Thứ Tư, 27 tháng 5, 2020

Học đại bàng cách đối diện với giông bão trong cuộc đời: thay đổi hoặc là chết !

Trong số tất cả các loài vật, đại bàng có lẽ là loài để lại ấn tượng đặc biệt nhất cho những ai biết được câu chuyện về chúng.
Không chỉ bởi thứ quyền lực toát ra từ chúng mà hầu hết bất kỳ loài động vật nào cũng phải e dè. Không chỉ bởi ánh mắt, đôi cánh rộng mạnh mẽ hay sự tự do tự tại của chúng. Mà bởi vì, trước khi trở thành một chú đại bàng to lớn dũng mãnh, chúng đã trải qua một quá trình sống và lột xác không mấy nhẹ nhàng mang tên: thay đổi hoặc là chết! 
Mỏ và móng vuốt của đại bàng mọc liên tục giống như tóc và móng của người vậy, nên khi sống đến 40 tuổi, những móng vuốt dài và linh hoạt của đại bàng không còn đủ sức tóm giữ con mồi làm thức ăn nữa. Đôi cánh của chúng cũng trở nên vô cùng nặng nề bởi bộ lông vũ vừa dài, vừa dày khiến chúng tốn rất nhiều sức lực mỗi khi cất cánh.
Lúc này đại bàng chỉ còn hai sự lựa chọn: hoặc ngồi chờ chết, hoặc là trải qua một quá trình đổi mới cực kỳ đau khổ kéo dài 150 NGÀY . Quá trình này đòi hỏi đại bàng bay lên đỉnh núi và ngồi trên tổ của mình. Đó là nơi không có một loài vật nào có thể đến được ngoại trừ đại bàng và thần chết, bởi trước mặt chúng là đại dương mênh mông, còn dưới chân thì là vách đá dựng đứng. 
Tại đây đại bàng sẽ dùng mỏ của mình mổ vào đá cho đến khi chiếc mỏ rụng xuống, yên lặng chờ đợi cho mỏ mới mọc dài ra. Sau đó nó phải dùng chiếc mỏ mới dài ra đó nhổ đi từng cái móng vuốt của mình. Khi móng vuốt mới đủ chắc, nó lại phải tự nhổ sạch đi từng sợi lông cũ già cỗi. Và sau 5 tháng, đại bàng lại có thể tiếp tục những chuyến bay lượn tuyệt vời của sự hồi sinh và sống thêm 30 năm nữa. Đây quả là một quá trình lột xác đầy đau đớn mà chắc chắn, nếu không có một ý chí kiên cường sẽ không thể nào vượt qua…

Đối đầu với cơn bão 

Bạn có biết rằng một con đại bàng biết trước một cơn bão sắp đến từ rất lâu? Đại bàng không chạy trốn bão nhưng bạn có biết nó sẽ làm gì khi bão đến?
Nếu như tất cả mọi loài vật khác đều chạy trốn cơn bão, thì đại bàng sẽ bay lên đỉnh núi thật cao và đứng chờ cơn gió. Khi cơn bão đến, nó sẽ mở rộng đôi cánh để gió nâng nó lên cao hơn cơn bão. Đối với đại bàng, cơn bão không hề là một điềm dữ mà là một đòn bẩy, một cơ hội để nó có thể bay thật cao lên bầu trời và ngắm nhìn vạn vật dưới một góc độ khác với ngày thường.

Suy ngẫm: 
Câu chuyện của đại bàng cho ta thấy một bài học sâu sắc rằng, muốn bước tiếp, muốn làm mới cuộc đời mình, bạn phải chấp nhận thay đổi, đó có thể là một sự thay đổi đầy đau đớn khi ta phải giũ bỏ những điều không tốt đã tồn tại quá lâu, chất chồng trong những năm tháng dài dẵng của cuộc đời. 
Không ai có khả năng xử lý hoàn hảo mọi vấn đề họ gặp phải. Chúng ta cũng không thể ngay lập tức mà giải quyết trọn vẹn một khó khăn bởi chúng ta không sinh ra để làm như vậy. Trên thực tế, chúng ta sinh ra để thất vọng, buồn chán, đau khổ và vấp ngã. Bởi vì đó là toàn bộ mục đích của cuộc sống – đối mặt với vấn đề, học hỏi, thích nghi, và xử lý chúng. Chính điều này đã rèn luyện chúng ta trở thành con người như chúng ta hiện nay. 
Những khó khăn trong cuộc sống của chúng ta cũng giống như những cơn bão vậy. Thế nên mỗi khi gặp khó khăn, bạn hãy giống như đại bàng, đừng lẩn tránh. Hãy đối mặt với cơn bão và để chúng nâng bạn lên trên, và cảm nhận sức mạnh của bản thân khi bạn có thể vượt lên hoàn cảnh Khó khăn sinh ra trong cuộc sống chính là cơn bão để có thể vùi lấp bạn hoặc nâng bạn lên, điều đó phụ thuộc vào bạn có giang rộng đôi cánh của mình như đại bàng không mà thôi. 

Tại sao các con sông đều uốn khúc mà không chảy theo một đường thẳng?

Trong giờ học, một vị thiền sư chỉ vào một bản đồ và hỏi: “Các dòng sông trên hình ảnh này có đặc điểm gì?”. Các môn đồ trả lời: “Chúng luôn lượn vòng thay vì chảy theo một đường thẳng”.
Vị thiền sư lại tiếp tục hỏi: “Tại sao như vậy? Nói cách khác, tại sao những con sông này không đi thẳng mà cứ phải đi đường vòng?”.
Mọi người bắt đầu thảo luận: “Vì khi đi đường vòng, sông sẽ được kéo dài nên chứa được nhiều nước hơn. Hoặc nhờ thế mà khi lũ mùa hè kéo đến, nước sông sẽ không bị dâng quá cao và tràn ra ngoài”.
Một người khác lại nói: “Bởi vì con sông trải dài nên lưu lượng nước trên mỗi khúc sông tương đối thấp, áp lực dưới đáy sông cũng giảm đi. Điều này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ bờ sông,…”
“Tất cả mọi người nói đều đúng”, vị thiền sư nói, “còn bản thân tôi thì cho rằng sông không đi đường thẳng mà phải đi đường vòng, đơn giản chỉ vì đi đường vòng là chuyện bình thường, đi đường thẳng mới là chuyện khác thường. Bởi trên hành trình của mình, các con sông sẽ phải gặp nhiều và đa dạng trở ngại, có cái vượt qua được, có cái không. Nên con sông chỉ có thể đi vòng để tránh các chướng ngại. Mục đích cuối cùng là hòa vào biển khơi”.
Ông thiền sư đột nhiên trầm mặc hơn: “Cuộc sống của chúng ta cũng như vậy. Khó khăn, trắc trở trong cuộc sống là chuyện bình thường. Không bi quan, tuyệt vọng, không thở dài, buồn phiền hay bỏ cuộc mới là thái độ sống đúng đắn. Như dòng sông kia không khuất phục trước gian nan, thử thách, luôn kiên trì tiến về phía trước, tiến về biển khơi bao la”.
Không có con đường dễ dàng trong mọi hành trình, gian nan và thử thách chính là thước đo ý nghĩa của điểm đến, chỉ cần kiên trì vượt qua, chúng ta sẽ đến được nơi cần phải đến.

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2020

Các ký hiệu trên vỏ chai nhựa

Khi mua sắm các loại hộp thực phẩm bằng nhựa, đã bao giờ bạn từng nhìn qua các ký hiệu dưới đáy hộp để xác định chính xác đó là loại nhựa gì, có đảm bảo an toàn cho sức khỏe hay không? Ở bài này mình xin chia sẻ cụ thể hơn về tất cả các loại nhựa thông dụng có mặt trên thị trường, đồng thời giúp các bạn phân biệt ký hiệu các loại nhựa hoặc các đồ dùng bằng nhựa.
tapchidangnho 2 1 - Các ký hiệu trên vỏ chai nhựa

I/. BPA – CHẤT ĐỘC HẠI CÓ TRONG NHỰA

Bisphenol A (BPA) là một loại hợp chất hữu cơ dùng để chế biến nhựa và chất dẻo.
BPA thường được tìm thấy trong các hộp đựng đồ uống có thể tái sử dụng, đồ chứa thực phẩm, thực phẩm đóng hộp, đồ chơi trẻ em…
Năm 2017, Cơ quan Hóa chất Châu Âu đã kết luận rằng BPA nên được liệt kê như một chất đáng lo ngại do đặc tính của nó như một chất phá hoại nội tiết.
BPA có thể dẫn đến các bệnh rất nguy hiểm như:
  • Ung thư, ung thư vú, ung thư thần kinh…
  • Suy chức năng tuyến giáp
  • Tác dụng lên hệ thần kinh
  • Viêm phế quản
  • Hen suyễn và các bệnh nguy hiểm khác…
Đặc biệt các bạn nên tuyệt đối tránh đồ nhựa tiếp xúc với nhiệt độ cao, điều này làm tăng nguy cơ mất an toàn đến sức khỏe rất lớn.
Thay vào đó, bạn hãy sử dụng các loại hộp nhựa đựng cơm không chứa BPA để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Bạn có thể tham khảo tại đây.

II/. PHÂN BIỆT KÝ HIỆU CÁC LOẠI NHỰA (7 LOẠI NHỰA THÔNG DỤNG NHẤT)

Dưới đây là bảng tổng hợp dùng để phân biệt ký hiệu các loại nhựa (thường tìm thấy ở mặt dưới của các vật dụng bằng nhựa hoặc dưới đáy các hộp nhựa, chai nhựa):
phan-biet-7-loai-nhua-qua-ky-hieu-duoi-day-hop
Các ký hiệu thường được tìm thấy dưới đáy các hộp nhựa, chai nhựa, nắp nhựa…
Các kí hiệu này ẩn chứa thông tin quan trọng vì mỗi loại nhựa lại chứa những chất hóa học có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe của chúng ta theo các cấp độ khác nhau.
Dưới đây là tổng hợp 7 loại nhựa thường được sử dụng và ý nghĩa ký hiệu các loại nhựa này.

1. Số 1 – Nhựa PET hay còn gọi là PETE

Nhựa PET (Polyethylene terephthalate) là một trong những loại nhựa rất thông dụng.
Nhựa PET thường dùng để đựng các thực phẩm dạng lỏng như: các loại chai nước ngọt, chai nước khoáng, nước ngọt, bia, các loại chai nước chấm, các loại chai đựng nước trái cây…
Nhựa PET chỉ nên sử dụng 01 lần duy nhất, không nên tái sử dụng nhiều lần, bạn không nên tái sử dụng nhiều lần vì có khả năng nhựa sẽ thẩm thấu vào thức ăn, thức uống của bạn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
cac-loai-nhua-PET-nhua-so-1-la-gi
Nhựa PET sử dụng rộng rãi nhưng chỉ nên dùng một lần. Tuyệt đối không dùng thực các thực phẩm nóng hoặc môi trường có nhiệt độ cao.

Dễ bị tác động của nhiệt độ

Ngoài ra độ bền nhiệt của nhựa PET rất thấp, dễ bị biến dạng, cong queo và tuyệt đối không dùng để đựng các loại nước / thực phẩm nóng. Khi đó khả năng thẩm thấu các hợp chất độc hại trong nhựa vào nước uống là khá cao, có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các chai nước suối khi để trong xe hơi khi gặp nhiệt độ nóng cũng có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí có nguy cơ gây ung thư.
Nhựa PET rất khó để làm sạch, khả năng tái chế cũng khá thấp (chỉ khoảng 20%), dễ bị biến dạng, móp méo… Vì vậy tốt nhất là dùng xong bạn bỏ đi, không nên tái sử dụng để đựng nước lại nhiều lần.

Nhựa PET có độc và an toàn không?

Ở điều kiện nhiệt độ bình thường hoặc sử dụng chai nhựa đựng nước bỏ tủ lạnh thì nhựa PET được xem như không độc. Tuy nhiên nếu ở nhiệt độ cao thì nhựa PET (nhựa pete) sẽ không an toàn (bỏ trong xe oto, để gần bếp gas, ngoài nắng…). Lưu ý là không nên dùng nhiều lần.

2. Số 2 – Nhựa HDP hay HDPE

HDP (High Density Polyethylene) là loại nhựa tốt nhất trong tất cả các loại nhựa. Đây là loại nhựa mà các chuyên gia thường khuyên nên chọn khi đựng thực phẩm.
Nhựa HDPE coi là an toàn nhất trong tất cả vì những lý do sau:
  • Độ bền cao, chịu va đập tốt, ít bị biến dạng, trầy xước.
  • Độ bền nhiệt cao (chịu được nhiệt độ  120oC trong thời gian ngắn hoặc 110oC trong thời gian dài hơn).
  • Có độ trơ về mặt hóa học (không bị tác dụng của môi trường tác động, không tiết ra độc tính)
Nhua-so-2-HDPE-an-toan-suc-khoe
Nhựa số 2 (HDPE) được xem là loại nhựa tốt nhất, an toàn nhất – Phân biệt ký hiệu các loại nhựa
Vì vậy HDPE được ứng dụng để chế tạo các vật dụng như: chai nhựa hdpe, bình đựng sữa, các loại bình nhựa cứng, bình đựng chất tẩy rửa (không bị tác dụng trong môi trường axit), dầu ăn, đồ chơi và một số túi nhựa.

3. Số 3 – Nhựa PVC

nhua-so-3-nhua-PVC-chua-nhieu-chat-doc-hai
Nhựa số 3 – Nhựa PVC là loại nhựa rất phổ biến nhưng lại chứa nhiều chất độc hại
PVC là loại nhựa mềm và dẻo nhưng chứa nhiều hóa chất độc hại.
PVC được ứng dụng để sản xuất:
  • Các loại màng bọc bao bì, màng bọc thực phẩm, màng nhựa kiếng trong suốt
  • Các loại chai như chai đựng dầu ăn, đựng nước, các dung dịch thực phẩm dạng lỏng
  • Các loại đồ chơi và rất nhiều sản phẩm khác.
Các chất phụ gia độc hại như phtalates và bisphenol A thường được sử dụng trong sản xuất nhựa PVC. Trong đó đáng chú ý nhất là Bisphenol A (BPA) chính là chất phá hủy nội tiết tố, có khả năng dẫn đến ung thư và nhiều loại bệnh lý nguy hiểm khác.

PVC là loại nhựa nguy hiểm:

Nhựa PVC có khả năng thẩm thấu và hòa tan vào thức ăn dưới tác dụng của nhiệt độ, rất nguy hiểm. Dưới đây mình tổng hợp các điểm quan trọng nhất mà bạn cần lưu ý với nhựa PVC:
  • Khi mua đồ chơi cho bé tuyệt đối không mua đồ chơi bằng nhựa PVC, tránh để bé ngậm các loại đồ chơi nhựa.
  • Hạn chế dùng màng bọc thực phẩm, đặc biệt tuyêt đối không bọc thực phẩm còn nóng. Tuyệt đối không dùng màng bọc thực phẩm rồi cho vào lò vi sóng để hâm nóng => thói quen vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe.
  • Không dùng nhựa PVC để đựng thực phẩm, hâm nóng thực phẩm hoặc đựng các loại thực phẩm nóng.
  • 4. Số 4 – LDPE

    Nhua-so-4-LDPE-Low-Density-Polyethylene-an-toan-suc-khoe
    Nhựa số 4 LDPE-Low-Density-Polyethylene có tính trơ hóa học và độ bền cao.
    • Tương tự nhựa số 2, nhựa LDPE – Low Density Polyethylene là loại nhựa có tính trơ về mặt hóa học, nhưng kém bền vật lý hơn HDPE một chút, có thể chịu được 95oC trong thời gian ngắn.
    • Do tính trơ hóa học, nhựa LDPE thường được ứng dụng chế tạo các chai lọ đựng hóa chất, găng tay nylon, túi nylon, túi đựng hàng và vỏ bánh.
    • Nhựa LDPE không được dùng trong lò vi sóng, tránh nhiệt độ cao.
    • Ngoài ra nhựa LDPE dễ gãy, vỡ, trầy xước, khả năng chịu va đập vật lý kém hơn nhựa số 2.

    5. Số 5 – PP

    Nhua-PP-nhua-so-5-an-toan-cho-suc-khoe
    Nhựa số 5 chịu được nhiệt độ cao nhất (ít nhất 130 độ C) và an toàn khi đặt trong lò vi sóng trong thời gian ngắn.
    Nhựa PP (polypropylene) là loại nhựa có tính bền nhiệt cao nhất, chịu được từ 130oC – 170oC nên được ứng dụng rộng rãi trong chế tạo các hộp đựng thực phẩm, đặc biệt các loại hộp thực phẩm có thể dùng trong lò vi sóng. Nhựa PP thường hơi trong suốt
    Tuy nhiên theo khuyến cáo, các bạn cũng chỉ nên sử dụng trong lò vi sóng từ 2-3 phút, không nên dùng quá lâu.
    PP là loại nhựa được các chuyên gia khuyên sử dụng, vì đặc điểm trơ hóa học, độ bền cơ học và độ bền nhiệt cao và rất an toàn sức khỏe.
  • 6. Số 6 – PS

    Nhua-so-6-nhua-tai-sinh-Polystyrene-nhuaPS
    Nhựa PS (Polystyrene) hay còn gọi là nhựa tái sinh là loại nhựa rẻ tiền, chất lượng kém
    Nhựa PS (Polystyrene) là loại nhựa rẻ và nhẹ. Có thể tìm thấy trên vỏ một số hộp đựng đồ ăn nhanh, cốc uống nước, hộp đựng trứng và dao đĩa thìa picnic.
    Dù chúng có khả năng chịu nhiệt và lạnh đáng kể, nhưng ở nhiệt độ cao chúng có thể giải phóng chất độc hại. Ngoài ra, cũng không được dùng đựng đồ có chất acid mạnh, chất kiềm mạnh. Chính vì thế, loại nhựa này không được phép dùng để đựng đồ ăn thức uống lâu dài.
    Nhựa số 6 hay dùng cho hộp nhựa xốp hoặc dĩa thìa dùng một lần.

    7. Số 7 – Nhựa PC hoặc không có kí hiệu (other)

    Nhua-so-7-Nhua-PC-doc-hai-va-cac-loai-nhua-khac
    Nhựa số 7 bao gồm nhựa PC (độc hại) và các loại nhựa khác
    Nhựa số 7 bao gồm nhựa PC (Polycarbonate ) và các loại nhựa khác (other). Nhựa PC là loại nhựa cực kỳ độc hại, rẻ tiền.
  • Nhựa số 7 thường dùng để sản xuất: bình đựng nước, các thùng nhựa đựng hóa chất.. Hoặc các hộp đựng thức ăn như sữa chua, hộp mì, hộp nhựa đựng bơ…
    Đáng chú ý nhất trong nhóm này một số loại có chứa Bisphenol A (BPA) là loại chất độc hại dùng để sản xuất nhựa.
    Bisphenol A là một chất phá hoại nội tiết trên cơ thể người, có thể dẫn đến bệnh ung thư và rất nhiều bệnh khác.
    => Nhựa số 7 đại diện cho ký hiệu các loại nhựa không an toàn sức khỏe, độc hại. Đặc biệt khi đựng đồ nóng có khả năng thôi nhiễm vào thức ăn rất nguy hiểm.

    Bảng phân biệt các loại nhựa qua ký hiệu dưới đáy hộp (của Hội đồng hóa học Hoa Kỳ):

    Thong-so-cac-loai-nhua
    Mã số các loại nhựa – Nguồn: American Chemistry Cousil

    III/. TỔNG KẾT CÁC LOẠI NHỰA NÊN DÙNG VÀ NÊN TRÁNH

    Qua phần phân biệt ký hiệu các loại nhựa ở trên, hẳn các bạn đã phân biệt rõ ràng đặc điểm của từng loại nhựa rồi đúng không.
    Vậy tóm lại nhựa số mấy là an toàn cho sức khỏe?
    Dưới đây mình tổng hợp các loại nhựa an toàn nên dùng và nên tránh để bạn dễ nhớ:
    Cac-loai-nhua-nen-su-dung
    Các loại nhựa nên sử dụng và nên tránh
    Lưu ý: nếu bạn tìm dưới đáy hộp mà không thấy, điều này nhiều khả năng đây là loại nhựa số 7 (Nhựa PC) rất độc hại. Đây là loại nhựa độc nhất trong các loại nhựa độc hại => Tuyệt đối tránh!
  • Lời kết

    Như vậy qua bài viết ngắn về phân biệt ký hiệu các loại nhựa, hy vọng các bạn có thể dễ dàng phân biệt được loại nhựa nào là loại nhựa an toàn cho sức khỏe cũng như khi mua sắm các dụng cụ đựng thức ăn, các bạn có thể chọn cho mình những chất liệu tốt và an toàn cho sức khỏe. Trong các bài viết tới mình sẽ hướng dẫn cụ thể hơn cách chọn hộp đựng thức ăn, hộp bảo quản thực phẩm cho các bạn bè, chị em nội trợ nhé. Thân mến!

    Chất BPA dùng để làm gì?

    Bisphenol A (BPA) là một loại vật liệu hóa học dùng để tổng hợp chất dẻo, nhựa epoxy, polycarbonate… BPA được dùng nhiều trong chế tạo các chai nhựa, chai nước… Các thiết bị thể thao, đĩa CD, DVD, các đường ống dẫn nước…

    Ảnh hưởng của BPA đến sức khỏe và bệnh ung thư:

    Theo nghiên cứu mới nhất của Cơ quan Hóa chất Châu Âu năm 2017 đã kết luận rằng BPA nên được liệt kê như một chất đáng lo ngại do đặc tính của nó như một chất phá hoại nội tiết.
    Vì vậy BPA có thể gây ra một số ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như:
    • Các bệnh về chuyển hóa nội tiết, béo phì…
    • Suy giảm, ảnh hưởng đến hooc môn tuyến giáp
    • Ảnh hưởng chức năng hệ thần kinh
    • Các loại ung thư, ung thư vú, ung thư thần kinh…
    • Hen suyễn
    • Suy giảm chức năng tình dục
    Như vậy, qua hàng trăm cuộc khảo sát và nghiên cứu trên quy mô lớn… Các nhà khoa học đã tìm ra mối liên hệ giữa độc tố BPA và ung thư. Trong đó BPA đóng vai trò chính là chất phá hủy nội tiết khi xâm nhập cơ thể con người.

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2020

ĐƠN GIẢN MÀ TUYỆT VỜI- Mẹo Vặt

Rất đơn giản….
Chỉ đơn giản
Hôm nay là mồng một
Tháng Ba hiền như giấc mơ
Nhiên hương tỏa căn phòng sao ấm thế
Tôi miên man một nỗi đợi chờ
(Mà đếch biết chờ cái gì…hì hì…)
…..
ĐƠN GIẢN MÀ TUYỆT VỜI- Mẹo Vặt
Lầy những quả thông khô, rồi gắn trên cành cây khô như những hình ảnh đính kèm phía dưới bài viết, thành nột chậu hoa kiểng nho nhỏ
Sau đó bạn nhỏ vào mỗi cánh hoa một giọt tinh dầu các loại, bao gồm: tinh dầu vỏ quế, tinh dầu bạc hà và tinh dầu sả hoặc tinh dầu tràm
Mùi hương định tần số hương liệu của tinh dầu thông sẽ làm thăng hoa phát tán các mùi hương liệu kia thành một trường không gian rất ấm áp trong mùa dịch bệnh mùa đông
Không có một loại khuẩn nào kể cả muỗi, bò hóng… có thể phát triển và thích sinh trưởng trong môi trường này cả
Để một cành hoa nhỏ loại này trong phòng ngủ, phòng khách, phòng lễ tân cà kể cả trên ô tô… bạn sẽ cảm thấy rất dễ chịu và cũng khá an toàn trong môi trường dễ lây nhiễm …