Mặc dù những câu chuyện kể về cụ Trưởng Cần hầu như không nói gì về Phật giáo. Trong nhà cụ cũng không thờ các đức Phật và các chư vị Bồ Tát, nhưng trong câu nói của cụ, phong cách con người cụ, cuộc sống thanh tao đạm bạc của cụ luôn toát lên hình ảnh của một vị chân tu đạt đạo.
Ở thời của cụ Trưởng Cần, không chỉ đạo Phật mà hầu hết các tôn giáo khác cũng bị hạn chế, ngăn cấm. Có thể vì điều đó mà cho đến nay, Cụ đắc đạo nào, tu theo pháp môn nào vẫn là một bí ẩn đối với nhiều người. Thêm nữa, những vị chân tu đạt đạo trong Phật giáo đều ẩn mình hành đạo Bồ Tát.
Vị thiền sư hành đạo Bồ tát
Nhiều người khâm phục trước năng lực kỳ diệu của cụ, đã suy tôn cụ lên ngôi thần thánh. Nhưng cụ nói: "Tôi chỉ là người, cũng ăn uống sống chết như mọi người khác."
Cụ còn khôi hài nói : "Tôi sợ đinh câu rút lắm."
Thật sự với khả năng và công đức của cụ, đối với Phật giáo thì các vị thần thánh chưa đạt xứng tầm với một con người như cụ Trưởng Cần.
Nói đến đây, có thể nhiều người sẽ hỏi : Trong cõi giới con người còn có rất nhiều đạo giáo khác cũng tu luyện không khác nhiều so với Phật giáo. Vì sao tác giả cho là cụ tu theo pháp môn của đạo Phật ? Vì sao tôi nói cụ Trưởng Cần là một vị thiền sư tu luyện theo các pháp môn Phật giáo. Xin được trích dẫn một số tư liệu lấy từ trong cuộc đời cụ.
Nói đến đây, có thể nhiều người sẽ hỏi : Trong cõi giới con người còn có rất nhiều đạo giáo khác cũng tu luyện không khác nhiều so với Phật giáo. Vì sao tác giả cho là cụ tu theo pháp môn của đạo Phật ? Vì sao tôi nói cụ Trưởng Cần là một vị thiền sư tu luyện theo các pháp môn Phật giáo. Xin được trích dẫn một số tư liệu lấy từ trong cuộc đời cụ.
Trong lời kể do nhà giáo Vũ Văn Ngọc ghi, khi nghe xong nội dung của cuốn “Hồi dương nhân quả ”, nội dung: Việc ăn chay là ép xác sửa lòng, miễn là làm 10 điều lành, lánh 10 điều dữ thì đủ rồi. Nếu ăn chay niệm Phật mà 10 điều dữ không bỏ,10 điều lành không làm chẳng những không phúc, không công mà lại nhiều tội, nhiều lỗi.
Nếu chân tu thì phải sửa mình, giữ đạo là thứ nhất, bố thí ăn chay là thứ nhì. Cái nào cũng quý tại chữ Tâm, bố thí khó tại lòng Nhân, không khó đều ra có của. Ăn chay khó tại lòng Chính, không khó miệng cữ kiêng.
Cụ Trưởng Cần đã nói: "Cuốn kinh “Hồi dương Nhân quả” là kinh tu tắt". Và cụ dạy thêm rằng: “Tu là việc khó, nên điều trước tiên là phải biết sửa mình”.
Cụ Trưởng Cần đã nói: "Cuốn kinh “Hồi dương Nhân quả” là kinh tu tắt". Và cụ dạy thêm rằng: “Tu là việc khó, nên điều trước tiên là phải biết sửa mình”.
Qua câu trả lời của cụ ta hiểu được một điều là cụ rất am hiểu về kinh Phật. Rất am hiểu về quy luật nhân quả. Mà quy luật nhân quả là cốt lõi của đạo Phật.
Cụ có nói là bệnh của con người có hai vấn đề: “thân bệnh và nghiệp bệnh”. Thân bệnh thì có thể chữa được, còn nghiệp bệnh thì khó. Nghĩa là có người có thể khỏi bệnh, có người không khỏi. Vì vậy, mà cùng một thứ bệnh có người cụ nhận lời có người cụ không nhận lời.
Cụ bảo chữa bệnh phải có “Đức”. Tên của cụ là Nguyễn Đức Cần ở đấy có chữ “Đức”. Ở đây, khái niệm đạo đức của cụ là con người sống không làm điều ác, không phạm các tội lỗi với xã hội, không bất hiếu với cha mẹ, đó là đạo đức thông thường và cụ khuyên người ta làm việc thiện.
Những điều cụ Trưởng Cẩn nói chính là Năm điều đức Phật dạy con người (Làm điều thiện. Không làm điều ác. Làm trong sạch tâm ý mình….) Thuyết nhân quả, nghiệp luân hồi đều là những thuyết lý của nhà Phật. Người chưa tiếp cận với đạo Phật thì có thể khó hiểu, nhưng đối với các Phật tử thì rất hiểu những điều cụ nói.
Khi một hành giả đã tu theo một pháp môn của Phật giáo sẽ hiểu, gieo nhân nào thì gánh quả đó.
Nghiệp là do con người tự tạo và con người tự gánh. Thần thánh cũng không giúp được gì. Vì lẽ đó mà cụ Trưởng Cần đã đưa hết những bát hương của bệnh nhân mang đến cụ để ra ngoài sân. Cụ cho rằng ốm thì phải chữa bệnh chứ không phải cúng thờ hàng năm tốn phí biết bao nhiêu tiền.
Nghiệp là do con người tự tạo và con người tự gánh. Thần thánh cũng không giúp được gì. Vì lẽ đó mà cụ Trưởng Cần đã đưa hết những bát hương của bệnh nhân mang đến cụ để ra ngoài sân. Cụ cho rằng ốm thì phải chữa bệnh chứ không phải cúng thờ hàng năm tốn phí biết bao nhiêu tiền.
Trong tư liệu về cuộc đời Cụ viết : “Cụ chữa bệnh và còn bài trừ mê tín dị đoan, cụ đã giải đồng cho biết bao người, vì cụ cho đồng bóng là mê tín. Cụ dậy làm người phải ăn ở có đức thì mới được đẹp, sinh sống hàng ngày phải lao động cần cù, phong tục tập quán thì nước nào cũng có, còn mê tín dị đoan thì nên bỏ” .
Cụ vốn là một người lao động, cụ rất quý những người lao động. Mục đích cuộc đời của cụ là: "Tôi chữa bệnh không lấy tiền, như vậy tôi đã làm lợi cho dân. Đó là điều làm tôi sung sướng. Tôi chỉ muốn mọi người đều có cơm no, áo ấm,không bị ốm đau, thế thôi ”Sống mang lại hạnh phúc cho chúng sinh”".
Đó cũng là cuộc sống của các vị Bồ Tát thị hiện trong cõi giới con người.
Phật giáo hiện nay có ba tông phái chính là: Tịnh độ, Thiền tông và Mật tông. Khả năng thần thông, bắt ấn, trì Chú chữa bệnh của cụ rất gần với pháp môn Mật Tông. Mật Tông là sự kết hợp giữa đạo Bon truyền thống của người Tây Tạng với đạo Phật nên có những phép tu luyện huyền bí chuyên về bắt Ấn, trì Chú..
Để có thể tu luyện thành công theo tông pháp này, người tu thiền phải có căn cơ rất cao, phải trải qua sự khổ luyện rất lớn. Cũng để có được những thành tựu, khả năng chữa bệnh như cụ Trưởng Cần trong kiếp này, nhất định cụ đã trải qua hàng trăm kiếp tu hành trong quá khứ.
Có một chi tiết trong cuộc đời của cụ đã chứng minh, cụ đã tu đạt tới mức mở được thiên nhãn, thiên nhĩ tiếp cận với thế giới siêu hình trong lục đạo luân hồi.
Trong câu chuyện nhà giáo Vũ Văn Ngọc kể lại: “Tôi cũng được cụ cho xem những lá thơ của những bệnh nhân trước đây đã được cụ cứu chữa hoặc là có quan hệ với cụ. Trong đó có một bài thơ viết bằng chữ hán, nội dung của bài thơ là sự giao lưu giữa các vĩ nhân.Tôi có hỏi cụ:
- Con thấy bài thơ này lạ quá, rất đặc biệt, con không hiểu, người viết bài thơ này là người như thế nào? Cụ có trả lời:
- Ông cụ này là Thần sông Tô Lịch,có đến đây gặp tôi mấy lần.
- Thưa ông, bài thơ đó có nhan đề : ‘Thơ bái tặng Nguyễn chân nhân’ với bút danh là Hoài quang Cư sỹ. Quả thật là bài thơ ấy có một khẩu khí rất lạ,nó thể hiện lòng kính mến đối với cụ."
- Con thấy bài thơ này lạ quá, rất đặc biệt, con không hiểu, người viết bài thơ này là người như thế nào? Cụ có trả lời:
- Ông cụ này là Thần sông Tô Lịch,có đến đây gặp tôi mấy lần.
- Thưa ông, bài thơ đó có nhan đề : ‘Thơ bái tặng Nguyễn chân nhân’ với bút danh là Hoài quang Cư sỹ. Quả thật là bài thơ ấy có một khẩu khí rất lạ,nó thể hiện lòng kính mến đối với cụ."
Ở Trung Quốc những vị thầy cao tăng như vậy rất nổi tiếng. Thành tựu tu tập của cụ đã đạt tới quyền năng sai khiến được thế lực siêu nhiên (trời, rồng, quỷ thần…). Phương pháp chữa bệnh Trì Ấn vào một tờ giấy, cụ đã đạt được thành tựu sử dụng được sự diệu dụng Bảo Ấn của 42 Thủ nhãn Ấn pháp.
Theo HT.Tuyên hoá thì người đã có Bảo ấn này thì có thể sai khiến cá được Diêm vương, khiến cho người chết sống lại. Bản thân HT.Tuyên Hoá cũng đã dùng Bảo Ấn cứu sống được 2 bệnh nhân đã chết ở Hương Cảng và Mãn Châu. Cụ Trưởng Cần cũng là người đã từng mang lại sự sống cho những người vô phương cứu chữa mà có người tưởng như đã chết.
HT. Tuyên Hoá cho rằng: Nếu quí vị muốn sử dụng được Bảo ấn này thì phải công phu tu trì qua cả bốn mươi hai thủ nhãn. Diệu dụng của Bảo ấn có thể giúp cho người chết sống lại. Nhưng để sử dụng được Bảo ấn này, trước hết quí vị phải thành tựu công phu tu tập đã. Nếu công phu chưa thành tựu thì chẳng có kết quả gì. Thế nào nghĩa là thành tựu công phu tu hành?
Cũng giống như đi học. Trước hết, quí vị phải vào tiểu học, rồi lên trung học, rồi thi vào đại học. Rồi cuối cùng có thể được học vị Tiến sĩ. Tu tập để thành tựu Bảo ấn này cũng như đạt được học vị Tiến sĩ vậy. Nhưng là tạm ví dụ vậy thôi, chứ Bảo ấn này không có gì so sánh được.
Chữa bệnh bằng nước lạnh hay một vật dụng khác… ở Việt Nam đã có một số người làm được, nhưng chữa bệnh bằng việc Trì Chú, bắt ấn như cụ Trưởng Cần ở Việt Nam từ trước đến nay chưa từng có ai. Vì lẽ đó mà tôi xin được xưng dương tán thán không những công đức chữa bệnh của cụ mà cả những năng lực thần thông cụ đã đạt được.
Theo HT. Tuyên Hoá Đại Bi Chú và 42 Thủ nhãn Ân pháp là “một pháp âm vi diệu, khiến cho đất bằng hoá thành vàng ròng, đều được trang nghiêm bằng bẩy thứ châu báu. Thật là vi diệu khó thể nghĩ bàn. Quý vị Phật tử đang tu học Phật Pháp nên biết rằng trong 300 năm trở lại đây, không có ai hành trì được bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp và cũng chẳng có ai thông hiểu được các ấn pháp này”.
Theo HT. Tuyên Hoá Đại Bi Chú và 42 Thủ nhãn Ân pháp là “một pháp âm vi diệu, khiến cho đất bằng hoá thành vàng ròng, đều được trang nghiêm bằng bẩy thứ châu báu. Thật là vi diệu khó thể nghĩ bàn. Quý vị Phật tử đang tu học Phật Pháp nên biết rằng trong 300 năm trở lại đây, không có ai hành trì được bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp và cũng chẳng có ai thông hiểu được các ấn pháp này”.
Một số hiện tượng chữa bệnh khác
Trên mạng có một câu chuyện kể về người cha của ông Hứa Hiếu Lễ ( người dân tộc thiểu số ) cũng có khả năng chữa bệnh bằng nước lạnh. Chính người con của ông cũng không biết cha mình đã chữa bệnh cho mọi người bằng phương thức gì.
Chỉ biết rằng, nhiều người điên đã khỏi bệnh dù trước đó đã được đưa đi không ít nơi chạy chữa. Những người dân truyền tin cho nhau về khả năng kỳ lạ này. “Cha tôi sẵn lòng giúp mà không kèm theo bất cứ một đòi hỏi vật chất nào..." Ông Hiếu Lễ nói.
Hồi còn nhỏ, cha ông Hứa có theo học ông thầy Vườn Luông. Đó là một nhân vật cực kỳ huyền bí sống ở cánh đồng Bo Păn. ông thầy Vườn Luông sống cô độc trong một cái lều sâu trong rừng nơi ít người đi tới. ông thầy này có truyền nghề nhưng không phải ai cũng theo học được bởi sự kỳ lạ trong tính nết và sự huyền bí không phải ai cũng có cơ duyên để tiếp nhận được.
Theo ông Hiếu Lễ nhiều lần cha con ông đã nói chuyện về ông thầy Vườn Luông kỳ lạ. Sau này, ông viết lại: "Ông Vườn Luông là một ông thầy cao tay. Tôi cũng được nghe mẹ kể nhiều về ông thầy Vườn Luông. Đó là một người tài cao đức dày, không mấy học trò theo được, chỉ có cha tôi là người hiền lành nhất, trung thực nhất và rất sáng dạ. Ông Vườn Luông tin yêu cha tôi nhất trong đám học trò. Kể từ đó, ông Vườn Luông truyền hết bí mật cho riêng cha tôi".
Cách chữa bệnh của cha ông Hứa như sau: Thuốc là một chai nước lã trong vắt múc từ dưới mỏ nước mang về. Rồi ông gọi người nhà đốt ba nén nhang mang lên. Ba nén nhang kẹp vào mang tai, ông ngồi thẳng lưng, thẳng cổ như kiểu ngồi tòa sen. Chỉ thấy ông nhắm hờ hai mắt, bất động toàn thân, đó là tư thế ngồi thiền. Không thấy ông bỏ bất cứ vật gì vào chai nước. Khoảng nửa tiếng sau, khi ba nén nhang cháy vừa hết, ông lấy hơi từ lồng ngực khẽ khàng thổi vào chai. Chai nước vẫn trong suốt. Sau đó mang cho người điên uống, dăm ngày sau họ không còn quậy phá nữa. Họ nói năng từ tốn hơn, cử chỉ hành động trở lại bình thường.
Câu chuyện trên cho ta thấy một phần nào cuộc đời , phương thức tu luyện, cách chữa bệnh của cha ông Hứa Hiếu Lễ khá tương đồng với các nhà tu hành Phật giáo.
Câu chuyện thứ hai: Báo CAND có đưa ra một hiện tượng về khả năng chữa bệnh của bà Phú như sau:
Sau một trận ốm và hai lần điều trị bệnh tâm thần tại Thái Nguyên và Hà Nội, bà Phú tự thấy mình có khả năng đặc biệt. Chữa bệnh bằng nước lạnh. Qua lời đồn thổi, người bệnh tìm đến nhờ bà Phú chữa bệnh. Lượng người dân cả tin lui tới phòng khám của bà theo thời gian gia tăng đáng kể. Có những thời điểm, "phòng khám" chứa tới hàng trăm lượt người. Phương tiện ôtô, xe máy từ các nơi đổ về xếp thành hàng dài ngoài ngõ.
Cậu cò Phú vốn dĩ làm nghề buôn bán ở các khu chợ của địa phương. Theo lời đồn thổi, cái tên "cậu cò" và khả năng chữa bệnh đặc biệt bắt đầu xuất hiện sau đợt mắc bệnh tâm thần của bà Phú. "Cậu cò" là tên gọi đứa con của bà Phú bị mất lúc hơn 1 tháng tuổi đang nằm trong bụng nhập vào người bà Phú.
Bà Phú cũng có được một số khả năng chữa bệnh như các vị thiền sư. Nhưng khác hơn là bà Phú chưa từng trải qua tu luyện hay theo học bất kỳ một vị thầy nào. Để có được những năng lực này, có thể từ hai khả năng: một là quỷ thần nhập vào bà. Hai là một tai nạn lớn sau cơn ốm thập tử nhất sinh có khả năng này. Tôi không giám khẳng định, nhưng những khả năng không qua tu luyện đều không có lợi cho người chữa bệnh. Tôi lấy một sự việc do HT. Tuyên Hoá kể :
Quý vị nhớ rằng loài quỷ Cưu-bàn-trà là một loài quỷ mị, thường gây ra tình trạng hôn mê, tê liệt cho người đang ngủ. Loài quỷ nầy chiếm đoạt thân xác của người đang tỉnh, rồi điều khiển thân, miệng, ý người nầy làm những việc riêng cho chúng. Nó nói qua trung gian người và dành hoàn toàn sự kiểm soát người ấy. Những người bị chiếm thân xác như vậy còn được gọi là xác đồng, hoặc có khi chúng trở thành phù thuỷ hoặc thầy trừ tà.
Đôi khi ở Trung Hoa, loại xác đồng nầy rất hấp dẫn. Họ có thể cắm cây dao trên đỉnh đầu mà không chết. Loài quỷ mị đang đoạt hồn họ sẽ gỡ lưỡi dao bằng cách dùng một thần chú, thế nên người ấy không đổ một giọt máu. Có người có thể đóng những cây đinh vào bên vai, từ những cây đinh, họ treo những thanh gươm mỗi cây nặng hơn 10 pounds. Họ có thể treo bốn thanh gươm như vậy rồi quay tròn chúng. Xem rất là kinh khủng. Mọi người đều kinh hãi.
Theo HT.Tuyên Hoá, Có một số phái ngoại đạo cũng dùng pháp trì chú Đại Bi vào nước để chữa bệnh và đạt được công hiệu linh ứng. Đó là vì họ có sự trợ giúp của loài thiên ma khiến cho người được lành bệnh tin vào họ, rồi dẫn dắt vào hàng quyến thuộc của thiên ma ngoại đạo. Vì thế, tuy cũng hành trì một pháp môn mà có thiên sai vạn biệt kết quả.
Cho đến nay, vì chưa có một lời giải thích thuyết phục nào nên phương pháp chữa bệnh của cụ Trưởng Cần vẫn là một hiện tượng thần bí đối với nhiều người. Với bài viết này tôi xin được thành ý, tri ân đến Cụ.
Câu chuyện thứ hai: Báo CAND có đưa ra một hiện tượng về khả năng chữa bệnh của bà Phú như sau:
Sau một trận ốm và hai lần điều trị bệnh tâm thần tại Thái Nguyên và Hà Nội, bà Phú tự thấy mình có khả năng đặc biệt. Chữa bệnh bằng nước lạnh. Qua lời đồn thổi, người bệnh tìm đến nhờ bà Phú chữa bệnh. Lượng người dân cả tin lui tới phòng khám của bà theo thời gian gia tăng đáng kể. Có những thời điểm, "phòng khám" chứa tới hàng trăm lượt người. Phương tiện ôtô, xe máy từ các nơi đổ về xếp thành hàng dài ngoài ngõ.
Cậu cò Phú vốn dĩ làm nghề buôn bán ở các khu chợ của địa phương. Theo lời đồn thổi, cái tên "cậu cò" và khả năng chữa bệnh đặc biệt bắt đầu xuất hiện sau đợt mắc bệnh tâm thần của bà Phú. "Cậu cò" là tên gọi đứa con của bà Phú bị mất lúc hơn 1 tháng tuổi đang nằm trong bụng nhập vào người bà Phú.
Bà Phú cũng có được một số khả năng chữa bệnh như các vị thiền sư. Nhưng khác hơn là bà Phú chưa từng trải qua tu luyện hay theo học bất kỳ một vị thầy nào. Để có được những năng lực này, có thể từ hai khả năng: một là quỷ thần nhập vào bà. Hai là một tai nạn lớn sau cơn ốm thập tử nhất sinh có khả năng này. Tôi không giám khẳng định, nhưng những khả năng không qua tu luyện đều không có lợi cho người chữa bệnh. Tôi lấy một sự việc do HT. Tuyên Hoá kể :
Quý vị nhớ rằng loài quỷ Cưu-bàn-trà là một loài quỷ mị, thường gây ra tình trạng hôn mê, tê liệt cho người đang ngủ. Loài quỷ nầy chiếm đoạt thân xác của người đang tỉnh, rồi điều khiển thân, miệng, ý người nầy làm những việc riêng cho chúng. Nó nói qua trung gian người và dành hoàn toàn sự kiểm soát người ấy. Những người bị chiếm thân xác như vậy còn được gọi là xác đồng, hoặc có khi chúng trở thành phù thuỷ hoặc thầy trừ tà.
Đôi khi ở Trung Hoa, loại xác đồng nầy rất hấp dẫn. Họ có thể cắm cây dao trên đỉnh đầu mà không chết. Loài quỷ mị đang đoạt hồn họ sẽ gỡ lưỡi dao bằng cách dùng một thần chú, thế nên người ấy không đổ một giọt máu. Có người có thể đóng những cây đinh vào bên vai, từ những cây đinh, họ treo những thanh gươm mỗi cây nặng hơn 10 pounds. Họ có thể treo bốn thanh gươm như vậy rồi quay tròn chúng. Xem rất là kinh khủng. Mọi người đều kinh hãi.
Theo HT.Tuyên Hoá, Có một số phái ngoại đạo cũng dùng pháp trì chú Đại Bi vào nước để chữa bệnh và đạt được công hiệu linh ứng. Đó là vì họ có sự trợ giúp của loài thiên ma khiến cho người được lành bệnh tin vào họ, rồi dẫn dắt vào hàng quyến thuộc của thiên ma ngoại đạo. Vì thế, tuy cũng hành trì một pháp môn mà có thiên sai vạn biệt kết quả.
Cho đến nay, vì chưa có một lời giải thích thuyết phục nào nên phương pháp chữa bệnh của cụ Trưởng Cần vẫn là một hiện tượng thần bí đối với nhiều người. Với bài viết này tôi xin được thành ý, tri ân đến Cụ.
Xin được tán thán công đức chữa bệnh của Cụ. Và xin được vinh danh sự vi diệu, bất khả tư nghì cho các thuyết lý Nhà Phật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét