Thứ Ba, 14 tháng 9, 2021

Vành đai và Con đường - The Belt and Road Initiative ( 2 )

 Với lợi thế kể ở phần 1, Mỹ có thể tự ý in Đô La, nhưng nếu in ra quá nhiều dùng trong nước sẽ dẫn đến lạm phát, bởi vậy nên phải tuôn ra thị trường quốc tế, để cho thế giới giúp Mỹ tiêu hóa bớt nguy cơ lạm phát, đây là lý do chính mà đồng Đô La ít bị lạm phát. Nói cách khác, Mỹ tống Đô La ra toàn thế giới, sẽ làm loãng đi cơ hội bị lạm phát. Nhưng Đô La tuôn ra ngoài nhiều thì người Mỹ trong tay lại hết tiền, nếu vì thế mà lại in thêm tiền ra tiêu thì đồng Đô La sẽ mất giá, bất lợi cho Mỹ. Vậy nên Cục Dự trữ Liên bang (FED) không như nhiều người tưởng sẽ in ra thật nhiều tiền, ngược lại FED đã học được khống chế nhẫn nhịn, không in ra nhiều tiền để làm phá giá Đô La, từ năm 1913 FED được thành lập cho đến năm 2013 đã 100 năm, nhưng chỉ in ra có 10 vạn tỉ Đô La. Mỹ nắm đầu lợi nhuận bởi thao tác và kiểm soát tiền tệ lưu thông đều do FED đảm nhiệm. FED ấn định tỷ lệ dự trữ bắt buộc (Lưu ký quĩ)- phần trăm số tiền ký gửi tại ngân hàng mà ngân hàng phải giữ lại hoặc gửi tại Fed để sẵn sàng chi trả các nhu cầu rút tiền. Quy định này trực tiếp giới hạn khả năng cho vay của các ngân hàng vì khoản dự trữ này phải luôn được duy trì. Trong trường hợp khoản dự trữ này tụt xuống, ngân hàng phải tiến hành vay lẫn nhau hoặc vay của FED để đảm bảo tỷ lệ dự trữ. Như vậy, quyền sinh quyền sát là do Mỹ. Mỗi khi lợi tức đồng Đô La do FED ấn định tăng hay giảm đều làm rung chuyển thị trường tiền tệ, chứng khoán , kim loại quý, dầu lửa...

Khống chế lạm phát bằng thủ đoạn cho toàn cầu hóa lưu thông Đô La Mỹ, nhưng lại điều tiết khống chế phát hành Đô La, trong túi không còn Đô La thì sao? Mỹ lại không ngừng phát triển trái phiếu quốc gia, thông qua bán trái phiếu cho các quốc gia khác để thu về Đô La. Khi các vốn trái phiếu quay đầu về Mỹ, chủ yếu đổ vào 3 thị trường, Thị trường kỳ hạn (Futures Market), thị trường kho bạc (Treasury market) và thị trường chứng khoán (stock market), cứ vậy Mỹ chơi trò kinh tế kim ngạch để qua ngày, tiền đẻ ra tiền, tuy rằng nợ công tăng nhiều, nhưng trò chơi vẫn tiếp tục, nếu muốn kiếm thêm tiền thì tạo ra chiến tranh, bán vũ khí, bán chất xám, khoa học kỹ thuật...
Sau khi Mỹ đưa thế giới vào thể hệ tài chính của mình thì các nước như thuộc địa của Mỹ, làm thuê cho Mỹ và được cung cấp Đô La, đồng Đô La trở thành công cụ ẩn mình để khuếch trương thuộc địa tài chính. Thông qua Đô La, Mỹ âm thầm khống chế kinh tế các nước. Ngày nay, chúng ta thấy một số nước chủ quyền độc lập, có chủ quyền, có hiến pháp, có chính phủ, nhưng đều không thể xa dời được Đô La, tất cả những hành vi của anh, cuối cùng đều thông qua Đô La để biểu đạt, cuối cùng thì những tài sản thực chất của anh đều thông qua hoán đổi đồng Đô La tuôn chảy vào túi của đại ca ca Hoa Kỳ.
Đây là một điều làm Trung Quốc bức xúc nhất và có ý đồ thay đổi nó, một khi mà liên kết được các quốc gia, và những quốc gia đó lệ thuộc nhiều vào Trung Quốc, thì khi ấy, hàng hóa Trung Quốc và các nước có thể tự do hoán đổi với nhau bằng tiền tệ hai nước, nếu như các nước muốn mua nguyên liệu và hàng hóa Trung Quốc có thể trả bằng Nhân Dân Tệ và dần dần Nhân Dân Tệ sẽ nổi trội lên và có thể thay thế Đô La cục bộ rồi cứ thế tiến lên... 
Quay lại vấn đề chiến lược kinh tế toàn cầu của Mỹ, logic kiếm tiền của Mỹ rất đơn giản, tất cả các quốc gia trên thế giới đều là bầy cừu trong trại cừu của Mỹ, chú Sam luôn cầm một cái kéo để xem lông con cừu nào dài thì cắt, cắt trụi rồi lại tống vào trại nuôi tiếp.
Lần đầu tiên chỉ số Đô La Mỹ đi xuống thấp là vào thập niên 70, khi mà Mỹ đã đổ tương đối nhiều Đô La vào thị trường Nam Mỹ, đem đến cho Châu Mỹ La Tinh nhiều cơ hội đầu tư và làm thị trường này thịnh vượng. Mỹ như mở đập nước liên tục 10 năm để Đô La tuôn chảy vào Nam Mỹ, đến năm 1979 thì bắt đầu đóng đập, đóng đập có nghĩa là giảm bớt sự lưu thông của Đô La vào thị trường Nam Mỹ. Dẫn đến chỉ số Đô La bắt đầu quay đầu đi lên, thị trường Nam Mỹ nhẽ ra đang được số lượng lớn Đô La đổ vào, đang phát triển rầm rộ, bỗng nhiên đầu tư chậm lại, vốn lưu động đóng băng, nguồn vốn bị đứt, kinh tế gặp phải khó khăn trầm trọng.
Các nước Nam Mỹ lúc ấy vắt óc tìm kế tự thoát. Ví dụ như Argentina, lúc ấy GDP của Argentina đã bước vào danh sách của các nước phát triển. Nhưng khi nguy cơ kinh tế mới xuất hiện, Argentina đã dẫn đầu suy thoái. Giải quyết suy thoái có nhiều cách, nhưng không may cho họ lại xuất hiện đảo chính lật đổ chính phủ, một chính phủ quân sự lên nắm chính quyền, tổng thống là Leopoldo Galtieri, tay này không có đầu óc kinh tế, trong óc gã muốn thông qua chiến tranh để vực lại kinh tế, lúc này con mắt của gã phát hiện ra quần đảo Falkland nằm tại Nam Đại Tây Dương cách Argentina 600 km về phía đông , quần đảo này đã bị Anh Quốc thống trị 100 năm nay, nhưng Leopoldo Galtieri quyết định đoạt lại. Nam Mỹ là sân sau của Mỹ, nên Leopoldo Galtieri bắt buộc phải thỉnh cáo Mỹ, lúc đó, tổng thống Mỹ Reagan biết rõ rằng, hành động này của Leopoldo Galtieri sẽ dẫn đến cuộc chiến toàn diện với Anh quốc, nhưng Reagan vẫn cứ tỏ thái độ nhẹ tâng, cho rằng đây là việc giữa các anh với Anh quốc, không liên quan đến Mỹ, chúng tôi đứng trung lập.
Leopoldo Galtieri tưởng rằng Regan mặc nhận và ra quân chiếm lại quần đảo Falkland một cách nhẹ nhàng. Cả nước Argentina vui mừng hoan hỉ. Nhưng thủ tướng Anh bấy giờ là phu nhân Margaret Thatcher tuyên bố không chấp nhận điều này, bà bắt tổng thống Mỹ phải tỏ thái độ đứng về phía mình. Lúc ấy, Reagan bắt buộc phải từ bỏ trung lập, ra tuyên bố khiển trách hành động xâm lược của Argentina và tuyên bố đứng cùng Anh quốc một bên. Sau đó, Anh quốc điều một hạm đội viễn dương tiến thẳng 8000 hải lý, tái chiếm lại quần đảo chỉ trong vòng vài tháng sau khi trở về tay Argentina .
Dựa vào tình hình chiến tranh quần đảo Falkland, các nhà đầu tư đánh giá thị trường Nam Mỹ đã xuất hiện nguy kịch, hoàn cảnh đầu tư rủi ro lớn, nên thi nhau rút vốn khỏi đấy. FED nhắm thấy cơ hội đã đến, bèn tuyên bố tăng lợi tức, đẩy nhanh tiến độ rút đồng Đô La từ Nam Mỹ về, thị trường Nam Mỹ chìm trong cơn hoảng loạn. Toàn bộ vốn rút về từ Nam Mỹ được đổ vào 3 thị trường lớn ở Mỹ (Thị trường kỳ hạn, thị trường kho bạc, và thị trường chứng khoán), FED như kéo lên một lưới đầy ắp những con cá bự, thu lời đầy bồn đầy bát.
Lúc bấy giờ, chỉ số Đô La từ yếu - hơn 60 điểm, một hơi tăng lên hơn 120 điểm, biên độ tăng 100%, người Mỹ trong 3 thị trường lớn thu lời trĩu tay nhưng chưa thôi, thừa thế dùng số tiền thu lời được quay lại Nam Mỹ, ra tay mua lại những tài sản giá trị với giá bèo, đây ví như một lần cắt lông cừu cho thị trường Nam Mỹ sau khi chỉ số Đô La lên mạnh lần thứ nhất.
Các nhà kinh tế học đã theo dõi và rút ra một bài học là " Đồng Đô La đi mềm 10 năm, sau đó lại đi lên mạnh mẽ 6 năm", cứ thế luân chuyển như một quy luật. Sau khi lên đến đỉnh cao ở nguy cơ kinh tế Nam Mỹ, chỉ số đồng Đô La từ năm 1986 lại bắt đầu đi xuống. Trong giai đoạn đó trải qua nguy cơ kinh tế của Nhật Bản, nguy cơ tiền tệ Châu Âu, 10 năm sau - 1997, chỉ số Đô La lại đi lên, sau 6 năm, từ năm 2003, đồng Đô La lại đi xuống.
Khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997 đưa đồng Đô La đi lên đều do thiết kế theo bài bản của FED, khi nhìn rõ tính thanh khoản toàn cầu trở nên cao quá mức bởi chính sách tiền tệ nới lỏng và tự do hóa tài chính ở phương Tây, nguồn vốn đầu tư được chuyển sang thị trường châu Á. Khi châu Á đang thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vốn, và lãi suất ở các nước châu Á cao hơn ở các nước phát triển. Chính vì thế, các dòng vốn quốc tế đã ồ ạt chảy vào các nước châu Á, khiến thị trường châu Á bừng bừng phát triển, nhiều người nhầm tưởng rằng châu Á phồn vinh là do người châu Á cần mẫn lao động, thông minh và trí tuệ tạo dựng nên. Thực tế là do các nhà tư bản phương Tây đổ vốn vào đó, các nước nắm được nhiều Đô La, có được nhiều sự đầu tư mạnh mẽ. Khi các nhà tư bản Mỹ thấy đã đến lúc cắt lông cừu châu Á thì bắt đầu cắt giảm mạnh cung ứng tiền tệ cho thị trường này, khiến các doanh nghiệp và nhà đầu tư bị đứt sợi dây xích cung ứng tiền tệ, dẫn đến châu Á xuất hiện triệu chứng nguy cơ kinh tế và tiền tệ. Nước đã nấu đến 99 độ, chỉ còn thiếu 1 độ mới sôi, đó là thiếu sự xuất hiện của nguy cơ tính khu vực. Cần phải chế tạo ra nguy cơ khu vực, dùng đòn chiến tranh như Argentina thì không có được. Thế là có sự xuất hiện của bàn tay ma thuật kinh tế George Soros, con cá sấu kinh tế này mang theo sức mạnh của "Quantum Fund" và "Hedge Fund" thế mạnh như hổ báo lao vào xé xác một nền kinh tế yếu nhất châu Á - Thái Lan, tập trung tấn công đồng tiền THB của Thái.
Một tuần sau, đồng THB xuất hiện nguy kịch, rồi lập tức sản sinh hiệu ứng lây lan, đi xuống phía nam, sang Malaysia, Singapore, Indonesia, Phillipine, rồi quay hướng lên phía bắc đến Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, rồi truyền sang cả Nga, cơn bão nguy cơ kinh tế vùng Đông Á bùng nổ. Nước đã sôi đến đỉnh điểm, hoàn cảnh đầu tư lại như rất rủi ro. Nắm bắt cơ hội, FED lại thổi lên tiếng tù và tăng lợi tức đồng Đô. Các nhà đầu tư nghe theo tiếng gọi, lại rút vốn đem về lánh nạn tại 3 thị trường lớn ở Mỹ để ăn lợi tức, đồng thời cũng đem lại lợi nhuận khủng cho Hoa Kỳ. Đây chính là lần cắt lông cừu thứ hai của FED.
Khi người Mỹ đã kiếm rất nhiều tiền, họ lặp lại như lần ở Nam Mỹ, cầm những đồng tiền kiếm được trong cơn khủng hoảng kinh tế châu Á, quay về châu Á mua lại tài sản chất lượng với giá sàn. Khi đó, kinh tế châu Á đã kiệt quệ, không còn đủ sức chống đỡ.
Lần khủng hoảng này kẻ may mắn chính là Trung Quốc. Việt Nam cũng không bị ảnh hưởng mấy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét