Thứ Tư, 2 tháng 5, 2018

Rượu Thuốc Bổ Dương cổ truyền Việt Nam

Ngự Tửu Minh Mạng thang
1. Nhục Thung Dung (Herba cistanches) 12 g
2. Táo Nhân (hột táo Ziziphus mauritiana Lam.) 8 g
3. Xuyên Qui (rễ sấy khô của cây Đương Quy Angelica sinensis) 20 g
4. Cốt Toái Bổ (Rhizoma drynariae) 8 g
5. Cam Cúc Hoa (Chrysanthemum morifolium Ramat) 12 g
6. Xuyên Ngưu Tất (Radix achyranthis Bidentatae) 8 g
7. Nhị Hồng Sâm (紅參 Sâm có những râu nhỏ đâm ngang thân rễ cái) 20 g
8. Chích Kỳ (Astragalus Membran) 8 g
9. Sinh Địa (Rhizoma Rehmanniae) 12 g
10. Thạch Hộc (Dendrobium nobile Lindl) 12 g
11. Xuyên Khung (Ligusticum wallichii) 12 g
12. Xuyên Tục Đoạn (Radix dipsaci) 8 g
13. Xuyên Đỗ Trọng (Eucommia ulmoides) 8 g
14. Quảng Bì (Vỏ Bưởi – Citrusmaxima, họ Rutaceae) 8 g
15. Câu Kỷ Tử (Lycium sinense Mill – Fructus Lycii) 20 g
16. Đảng Sâm (Codonopsis pilosula) 10 g
17. Thục Địa (Radix Rehmanniae glutinosae) 20 g
18. Đan Sâm (Salvia multiorrhiza) 12 g
19. Đại Táo (Zizyphus sativa) 10 trái
20. Đường Phèn 300 g
Cách ngâm: Đường phèn để riêng, 19 vị thuốc trên đem ngâm với 3 lít rượu nếp ngon trong 5 ngày đêm, ngày thứ sáu, nấu nửa lít nước sôi với 300 g đường phèn cho tan, để nguội, rồi đổ vô chai, trộn đều đến ngày thứ 10 thì có thể dùng. Ngày 3 lần sáng, trưa, tối mỗi lần một ly trà. Dùng liên tục.
***
Minh Mạng Tửu
1. Thục địa 20 g
2. Đỗ trọng 20 g
3. Nhân sâm 15 g
4. Kỷ tử 20 g
5. Sa sàng tử 5 g
6. Xa tiền tử 15 g
7. Đại táo 20 g
8. Phá cố chi 10 g
9. Ngũ vị tử 15 g
10. Viễn chí 10 g
11. Hoài sơn 20 g
12. Dâm dương hoắc 20 g
13. Nhục thung dung 20 g
14. Đương quy 20 g
15. Cúc hoa 10 g
16. Long nhãn 10 g
17. Táo nhân 10 g
18. Liên Nhục 20 g
19. Rượu trắng 40 ° 3 lít
Tất cả vị thuốc tán nhỏ cho vào túi vải thưa buộc kín đầu, cho vào bình, đổ rượu và ngâm 21 ngày, chắt ra uống ngày 2 lần, mỗi lần 20 ml.
Minh Mạng tửu có tác dụng đại bổ khí huyết, đại bổ thần kinh và các tạng phủ, nhứt là bổ can thận, tráng dương, dùng cho người cơ thể suy nhược, nhứt là người già yếu, yếu sinh lý, dùng chữa các bịnh dương suy, đau lưng, mỏi gối.
***
Minh Mạng Thang – Đặc Sản Cung Đình
1. Bắc sa sâm (Radix glehniae) 5 chỉ (20g)
2. Nhân sâm (Radix ginseng) 5 chỉ (20g)
3. Bạch phục linh (Poria) 3 chỉ (12g)
4. Bạch truật (Rhizoma atratylodisalba) 3 chỉ (12g)
5. Cam thảo (Radix glycyrrhizae) 3 chỉ (12g)
6. Xuyên khung (Rhizema ligusticum) 3 chỉ (12g)
7. Đương quy 3 chỉ (12g)
8. Thục địa (Radix Rehmanniae glutinosae) 5 chỉ (12g)
9. Bạch thược (Radix paconiae) 3 chỉ (12g)
10. Nhục quế (Cortex ciannanomi) 1 chỉ (4g)
11. Bắc Đỗ trọng (Cortex eucommiae) 2 chỉ (8g)
12. Độc hoạt (Tohno angelicae) 2 chỉ (8g)
13. Khương hoạt (Radix netepterygii) 2 chỉ (8g)
14. Tần giao (Radix gentiarae) 2 chỉ (8g)
15. Phòng phong (Radix silerix) 4 chỉ (16g)
16. Câu kỷ tử (Fructus lycii) 2 chỉ (8g)
17. Xuyên tục đoạn (Radix dipsaci) 2 chỉ (8g)
18. Mộc qua (Fructus chaenomelis) 2 chỉ (8g)
19. Đại hồi (Fructus feeniculi) 2 chỉ (8g)
20. Trần bì (Paricarpium citri) 3 chỉ (12g)
21. Đào nhân (Semen persicae) 5 chỉ (20g)
22. Thương truật (Rhizema atractylodis) 2 chỉ (8g)
23. Cao hổ cốt (Tigeri gelatinum) 5 chỉ
24. Bạch cúc hoa (Fles grysanthemi) 2 chỉ (8g)
25. Đại táo (Fructus zizyphisativae) 2 chỉ (8g)
***
Minh Mạng Thang – Đại Bổ Thần Dược Tửu
1. Nhân sâm (Radix ginseng) 5 chỉ
2. Cam thảo (Radix glycyrrhizae) 1,5 chỉ
3. Đương quy (Radix angelicae) 5 chỉ
4. Thục địa (Radix rehmanniae) 4 chỉ
5. Bắc Đỗ trọng (Cortex eueommiae) 3 chỉ
6. Câu kỷ tử (Fructus lycii) 4 chỉ
7. Đại táo (Fructus zizyphisativae) 5 chỉ
8. Sinh hoàng kỳ (Radix astragali) 5 chỉ
9. Hoàng tinh (Rhizoma polygonati) 5 chỉ
10. Quế viên nhục (Arillus longanae) 5 chỉ
11. Ba kích thiên (Radix morindae) 3 chỉ
12. Bạch cúc hoa (Fles grysanthemi) 2 chỉ
13. Hắc táo nhân (Semen zizyphispinosae) 2 chỉ
14. Viễn chí (Radix polygalac) 1 chỉ
15. Xa tiền tử (Semen Plantaginis) 4 chỉ
16. Xà sàng tử (Fructus cnidii) 1,5 chỉ
17. Nhục thung dung (Herba cistanches) 5 chỉ
18. Dâm dương hoắc (Herba epimedii) 5 chỉ
Ghi chú: Trong bài trên, vị dâm dương hoắc được sao với mỡ dê.
***
Nhất Dạ Lục Giao
1. Thục Địa 40 g
2. Đào Nhân 20 g
3. Sa Sâm 20 g
4. Bạch Truật 12 g
5. Vân Qui 12 g
6. Phòng phong 12 g
7. Bạch Thược 12 g
8. Trần Bì 12 g
9. Xuyên Khung 12 g
10. Cam Thảo 12 g
11. Thục Linh 12 g
12. Nhục Thung Dung 12 g
13. Tần Giao 8 g
14. Tục Đoạn 8 g
15. Mộc Qua 8 g
16. Kỷ Tử 20 g
17. Thường Truật 8 g
18. Độc Hoạt 8 g
19. Đỗ Trọng 8 g
20. Đại Hồi 4 g
21. Nhục Quế 4 g
22. Cát Lâm Sâm 20 g
23. Cúc Hoa 12 g
24. Đại Táo 10 trái
150 g đường phèn.
24 vị thuốc ngâm với 2,5 lít rượu trắng ngon trong vòng 7 ngày. Lấy 150g đường phèn nấu với 1 xị nước sôi cho tan, để nguội rồi đổ vô keo rượu thuốc, trộn đều, đến ngày thứ 10 đem dùng dần. Ngày 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ, sáng trưa chiều trước bữa ăn. Bã thuốc còn lại ngâm nước hai với 1,5 lít rượu, 1 tháng sau dùng tiếp.
Bài rượu thuốc có tác dụng đại bổ thận, bồi bổ thần kinh, gia tăng khí huyết, tăng cường sinh lực, mạnh gan cốt, bán thân bất toại, dương sự kém, tăng tuổi thọ.
***
Nhất Dạ Lục Giao Sinh ngũ Tử
(một đêm sinh hoạt 6 lần, sinh được 5 con)
Bạch Thược 12 g
Đại Hồi 4 g
Sa Sâm 12 g
Bạch Truật 12 g
Đương Quy 20 g
Tần Giao 10 g
Cam Thảo 4 g
Khương Hoạt 12 g
Thục Địa 20 g
Đại Táo 10 trái
Kỷ Tử 8 g
Thương Truật 12 g
Đào Nhân 8 g
Mộc Qua 12 g
Trẩn Bì 8 g
Đỗ Trọng (Eucommia ulmoides) 16 g
Nhục Quế 4 g
Tục Đoạn 16 g
Độc Hoạt 12 g
Phòng phong 12 g
Xuyên Khung (Ligusticum wallichii) 8 g
Phục Linh (Poriae cocos) 12 g
Rượu trắng 40° 2 lít
Tán nhỏ tất cả các vị thuốc, cho vào túi vải thưa, buộc kín lại cho vào bình rồi đổ rượu vào ngâm trong 10 ngày, chắt lấy rượu, cho thêm 300 ml mật ong lắc đều. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 ml. Rượu thuốc này có tác dụng bổ khí huyết, tăng tuổi thọ, tăng sức lực, mạnh sinh lý, ngăn ngừa bịnh tật, nhứt là cho người yếu sinh lý, bất lực.
***
Thuốc Bỗ Dưỡng của môn phái VoViNam
1. Đảng sâm 5 chỉ Radiz Codonopsis – 20g
2. Bạch linh 3 chỉ Poria Cocos wolf – 12g
3. Bạch truật 3 chỉ Atractylodes Macro – 12g
4. Cam thảo 1 chỉ Glycyrhiza Uralensis – 4g
5. Xuyên khung 3 chỉ Ligusticum Wallichii – 12g
6. Bạch thược 3 chỉ Paeonia Alba (Lactiflorae) – 12g
7. Xuyên quy 5 chỉ Angelicae Sinensis – 20g
8. Thục địa 5 chỉ Rehmannia Proeparatatus – 20g
9. Chích Kỳ 3 chỉ Astragalus Membran – 12g
10. Đổ trọng 3 chỉ Eueommia Ulmoides oliv – 12g
11. Tục đoạn 3 chỉ Dipsacus Taponicus – 12g
12. Ngưu tất 3 chỉ Achyranthes Bidentala Blume – 12g
13. Đại táo 3 chỉ Ziziphus Jujuba – 12g
14. Tần giao 3 chỉ Gentinana Macrophylia – 12g
15. Nhục quế 1 chỉ Cinnamonum Cassia – 4g
16. Cốt toái 5 chỉ Polypodium Fortunei – 20g
Sắc uống hoặc ngâm rượu, hoặc tán mịn ra để uống dần. Nếu uống có thể cắt nữa toa trên sắc 3 chén còn 1 chén. Ngâm rượu để nguyên bài trên ngâm 2 lít rượu nếp ngon, lần uống 1 ly nhỏ, ngày uống 3 lần. Nếu tán mịn cũng để nguyên bài, đậy kín lần một muổng café ngày 3 lần dùng với nước sôi. Bài thuốc quí trong Đông Y này vừa giúp tăng lực, bổ sức, giảm mệt rất nhanh, bổ khí huyết, giúp mạnh gân, giảm đau.
***
Rượu đại bổ khí huyết, điều hòa tạng phủ
Nhân sâm 40g
Long nhãn 40g
Dâm dương hoắc 40g
Thục địa 24g
Đảng sâm 黨參 24g
Đương quy 24g
Bắc đỗ trọng (sao với muối) 20g
Hoàng tinh 20g
Nhục thung dung 20g
Hắc táo nhân 20g
Bạch phục linh 15g
Bạch truật 16g
Cam thảo (chích) 16g
Bạch thược 16g
Tục đoạn 16g
Cam kỷ tử 16g
Ngưu tất 12g
Đại táo 10 trái
Đường phèn 300g
Ngâm các vị thuốc với 5 lít rượu ngon, sau 7 ngày lọc rượu ra. Lấy 0,5 lít nước sôi hòa tan với 300g đường phèn, quậy tan với rượu thuốc để dùng dần.
Sau đó đổ thêm 2 lít rượu vào vị thuốc ngâm 1 tháng để dùng tiếp. Mỗi ngày uống 3 chun nhỏ 10-20ml, sáng trưa chiều (hoặc trước khi đi ngủ). Tác dụng: đại bổ khí huyết, điều hòa tạng phủ, bổ tâm, ích thận, ngừa chứng phong thấp, nhức mỏi, nhứt là những người làm việc bằng trí não uống vào ăn ngủ tốt hơn, sáng suốt minh mẫn, người làm việc chân tay thì gân cốt dẻo dai, ít mệt mỏi. Nhưng tuyệt đối không uống quá liều, sẽ có tác dụng ngược lại.
***
Rượu Hoàn Đồng   (làm cơ thể trẻ lại)
Thục Địa 16 g
Mạch Môn Đông 12 g
Thương Truật 12 g
Xuyên Khung 12 g
Tục Đoạn 12 g
Đan Bì 12 g
Khương Hoạt 10 g
Tiểu Hồi Hương 10 g
Nhục Quế 6 g
Tần Giao 12 g
Sinh Địa 16g
Ngưu Tất 10 g
Trần bì 10 g
Câu Kỷ Tử 12 g
Mộc Qua 12 g
Độc Hoạt 10 g
Ô Dược 10 g
Rượu trắng 40° 1,5 lít.
Tán vụn tất cả các vị thuốc trên cho vào túi vải buộc kín đầu, cho vào bình đổ rượu vào ngâm, sau 14 ngày bỏ bã là dùng được. Rượu thuốc này có tác dụng bổ sung tinh, bổ tủy, khỏe gân cốt, trừ phong, hoạt lạc, đại bổ nguyên khí, cải lão hoàn đồng. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 ml trước bữa ăn 30 phút.
***
Nhất Dạ Tứ Tử Thang
Cam Cúc Hoa 12 g
Hồng Sâm 20 g
Táo Nhân 12 g
Câu Kỷ Tử 20 g
Ngưu Tất 16 g
Tân Ngâm Ngọc 12 g
Cốt Toái Bổ 8 g
Nhân Sâm 20 g
Thạch Hộc 16 g
Đại Táo 10 trái
Nhục Thung Dung 12 g
Thục Địa 20 g
Đan Sâm 12 g
Quảng Bì 8 g
Tục Đoạn 10 g
Đỗ Trọng 16 g
Đương Quy 20 g
Xuyên Khung 8 g
Hoàng Kỳ 20 g
Sinh Địa 20 g
Rượu trắng 40° 2 lít.
Tán nhỏ tất cả các vị thuốc, bọc vào túi vải, buộc kín đầu, cho vào bình rồi đổ rượu vào ngâm trong 14 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 ml. Rượu thuốc này có tác dụng sinh tinh, ích tủy. Mạnh gân cốt, bổ thận tráng dương, mạnh sinh lý. Có tác dụng với người yếu mệt, mỏi gối, đau lưng, di tinh, hoạt tinh, dương suy.
***
Gia Long Thang gồm 2 toa thuốc dùng trong ngày

Toa thuốc dùng buổi sáng và buổi chiều:
1. Thục Địa 2 chỉ
2. Hoài Sơn 3 chỉ
3. Du Nhục 7 phân
4. Phục Linh 5 phân
6. Ngũ vị 1 phân
7. Liên Nhục 5 phân
8. Thổ Ti Tử 3 phân.

Toa Gia Long thang dùng buổi trưa:
1. Sa sâm 2 chỉ
2. Bạch truật 1 chỉ 5 phân
3. Hoàng kỳ 1 chỉ
4. Hoài sơn 2 chỉ
5. Toan tảo 3 phân
6. Viễn chí 2 phân
7. Bào khương 2 phân
8. Liên Nhục 3 phân
9. Thăng ma sao 1 phân
10. Ô mai 2 trái
11. Chích thảo, một ít.
Mỗi toa được sắc với 1 chén 5 phân nước, còn 6 phân, uống lúc bụng đói.
***
Tự Đức Thang
1. Sinh địa đàng 8 cân
2. Nhân sâm 2 cân
3. Bạch truật 5 cân
4. Phục linh 24 lượng
5. Thiên đông môn 8 lượng
6. Mạch môn đông 8 lượng
7. Địa cốt bì 8 lượng.
Nấu 7 vị thành cao, ngâm rượu, đều đặn uống dần.
Tác dụng: làm tăng tinh, ích tủy, bồi bổ ngũ tạng, giúp răng chắc, tóc đen, trị lao tổn, bại xuội.
***
Rượu Bổ Thận tăng chức năng sinh dục và khả năng có con cho nam giới:
Thục địa 400 g
Ngài tằm đực khô 1 kg
Dâm dương hoắc 600 g
Kim anh 500 g
Ba kích 500 g
Ngưu tất 300 g
Sơn thù 300 g
Khởi tử 200 g
Lá hẹ 200 g
Cho vào bình 20 lít rượu trắng. Cho thêm 4 kg đường phèn vào. Ngâm 10 ngày uống được, mỗi lần uống 40 ml, ngày 2 lần.
* con Tằm ngoài việc cung cấp sợi tơ để dệt vải, nó còn cho chúng ta nhiều sản phẩm chữa bịnh như: tằm chín, tằm vôi, nhộng tằm, kén tằm, phân tằm, ngài tằm. Chỉ có ngài tằm đực chưa giao phối mới dùng để trị yếu sinh lý. Ngài tằm tên thuốc trong y học cổ truyền gọi là Tàm Nga, vị mặn, béo, bùi, mùi thơm, tính ấm.
Trong Nam dược thần hiệu, ngài tằm tán thành bột, uống mỗi lần 8 g với rượu vào lúc đói để chữa đái buốt do chứng lậu.
Hoặc lấy bột ngài tằm trộn mật ong, bôi trong miệng chữa chứng phong chúm miệng ở trẻ em gây cứng lưỡi, khóc không ra tiếng.
Dùng ngoài da: ngài tằm giã nát, đắp. Chữa những vết cắn do sâu hoặc côn trùng độc cắn.
Làm sao để phân biệt và bắt được ngài tằm đực? Đúng 5 giờ sáng mỗi ngày thì ngài tằm ĐỰC đồng loạt cắn kén chui ra. Từ 6 giờ sáng trở đi ngài tằm CÁI mới cắn kén chui ra. Ngài tằm đực nhỏ, toàn thân có màu nâu đậm, bụng thon. Con cái to hơn, màu nâu lợt, bụng phình vì mang nhiều trứng. Ngài tằm đực mang chất methyltestosteron (một nội tiết tố nam) có hoạt tính sinh học cao và tác dụng làm tăng lượng của túi tinh trên động vật.
**********

Trị liệt dương, bổ thận, cố tinh. Triệu chứng: dương vật không cứng, nước tiểu thường rỉ ra, lưng gối đau yếu, đầu váng mắt hoa, sắc mặt ủ dột, mạch trầm, bộ xích hư, thận hư, tinh thiếu, mệnh môn hỏa suy.
Cho dùng 2 bài, trích trong Thiên Gia Diệu Phương

bài 1: Cửu Tử Hồi Xuân Thang. Sắc uống ngày một thang
Thỏ ty tử 25g
Cửu thái tử 15g
Phá cố tử 5g
Phúc bồn tử 25g
Thạch liên tử 15g
Đại thục địa 50g
Câu kỷ tử 25g
Xà sàng tử 5g
Hoài sơn 50g
Kim anh tử 5g
Ngũ vị tử 5g
Dâm dương hoắc 25g

Bài 2:
Hải mã 10g
Hồng nhân sâm 10g
Lộc nhung 10g
Nhục quế (bỏ vỏ thô) 3g
Tán bột mịn. Mỗi tối dùng 2g, cho vào Cửu tử hồi xuân thang, uống.
Theo kinh nghiệm lâm sàn: Uống sau một tuần thì có hiệu quả, dương vật cứng được. Uống được 4 đợt mỗi đợt 15 ngày thì mọi chứng đều hết, giao hợp tốt. Cho uống thêm một thời gian để ổn định. Sau khi ngưng thuốc 1 năm vẫn chưa thấy tái phát.
*****
Cửu Tử Hồi Xuân Thang (ngâm rượu)
Câu kỷ tử 50g
Thỏ ty tử 50g
Cửu thái tử 30g
Phúc bồn tử 20g
Thạch liên tử 20g
Sà xàng tử 20g
Ngũ vị tử 20g
Phá cố tử 20g
Kim anh tử 20g
Cho tất cả các vị vào bình thủy tinh, cho 2,5l rượu vào, đậy kính nắp bình. Ngâm khoảng 1 tháng thì có thể chiết ra dùng dần. Khi uống có thể pha chút mật ong đễ làm dịu tính thuốc. Nên uống trước khi ngủ, mỗi lần 30-50ml.
Chú ý: người bịnh về tim mạch và huyết áp không nên dùng.
Tính năng của vị thuốc:
- Phúc bồn tử (trái Chúc xôi) vị ngọt, tính bình, có nhiều chất bổ dưỡng, ích khí âm, hòa ngũ tạng. Người bịnh lao uống thuốc này lâu sẽ khỏi.
- Thạch liên tử (hột sen) vị ngọt, tính bình, bổ tỳ, dưỡng tâm, cố tinh. Thường dùng chữa mộng di tinh, băng lậu.
- Sà xàng tử vị cay, đắng, tính bình, hơi độc, có tác dụng cường dương, ích thận, khử phong. Thường dùng chữa liệt dương, di tinh.
- Thỏ ty tử vị ngọt, cay, tính ấm, có tác dụng bổ can thận, ích tinh túy, bổ trung, ích khí, mạnh gân xương. Thường dùng chữa liệt dương, di tinh, lưng đau gối mỏi.
- Ngũ vị tử vị chua, mặn, tính ấm. Thường được dùng chữa liệt dương, di tinh, băng lậu, khí hư ở phụ nữ, tả lỵ lâu ngày, đổ mồ hôi. Dùng 600g ngũ vị tử tán nhỏ, uống mỗi lần 4 g, ngày uống 3 lần. Uống hết đơn thì khỏe, giao hợp được.
- Phá cổ tử vị cay, đắng, tính đại ôn, thường dùng chữa bịnh ngũ lao, tỳ thận hư hàn, lưng gối lạnh đau, đái són.
- Câu kỷ tử vị ngọt, tính bình. Có tác dụng bổ can thận, nhuận phế táo, mạnh gân cốt. Thường dùng để chữa mộng di tinh, chân tay yếu mỏi, mắt mờ.
- Kim anh tử vị chua, chát, tính bình. Có tác dụng kiện tinh. Thường dùng chữa di tinh, đái són, tiểu tiện nhiều lần, phụ nữ khí hư, bạch đới.
***
Tiên Mao Tửu
100g Tiên Mao
2 lít rượu trắng
Tiên Mao xắt nhỏ, đựng vào túi vải rồi đem ngâm rượu, sau 10 ngày có thể dùng được. Nếu chế Tiên Mao theo cửu chưng, cửu sái (9 lần đồ và phơi) thì tốt nhứt.
Công dụng: Ôn bổ tỳ thận, cường gân cốt, trừ hàn thấp, người liệt dương, tinh lạnh, tiểu đêm nhiều lần, đau lưng, gối mỏi, suy giảm khả năng tình dục. Mỗi lần uống 10-20ml, mỗi ngày 2 lần.
Tiên mao vị cay, hơi đắng, tính ấm, có công dụng ôn thận dương, chuyên dùng để bổ hỏa, trợ dương, làm ấm tinh. Chủ trị các chứng hư lạnh phần dưới, là một loại rượu thuốc trợ dương.
***
Dâm Dương Hoắc Nhục Thung Dung Tửu hay còn gọi là Tiên Linh Tỳ Tửu
100g Dâm dương hoắc
50g Nhục thung dung
1 lít rượu trắng.
Hai thứ xắt nhỏ, ngâm rượu, sau 7-10 ngày có thể dùng được. Bổ thận, tráng dương, cường gân, kiện cốt, trị phong thấp, dùng cho người bị suy giảm khả năng tình dục, di tinh, liệt dương, đau lưng, viêm khớp. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15-20ml.
Theo dược học cổ truyền, cả 2 vị trên đều có tác dụng bổ thận, tráng dương, ngoài ra còn có tác dụng miễn dịch, lợi cho tim mạch, chống lão hóa, đồng thời có khả năng nâng cao năng lực hoạt động của tuyến sinh dục.

Dâm dương thảo dùng để trị tính vô năng, nhưng cũng là thần dược để trị bịnh già yếu suy nhược vì tính chất đặc biệt của loại dược thảo này làm cường tinh, cường tráng cho người uống. Loại rượu gồm Dâm dương thảo là chính nên còn được gọi là:
Dâm Dương Tửu
Dâm dương thảo 60g
Phục linh 30g
Táo 9 trái
2,5 lít rượu
Dùng lửa riu riu chưng cách thủy ba thứ dược liệu cho tới khi ráo nước, đem phơi khô. Đổ nước thêm vô rồi chưng như lần trước, đem ra phơi. Làm như vậy đến lần thứ 3 thì được một chất khô quánh. Đem chất này ngâm trong 2 lít rượu, thêm 100g mật ong rồi niêm phong bình rượu lại, cất vào chổ tối khoảng 1 tháng thì có loại tiên tửu trên.
***
Hồng Nhan Tửu
Bạch mật (白蜜 mật Ong màu trắng) 160g
Hạnh nhân (bỏ vỏ) 160g
Hồ đào nhân (bỏ vỏ) 160g
Tô du (váng đông trên mặt sữa) 80g
Tiểu hồng táo 160g
Tô du và mật ong trắng cho vào 2-3 lít rượu cao độ ngon quậy đều, sau đó cho 3 vị còn lại vào, ngâm khoảng 21 ngày rồi dùng. Ngày uống 3 chun nhỏ 10-20 ml vào buổi sáng, trưa, chiều (hoặc tối trước khi đi ngủ). Hồng nhan tửu còn được gọi là “vạn bịnh hồi xuân”, giúp cơ thể khỏe mạnh, da hồng hào tươi sáng, bớt nhăn, phụ nữ cũng có thể dùng. Tuy nhiên không nên uống quá liều sẽ có tác dụng ngược lại.

Trường sinh bất lão tửu
Thỏ ty tử 15g
Nhục thung dung 15g
Ngưu tất 5g
Đỗ trọng 15g
Sơn thù 15g
Ngũ vị tử 5g
Kỷ tử 15g
Nhân sâm 5g
Xạ tiền tử 5g
Bạch linh 15g
Mạch môn 5g
Xương bồ 5g
Sinh địa 5g
Sà sàng tử 5g
Nữ trinh tử 15g
Tỏa dương 15g
Long nhãn 30g
Đại táo 120g
Cam thảo 3g
Nhục quế 2g
rượu trắng 2l.
Các vị thuốc xắt nhỏ, phun rượu cho ướt đều rồi đem chưng cách thủy trong vòng 30 phút, sau đó phơi nắng cho khô, cho tất cả vào chai ngâm với rượu, sau 2-3 tháng là có thể dùng được. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10-20ml. Loại rượu này uống sau 3 giờ sẽ thấy hiệu quả, uống được 1 tuần sẽ thấy được sự kỳ diệu của tinh lực người xưa. Các vị thuốc có công dụng bổ thận trợ dương như thỏ ty tử, nhục thung dung, ngưu tất, đỗ trọng, nữ trinh tử, tỏa dương. Thêm vào đó là các vị thuốc có tác dụng bổ khí như nhân sâm và đại táo, bổ âm như mạch môn và ngũ vị tử, bổ huyết như sinh địa và long nhãn, bổ mệnh môn hỏa như nhục quế và sà sàng tử. Tất cả các vị thuốc hợp lại với nhau tạo nên công dụng trợ dương của Trường xuân bất lão tửu.
***
Thiên khẩu nhất bôi tửu
Nhân sâm 24g
Thục địa 15g
Kỷ tử 15g
Dâm dương hoắc 9g
Viễn chí 9g
Đinh hương 9g
Trầm hương 3g
Bạch tật lê 9g
Lệ chi nhục 7g
rượu trắng 1 l.
Các vị thuốc xắt nhỏ, ngâm với rượu trong bình kín, sau 7-10 ngày là có thể dùng được.Công dụng: Bổ thận tráng dương, sinh tinh dưỡng huyết, ích khí định thần, làm đen râu tóc và kéo dài tuổi thọ. Cách dùng: Uống mỗi ngày 1 chén nhỏ, uống nhấp môi từ từ từng ít một, nói như cổ nhân là phải uống ngàn lần mới hết một chén rượu (thiên khẩu nhất bôi). Loại rượu này được lấy từ y thư cổ Tập nghiệm lương phương, thích hợp cho lứa tuổi trung lão niên mà thận khí đã suy yếu, khí huyết suy nhược, tinh lực giảm thoái, khả năng sinh hoạt tình dục giảm sút. Trong thành phần, cổ nhân đã khéo léo phối hợp các vị thuốc có tác dụng bổ khí như nhân sâm, bổ huyết và bổ âm như thục địa và kỷ tử, bổ dương như dâm dương hoắc và bạch tật lê với các vị thuốc có công năng làm ấm tỳ vị và thận như đinh hương, trầm hương, …Lấy các vị thuốc âm, lạnh, cay, ấm phối hợp với nhau, mát mà không nê trệ, ấm mà không táo nhiệt, tác động tương hỗ chế ước lẫn nhau mà làm cho tinh thần phấn chấn, chữa được chứng liệt dương, kéo dài tuổi thọ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét