản nghiệp khống nữa. Bài toán này rất cao tay. Khi ấy, ném chuột sẽ ít bình vỡ hơn, và nên nhớ rằng Trump là cáo, mà cáo bắt chuột rất chi là, rất chi là...thiện nghệ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét