Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2024

Chi phí y tế ở Việt Nam quá rẻ.

 𝐓𝐮̛̀ 𝐯𝐮̣ 𝐜𝐚 𝐬𝐢̃ Đ𝐚̀𝐦 𝐕𝐢̃𝐧𝐡 𝐇𝐮̛𝐧𝐠 đ𝐢 𝐛𝐢𝐞̂̉𝐮 𝐝𝐢𝐞̂̃𝐧 𝐨̛̉ 𝐌𝐲̃ 𝐛𝐢̣ 𝐧𝐠𝐚̃ 𝐫𝐚́𝐜𝐡 𝐝𝐚 𝐛𝐚̀𝐧 𝐜𝐡𝐚̂𝐧, 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 𝐯𝐚̀𝐨 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐤𝐡𝐚̂𝐮 𝐯𝐞̂́𝐭 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐯𝐚̀ 𝐧𝐚̆̀𝐦 đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐭𝐫𝐢̣ 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐭𝐮𝐚̂̀𝐧, 𝐭𝐨̂̉𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐢 𝐩𝐡𝐢́ đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐜𝐡𝐨 𝐥𝐚̀ 𝐠𝐚̂̀𝐧 𝟐𝟎 𝐭𝐢̉ đ𝐨̂̀𝐧𝐠, 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐛𝐢𝐞̂́𝐭 𝐦𝐨̣𝐢 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐧𝐠𝐡𝐢̃ 𝐠𝐢̀ 𝐯𝐞̂̀ 𝐲 𝐭𝐞̂́ 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐍𝐚𝐦?

Một tháng trước Tết Nguyên Đán, ngày nào tôi cũng làm việc quá tải, công suất khám có ngày lên tới 150 lượt. Rất nhiều trong số đó là những Việt kiều từ Mỹ và châu Âu, họ về quê ăn Tết, tranh thủ đi khám bệnh và kiểm tra sức khoẻ.
Chi phí y tế ở Việt Nam quá rẻ.
Việt kiều chỉ mất đúng một buổi sáng, họ sẽ được làm xét nghiệm máu và nước tiểu, siêu âm từ đầu tới chân, chụp Xquang, CT và MRI đủ cả theo yêu cầu, kết quả chính xác, thời gian khám quá nhanh đến mức không tưởng.
Mỹ phải chờ đợi và chờ đợi.
Hình ảnh tôi đăng trong bài viết này, đó là bên trong một phòng cấp cứu ở Mỹ, phía ngoài hành lang tràn ngập những người vô gia cư hoặc người nghiện ma tuý nằm không có rèm.
Nếu tìm trên google sẽ không thấy cảnh tương tự.
Vào google tìm kiếm, sẽ thấy tất cả bệnh viện ở Mỹ đều sạch sẽ ngăn nắp, buồng cấp cứu vắng vẻ chỉ có một nhóm nhân viên y tế đang tận tuỵ và nghiêm túc chăm sóc cho bệnh nhân.
Google là cỗ máy tuyên truyền tuyệt vời.
Ở Mỹ nếu bạn ngã chảy máu đầu hay bị gãy xương, nếu tự vào khoa cấp cứu bạn phải nằm đó chờ 8 tiếng, sau 8 tiếng bạn mới được gặp bác sĩ để phân loại và khám sơ bộ.
Nhiều người sẽ hỏi, tại sao lại là chu kì 8 tiếng mới được bác sĩ đến xem xét vết gãy, thì bức ảnh tôi đăng trong bài viết là một phần lí do.
① Phòng cấp cứu có rất nhiều bệnh nhân: Lưu ý là, để có bác sĩ đến ngó vết thương sau 8 giờ, thì bạn cứ phải nằm xuống. Vậy ngồi có được không? Câu trả lời là ở xứ dân chủ nhất thế giới, nơi đó cực kì nhân văn, bạn có quyền được ngồi trong phòng cấp cứu, thậm chí bạn đứng cũng được. Nhưng nếu bạn ngồi, thì phải chấp nhận tốc độ quay vòng bác sĩ rất thấp, có khi 10 tiếng hoặc 12 tiếng mới được gặp bác sĩ, nên bạn cứ nằm xuống 8 tiếng chờ đợi dù có buồn chán khó chịu đến mấy.
② Những người nằm xuống là ai: Là ít nhất 20% người vô gia cư, nghiện ma tuý, leng keng hay rối loạn tâm thần. Ngay từ năm 1986, luật liên bang Hoa Kỳ đã quy định rằng các phòng cấp cứu không được từ chối bất cứ ai, kể cả những người nhập cư bất hợp pháp, khách du lịch không thể thanh toán hoá đơn y tế, cho đến những thành phần cặn bã trong xã hội. Điều này rất nhân văn! Nhưng theo thời gian, thì phòng cấp cứu như cái chợ, rất đông, bất cứ ai có vấn đề sức khoẻ họ có quyền đến và chỉ cần nằm xuống là sẽ được chấp nhận.
③ Tại sao phải đợi 8 tiếng trong khi bệnh nhân khác được khám trước: Là vì ở Mỹ có quy định, bệnh nhân đến phòng cấp cứu bằng xe cứu thương dù triệu chứng rất nhẹ cũng sẽ được ưu tiên khám trước, nếu tự đến bệnh viện thì bạn có nằm bẹp dí cũng phải đợi bác sĩ sau 8 tiếng.
Ở Mỹ, xe cứu thương là dịch vụ tư nhân, hái ra tiền. Bốn hôm trước, một anh người gốc Việt định cư bên California, anh đi đường không may bị ngã. Xe cứu thương ập đến đưa anh vào khoa cấp cứu. Sau 3 tiếng chụp chiếu và xét nghiệm không tổn thương gì bác sĩ cho về. Hoá đơn thanh toán 3600 đô la, bảo hiểm chi trả 1600, anh phải nộp viện phí 2000. Chị vợ xót tiền, chửi vung xích chó trên Facebook, chị chửi cha mẹ đứa nào quá rảnh rỗi, tự ý gọi xe cấp cứu đưa chồng chị tới bệnh viện.
Để dễ hình dung tôi xin tính sơ sơ thế này!
Những trường hợp tai nạn như anh chồng Cali hoặc Mr Đàm, hay đại loại thế, hoá đơn xe cứu thương 1500 đô la, chụp CT thường quy sọ vì chảy máu đầu 3500 đô la, tiền nằm viện chờ bó bột hai ngày 10.000 đô la, tổng cộng chi phí rẻ nhất 15.000 đô la.
Nhưng ở Mỹ chi phí thực tế vượt xa con số ấy.
Khi vào viện, bệnh nhân sẽ phải thăm khám đủ các kiểu với mức giá phổ biến là, gặp bác sĩ thông thường để xem vết thương rồi phân loại khoảng 30 đô la, gặp bác sĩ mỗi chuyên khoa 60 đô la, chụp Xquang mức rẻ nhất 30 đô la, siêu âm mức rẻ nhất tới đắt nhất 35 - 1700 đô la, chụp CT mức rẻ nhất 3500 đô la. Các xét nghiệm như công thức máu, máu chảy máu đông, nhóm máu, chức năng gan, chức năng thận, mỡ máu, đường huyết... mỗi hạng mục như thế từ 30 - 90 đô la. Nếu cần làm thêm xét nghiệm đặc biệt, thì tuỳ loại, khoảng 1000 đến 3000 đô la mỗi hạng mục.
Trong lúc chờ đợi, bác sĩ cho uống tí thuốc lằng nhằng, có thể chỉ là thuốc bổ vô thưởng vô phạt, thuốc giảm đau, thuốc chống phù nề đại loại thế, dao động từ 2 - 50 đô la mỗi lần.
Mr Đàm tuổi ta là 53, đúng tuổi hạn, cái tuổi này có sự chuyển giao rối loạn lục phủ ngũ tạng ở mức độ nhất định, cùng với thể tạng của anh, tôi đoán Mr Đàm rất khó tránh choleterol tăng, triglycerid tăng, glucose máu tăng, GOT và GPT tăng, công thức máu cũng lại có tí bạch cầu tăng, nước tiểu lại có tí protein nữa. Thế là bác sĩ Mỹ sẽ cho xét nghiệm chuyên sâu. Chưa kể vết thương dù là phần mềm, nhưng lại liên quan tí khớp như cổ chân chẳng hạn, tí mạch máu, tí thần kinh, thế là phải siêu âm Doppler màu, phải siêu âm khớp, phải làm điện thần kinh cơ, phải chụp CT và MRI đặc biệt.
Con số 20 tỉ chi phí là hoàn toàn có thể.
Đọc trên truyền thông, sẽ thấy không ít những trường hợp người Đông Á hoặc Đông Nam Á ở Mỹ, họ chỉ rách da bong gân như Mr Đàm, nhưng chi phí y tế lên tới hàng triệu đô la, có bảo hiểm thì vẫn phải chi phí phần trăm tiền túi vài tỉ quy ra VNĐ là bình thường.
Nếu vào bệnh viện VN sẽ khác, không cần chờ đợi 8 tiếng, nếu bác sĩ chậm 15p không đến khám là sẽ bị người nhà cùng bệnh nhân lùa cho cởi áo blouse chạy khắp viện như bầy vịt. Thật ra, bác sĩ khám là biết có tổn thương xương khớp và mạch máu thần kinh hay không, nên cùng lắm cho bệnh nhân chụp Xquang để không bị đánh, chụp xong chuyển sang phòng tiểu phẫu tiêm thuốc tê và khâu 15 phút xong. Sau đó tiêm mũi uốn ván. Kê cho cái đơn thuốc uống, gồm kháng sinh, tí giảm đau và chống phù nề, dặn vài câu rồi cho về. Tổng chi phí chắc khoảng 500-700k gì đấy, nếu khâu thẩm mĩ thì khoảng ba củ rưỡi là ô kê, đắt là cái tiền chỉ khâu thôi, nhưng đàn ông và tuổi Mr Đàm cần gì khâu chỉ thẩm mĩ.
Việc xét nghiệm siêu âm chụp chiếu là không cần thiết, vì nó chẳng thay đổi phác đồ điều trị, hơn nữa đó là bệnh nền, chắc chắn người bệnh đã biết qua các lần khám sức khoẻ. Chưa kể, những xét nghiệm chụp chiếu ấy ở VN rất là rẻ, tôi kê cho hết đủ các hạng mục xét nghiệm, giá dịch vụ ở mức trung bình tại một trung tâm xét nghiệm tư nhân ở VN là 610k, giá bảo hiểm còn thấp hơn nữa.
💉 𝐂𝐡𝐢 𝐩𝐡𝐢́ 𝐜𝐡𝐚̆𝐦 𝐬𝐨́𝐜 𝐲 𝐭𝐞̂́ 𝐨̛̉ 𝐌𝐲̃ 𝐜𝐡𝐢𝐞̂́𝐦 𝟐𝟎% 𝐆𝐃𝐏.
Nếu coi ngành y tế Mỹ là một nền kinh tế, thì nền kinh tế này đứng thứ 5 thế giới, sánh ngang với Đức. À quên, phải nói là sánh ngang với Nga, bởi sau 2 năm cuộc chiến Nga-Ukraine với gần 1800 lệnh cấm vận tuyệt đối, kinh tế Nga đã tăng trưởng ngoạn mục vượt qua Đức.
Thời trẻ, tôi xem tivi và thấy người Mỹ thường nói đến phá sản, đây cũng là vấn đề khiến tôi suy nghĩ trong nhiều năm. Sau này, khi có dịp đi nước ngoài, tôi phát hiện ra rằng điều ti vi nói không sai.
Trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang 2009, Obama đã chỉ ra rằng, cứ 30 giây lại có một người Mỹ phá sản vì khám chữa bệnh, mỗi năm có hơn 1 triệu người phá sản do chi phí y tế quá cao.
Sẽ có nhiều người đọc bài viết này rồi phản đối tôi, họ sẽ nói đang sống ở Mỹ được 5 năm, hay bố mẹ anh chị em ruột bạn bè của họ đang có thẻ xanh ở Mỹ, nên họ sẽ hiểu rất rõ vấn đề.
Nếu hiểu thì bạn hãy phản biện lại Obama!
Tôi chỉ nói rằng, ông cha cụ kị ngàn đời nhà các bạn sống ở Việt Nam, bản thân các bạn cũng sinh ra lớn lên và sống ở Việt Nam trong nhiều năm, vậy bạn hiểu được bao nhiêu về hệ thống y tế, chăm sóc y tế và bảo hiểm y tế ở Việt Nam? Ngay cả người làm bác sĩ mà không quan tâm thì cũng chẳng hiểu gì. Theo nguyên tắc tương tự, bạn cũng suy ra với những người đang ở Mỹ, thậm chí là chính bạn sống ở Mỹ.
Xã hội Mỹ có hai căn bệnh ung thư lớn đang bùng phát, một là chăm sóc y tế, hai là phố Wall. Chăm sóc y tế ở Mỹ là một loại ung thư đang chuyển giai đoạn di căn, nó quá tốn kém, nhưng lại không hiệu quả. Người Mỹ sớm phát hiện ra rằng, ở Mỹ các công ti bảo hiểm cùng với hệ thống y tế đã phối hợp với nhau, để cướp bóc tiền của người dân. Quan điểm kinh tế y tế Mỹ theo quy luật kinh tế thị trường là sai. Thực tế, chi phí y tế ở Mỹ không chịu sự chi phối của thị trường, mà do mức độ thao túng chính trị của các tổ hợp bảo hiểm và y tế.
Khi Obama lên nắm quyền, khẩu hiệu của ông là “thay đổi”, phải thay đổi quyết liệt từ phố Wall cho đến chăm sóc y tế. Thực tế Obama có thay đổi. Chính sách Obama ban hành đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Tạp chí Y tế Công cộng cung cấp dữ liệu cho thấy, có 66,5% vụ phá sản liên quan đến khám chữa bệnh quá đắt đỏ, nhờ chính sách của Obama nên mỗi năm ở Mỹ chỉ còn 533.000 hộ gia đình phá sản vì ốm đau bệnh tật phải đi viện. Nhưng khi Trump làm Tổng thống Mỹ, ông thay đổi ngược lại mọi thứ, ngoại trừ việc Obama đã từng làm Tổng thống Mỹ thì được Trump giữ nguyên.
Và tình trạng phá sản trở lại như cũ.
Nếu một người Mỹ không thanh toán hoá đơn y tế, ok thôi, bệnh viện sẽ bán hoá đơn cho công ti đòi nợ. Người bệnh sẽ bị quấy rối hàng ngày. Tình huống này, các bạn chỉ cần xem phim truyền hình Mỹ, sẽ thấy rất rõ.
Khi một người liên tục nhận được những lời đe doạ, họ sẽ không chịu đựng nổi, nhưng cũng không có tiền để trả. Vậy họ sẽ làm gì? Họ nộp đơn ra toà xin phá sản. Toà sẽ xử chấp nhận phá sản dưới hai loại, hoặc là theo chương 7, hoặc là theo chương 13 của Luật Phá sản Mỹ. Sau khi phá sản, toàn bộ tài sản đứng tên bệnh nhân sẽ bị thanh lí, loại trừ duy nhất con chó cưng được dẫn theo làm bầu bạn ra nhập đội hình vô gia cư trên đường phố.
💉 𝐘 𝐭𝐞̂́ 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐍𝐚𝐦, 𝐱𝐞́𝐭 𝐯𝐞̂̀ 𝐡𝐞̣̂ 𝐭𝐡𝐨̂́𝐧𝐠 𝐬𝐞̃ 𝐭𝐡𝐮𝐚 𝐱𝐚 𝐜𝐚́𝐜 𝐧𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝐩𝐡𝐚́𝐭 𝐭𝐫𝐢𝐞̂̉𝐧 𝐝𝐨 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 đ𝐚̂̀𝐮 𝐭𝐮̛ 𝐡𝐚̣ 𝐭𝐚̂̀𝐧𝐠 𝐜𝐨̛ 𝐬𝐨̛̉ 𝐯𝐚̣̂𝐭 𝐜𝐡𝐚̂́𝐭 𝐯𝐚̀ 𝐭𝐡𝐢𝐞̂́𝐭 𝐛𝐢̣ 𝐦𝐚́𝐲 𝐦𝐨́𝐜, 𝐛𝐚̉𝐨 𝐡𝐢𝐞̂̉𝐦 𝐲 𝐭𝐞̂́ đ𝐚𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐛𝐚̂́𝐭 𝐜𝐚̣̂𝐩, 𝐤𝐢𝐧𝐡 𝐭𝐞̂́ 𝐲 𝐭𝐞̂́ 𝐜𝐡𝐮̛𝐚 𝐯𝐚̣̂𝐧 𝐡𝐚̀𝐧𝐡 đ𝐮́𝐧𝐠 𝐪𝐮𝐲 𝐥𝐮𝐚̣̂𝐭, 𝐪𝐮𝐚̉𝐧 𝐥𝐢́ 𝐲 𝐭𝐞̂́ 𝐜𝐨̀𝐧 𝐧𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐯𝐚̂́𝐧 đ𝐞̂̀, 𝐥𝐮𝐚̣̂𝐭 𝐩𝐡𝐚́𝐩 𝐜𝐨̀𝐧 𝐥𝐚̣𝐜 𝐡𝐚̣̂𝐮. 𝐌𝐨̣̂𝐭 𝐧𝐞̂̀𝐧 𝐲 𝐭𝐞̂́ “𝐠𝐚̣̆𝐩 𝐭𝐡𝐚̀𝐲 𝐠𝐚̣̆𝐩 𝐭𝐡𝐮𝐨̂́𝐜”, 𝐭𝐮̛́𝐜 𝐥𝐚̀ đ𝐞̂̉ 𝐯𝐮̛𝐨̛̣𝐭 𝐪𝐮𝐚 𝐤𝐡𝐨́ 𝐤𝐡𝐚̆𝐧, đ𝐨̀𝐢 𝐡𝐨̉𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐚̂̀𝐧 𝐭𝐮̛̣ 𝐠𝐢𝐚́𝐜 𝐯𝐚̀ 𝐲́ 𝐭𝐡𝐮̛́𝐜 𝐭𝐫𝐚́𝐜𝐡 𝐧𝐡𝐢𝐞̣̂𝐦 𝐜𝐮̉𝐚 𝐭𝐮̛̀𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐯𝐢𝐞̂𝐧.
Tôi lấy ví dụ về mổ xẻ, Miền Bắc trước 1975 thì là bệnh viện tôi công tác, sau 1975 thì Việt Đức, Miền Nam có Chợ Rẫy, đó là những cơ sở đẳng cấp mổ ở mức không tưởng.
Có chị y tá người Việt sang Angola làm chuyên gia, lúc chị đi du lịch, thì nguyên thủ quốc gia Angola bị viêm ruột thừa phải mổ cấp cứu. Hôm ấy bị mất điện. Y tá ở bệnh viện trung ương Angola không sao lấy được ven truyền. Chính quyền phải đưa trực thăng đến khu du lịch đón chị y tá người Việt về thủ đô. Mọi người bật đèn pin để chị lấy ven, nhưng chị nói không cần, VN lấy ven không cần đèn. Trong đêm tối đen như mực, chị y tá đập đập 3 cái vào khuỷu tay, lăn lăn 3 cái, rồi sát trùng, rồi cắm kim xong luôn.
Năm 1972 Mỹ mang B52 ném bom rải thảm Hà Nội.
Viện tôi khi đó có 1 căn hầm bí mật dưới chân tượng Thánh, có nhiệm vụ mổ những ca đa chấn thương, tức là đại phẫu thuật. Bác sĩ mổ 24/24 tiếng, không có điện, mổ dưới ánh sáng của đèn bão. Điều kiện thuốc mê thiếu thốn, chủ yếu thuốc tê, y tá còn phải hát để bệnh nhân giảm đau. Quần áo mổ bác sĩ bê bết máu. Kháng sinh cũng thiếu. Thuốc kháng sinh khi ấy, là tự chế bằng phương pháp của Gs Đặng Văn Ngữ, tức là dùng nước luộc ngô non đổ vào những cái xô bằng tôn, rồi cấy men nấm peniclline vào, cho bệnh nhân uống hay dội lên vết thương.
Vậy mà tỉ lệ tử vong chỉ 1,33%.
Trong chiến tranh, phẫu thuật đại phẫu mà tỉ lệ tử vong chỉ 1,33%, đó là con số mà chưa có nền y học nào trên thế giới làm được.
Thời tôi còn là sinh viên cho đến những năm mới ra trường, đang mổ mất điện là bình thường, mất điện thì chúng tôi có đèn bão, đại phẫu thì được ưu tiên thêm đèn pin rọi vào trường mổ, đèn măng xông thì không được dùng vì nó tốn kém. Vậy mà vẫn ok, chúng tôi vẫn cứ mổ, giám đốc bệnh viện và các thầy giám sát rất chặt chẽ, sơ sẩy tí là treo dao ngay, mà phẫu thuật viên nói đến bị treo dao thì kinh hồn bạt vía nên ai cũng phải tập trung mổ cho cẩn thận. Tôi nhớ những thầy như Gs Phạm Văn Phúc, Gs Dương Đức Bính cực kì thị phạm và nghiêm khắc, chỉ cần chúng tôi rửa tay xong sớm một chút, hay mặc quần áo đứng cửa phòng mổ, đó là những điều tối kị trong chống nhiễm trùng, nên các thầy sẽ phạt rất nặng.
Y tế Việt Nam đã từng quá khó khăn.
Trong thời kì bao cấp, tất cả trang thiết bị vật tư tiêu hao và thuốc, đều vô cùng khan hiếm, nguồn tài trợ chủ yếu mỗi Liên Xô và CHDC Đức.
.
Bệnh viện tôi khi đó mỗi ngày mổ hàng trăm bệnh nhân, vậy nhưng, trưởng khoa Xquang chỉ được có 6 tờ phim, các bác sĩ khác được mỗi người 2 tờ. Chỉ tiêu phim Xquang trong ngày là như vậy. Bác sĩ lâm sàng nếu có chỉ định chụp, phải liên hệ với bác sĩ Xquang để hội chẩn, cân nhắc thật cần thiết mới chụp.
Phim thiếu nên phải cắt nhỏ ra.
Ví dụ chụp Xquang ổ bụng nếu bình thường có kích thước lớn nhất, vậy muốn tìm liềm hơi để phân biệt thủng dạ dày với viêm tuỵ cấp thì phải cắt phim để chụp dưới cơ hoành. Tương tự vậy, chụp phổi 1 bên nếu nghi viêm phổi bên nào. Cắt phim để chụp bàn chân, bàn tay, ngón chân, ngón tay...
Thời điểm ấy, bác sĩ Xương ở Bv Việt Đức có sáng kiến dùng giấy ảnh để in thay phim Xquang, nhưng rất hạn chế vì khó đánh giá nhiều tổn thương. Về sau, bác sĩ Xương mày mò công thức hoá học rồi pha chế được hợp chất chính là thành phần lớp tráng lên phim Xquang. Tất cả những phim được sử dụng, mang ra tẩy trắng, rồi nhúng vào chất hoá học bác sĩ Xương tự chế để tạo ra một phim Xquang mới, vậy mà sử dụng đi sử dụng lại được 5 - 6 lần.
Sau này thế hệ tôi, siêu âm hay CT cũng vậy, do máy móc phải giữ gìn để sử dụng lâu dài, nên chỉ định siêu âm chụp CT cực kì hạn chế. Bản thân tôi là một trong hai bác sĩ phải trực cấp cứu siêu âm và CT đầu tiên của bệnh viện. Trước đó, trực cấp cứu phải trông chờ vào bác sĩ giỏi khám lâm sàng chẩn đoán, chứ không có siêu âm và CT. Bệnh viện quy định, siêu âm cấp cứu trong tua trực tối đa 6 ca, cột II mới được đề xuất siêu âm cấp cứu rồi viết chỉ định, đưa giấy chỉ định đó cho cột I duyệt kí vào, rồi y tá mới liên hệ bác sĩ là tôi thực hiện mở cửa phòng bật máy, để thực hiện siêu âm. Trực CT thì tôi ở nhà, đêm trực có ca cần chụp thì cột I sẽ chỉ định, rồi xin duyệt trực lãnh đạo bệnh viện, sau đó điều xe cứu thương đón. Tôi thuê nhà ở trong Làng Cót, nên mỗi lần có điện thoại liên hệ cấp cứu CT, tôi lại đi bộ cả cây số ra Cầu Giấy, nếu một đêm như thế 2 ca chụp là tôi thức trắng, cái cảm giác hãi hùng cho đến tận giờ. Bệnh viện không cho phép tôi tự đi đến ngoài giờ, phải có xe đón, vì nếu đi trong đêm xảy ra chuyện như tai nạn hoặc cướp, thì sẽ vi phạm quy chế, nên từ lúc nghe điện thoại đến lúc về tới nhà là một quá trình rất dài. Để động viên hai bác sĩ chúng tôi, giám đốc kí công văn mỗi ca CT cấp cứu bồi dưỡng 1 bát phở, khoa tôi có 2 bác sĩ đọc được CT nên trực giã giò nhiều năm. Tổng số bát phở tính bằng con số hàng ngàn, nhưng tôi chưa được bát nào, vì bệnh viện không có tiền chi.
Trong điều kiện như thế đòi hỏi bác sĩ lâm sàng phải rất giỏi.
Ví dụ như chấn thương của Mr Đàm, thời chúng tôi bác sĩ sẽ nắn dọc chiều xương, sẽ dồn gõ, sẽ khám từng điểm bám gân, khám thần kinh mạch máu, chẩn đoán chĩnh xác có gãy xương hay không, gãy xương chày hay xương mác, xương gót hay xương sên, dân chằng hay khớp như thế nào, hầu hết được chẩn đoán rõ ràng trước khi chụp phim. Cũng như vậy, hàng loạt các bệnh lí khác, như sỏi ống mật chủ, giun chui ống mật, viêm túi mật hoại tử, viêm tuỵ cấp, thủng dạ dày, tắc ruột, viêm ruột thừa, sỏi niệu quản, xoắn buồng trứng, chửa ngoài tử cung vỡ,… vân vân và mây mây, thời chúng tôi đều chẩn đoán lâm sàng rất rõ ràng, việc nhầm lẫn không cho phép sẽ đối diện với kỉ luật nặng, điều mà bác sĩ nào cũng sợ.
Thời nay chẩn đoán phải dựa vào hình ảnh và xét nghiệm.
Tuy nhiên, ở Mỹ ngoài xét nghiệm chụp chiếu tràn lan, thì giá dịch vụ y tế cao quá, thang giá trị đã bị dựng đứng, những khoản chi phí không tưởng.
Đừng giật mình khi tôi đưa ra vài ví dụ sau.
Một phụ nữ Hàn Quốc tên là Jang Yeo-in và chồng đưa con trai đi du lịch đến San Francisco, đứa trẻ ngủ trong khách sạn bị rơi xuống đất, đứa trẻ khóc lớn quá, lễ tân khách sạn gọi xe cứu thương đến Bệnh viện Đa khoa Zuckerberg, tại đây trẻ được y tá cho uống một li sữa rồi ngủ, kết quả là cặp vợ chồng nhận được hóa đơn trị giá 18.836 USD vào ngày hôm sau, tương đương 465 triệu đồng tiền Việt.
Một thanh niên đi xe máy tự ngã, vào bệnh viện nằm bốn ngày nhưng chỉ bị chấn thương phần mềm, không có bảo hiểm, hoá đơn 125.991 đô la, chuyển sang tiền Việt là 3,1 tỉ đồng, bạn nào thắc mắc tôi sẽ đưa ảnh hoá đơn vào cmt.
Một bệnh nhân viêm ruột thừa, mổ thông thường, tổng chi phí 36.771 đô la, chuyển sang VNĐ là 907 triệu, bạn nào tò mò muốn xem hoá đơn tôi gửi ảnh.
Bạn cùng lớp với tôi sang Mỹ định cư, bị đau đầu, đi khám một ngày bác sĩ chỉ hỏi han lăng nhăng, hoá đơn 1,3 tỉ đồng bảo hiêm chỉ còn lại phải nộp hơn trăm triệu.
Có lẽ do quá đắt đỏ như vậy, nên nhiều người Mỹ đã xăm lên tay mình dòng chữ đại ý nếu bị ngất sẽ từ chối gọi xe cấp cứu, rồi xăm lên cổ từ chối đặt ống thở và ven truyền tĩnh mạch cảnh trong mọi trường hợp.
Đó là những người chết còn sướng hơn đến viện!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét