Lướt vài cái tin, thấy các học giả đang “chém” quá sức về cái gọi là “giảm thải carbon – cứu trái đất”.... cả Tây lẫn Ta... Tây thì nó có mục tiêu của nó... Còn Ta thì hảo hán chưa hiểu lắm về mục tiêu...
Định mệnh, mình đọc mà mắc cười. Thôi thì lỡ bị mang tiếng “không” phải là chuyên gia của ngành, nên mình đành không dám lạm bàn quá sâu về cái chủ đề đó... Tuy nhiên, chỉ đưa vài số liệu cho anh em bằng hữu nào quan tâm và tự suy nghĩ thôi...
Trái đất chỉ là “nít ranh” nếu so tuổi với vũ trụ. Ước tính đến nay, trái đất cũng loanh quanh đâu đó 4,5 tỷ năm. Sinh trước trái đất một chút, khoảng 4,6 tỷ năm là mặt trời kính yêu của chúng ta.
Đó là nói về tuổi. Bây giờ nói về một thứ gọi là “quan hệ biện chứng” giữa mặt trời và trái đất.... đó là “Năng lượng”.
Đầu tiên, nói về đơn vị đo – hình 2 – là bảng giới thiệu về các đơn vị đo năng lượng. Và, trong hình 3, là lượng năng lượng từ mặt trời cung cấp đến trái đất. Theo đó:
Mỗi giây, Mặt trời “gởi” đến Trái đất 173.000.000.000.000.000 Watts, tức 173 Peta Watts (PW) ~ 173.000 Terawatts (TW).
Từ đó, làm bài toán lớp 3, chúng ta biết được rằng, mỗi phút thì Mặt trời “gởi” đến Trái đất một lượng năng lượng là: 10,38 Exawatts (EW) hay 10.380.000.000.000.000.000 Watts; một giờ sẽ là: 622,8 Exawatts (EW) hay 622.800.000.000.000.000.000 Watts; mỗi ngày là: 14.95 Zettawatts (ZW) hay 14.947.200.000.000.000.000.000 Watts; và đương nhiên, mỗi năm sẽ là: 5.4 Yottawatts (YW) hay 5.455.728.000.000.000.000.000.000 Watts.
Lượng năng lượng này của Mặt trời đã “gởi” đến Trái đất liên tục trong khoảng 4,5 tỷ năm qua, giúp cho nhiệt độ của trái đất duy trì liên tục ở mức trung bình đồng đều trên toàn bề mặt là 15 độ C.
Lượng năng lượng mà cả loài người đã “tiêu tốn” (theo số liệu năm 2022) và thải ra cho nguyên một năm là: 18,35 TW, tức chỉ bằng ~ 0,01% lượng năng lượng của Mặt trời “gởi” đến trái đất trong 1 giây. Hay chỉ ~ 0,00000000034% lượng năng lượng của Mặt trời “gởi đến trái đất trong một năm.
Trong hình 4, cho thấy ước lượng lượng năng lượng được “gởi” từ Mặt trời được Trái đất “hấp thụ” trung bình chỉ là 62% - tức mỗi giây chỉ hấp thụ khoảng 107,3 PW, nghĩa là có đến khoảng 173 – 107,3 = 65,7 PW đã “phản chiếu” trở lại bầu trời.
Nhìn vào hình 5, giải thích về nguyên lý của hiệu ứng nhà kính, không khó để thấy rằng, với mỗi giây, có đến 65,7 PW “đập” vào tầng Ozone mỗi giây, tức gấp ~ 3,6 lần lượng năng lượng “thải” nguyên năm của loài người...
Vậy, câu hỏi nhỏ thôi, rất nhỏ.... “Trái đất nóng lên vì đâu?”... à mà quên, phải hỏi câu hỏi này chứ: "thực sự trái đất có nóng lên không?"....
Định mệnh, muốn “chém gió” về “xanh”, về “bền vững”, về “tái tạo”.... Thì cũng cần phải biết cái căn bản nhất – đó là “khung kiến thức liên quan”... Chứ còn “chém theo chuyên gia”, kiểu “nhà khoa học người Mỹ này nói....”, “nhà khoa học người Anh kia nói...” thì... à mà thôi... mình cũng đang nói theo một người Mỹ (bằng tất cả các số liệu nêu trên) trong tác phẩm: Fundamentals of Renewable Energy Processes (Những nguyên tắc cơ bản của quá trình năng lượng tái tạo)... sách này “mỏng” thôi, chỉ khoảng 840 trang cho bản tái bản lần 4 (2021)... Nhưng có lẽ cũng nên cảnh báo trước là: khoảng 50% số trang trong quyển sách này là “toán học”... Định mệnh, toàn hàm số và phương trình...
Nhiều khi, cứ nghĩ về cái tổng năng lượng thải ra của 8 tỷ con người (khoảng 18,35 TW), đem ra so với 1 giây năng lượng của cái ông Mặt trời “gởi” đến... Mà thấy “hận”... Không lẽ phải chửi thề: tsb ông Mặt trời.... (mọe, 1 giờ sáng rồi mà mồ hôi cứ nhễ nhại....).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét