Thứ Ba, 20 tháng 10, 2020

ngôi nhà chống chọi hiệu quả với bão tố khắc nghiệt miền Trung

 

“Triệu thùng mỳ gói không bằng nhà ngói trên cao”, phương châm ngắn gọn nhưng đủ để nói lên tôn chỉ cũng như mục đích hoạt động của Nhà Chống Lũ.

Và người đứng sau dự án ấy chính là chị Phạm Thị Hương Giang (Jang Kều), CEO Công ty Tư vấn Thương hiệu G’Brand. Chị Giang từng tốt nghiệp Đại học Ngoại thương Hà Nội rồi lấy bằng thạc sĩ ngành Tài chính và Kinh doanh Quốc tế tại Hàn Quốc. Sau đó, chị trở về nước làm Quản lý dự án của UNDP - Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam, và cuối cùng tự đứng ra kinh doanh riêng.

Ý tưởng thành lập dự án được chị nhen nhóm từ năm 2009, khi cùng bạn bè vào Quảng Nam làm công tác thiện nguyện, hỗ trợ những người dân bị ảnh hưởng bởi mưa lũ. Bên cạnh khung cảnh tan hoang, tiêu điều, chị Giang còn đặc biệt ám ảnh trước cảnh một cụ già chống cuốc đứng thất thần, vô cảm với tất cả mọi điều xung quanh.

"Ánh mắt của một người mất trắng sau trận lũ đã khiến tôi nung nấu ý tưởng triển khai xây dựng mô hình nhà an toàn để đảm bảo cuộc sống an toàn cho người dân khi lũ về", chị Jang Kều từng chia sẻ với truyền thông như vậy.

Tuy nhiên mãi đến năm 2013, ý tưởng mới được triển khai thành hiện thực. Giai đoạn ấy, Jang Kều tình cờ xem được một bức ảnh trên mạng, về ngôi nhà gỗ trăm tuổi được đặt trên sáu cọc bê-tông, đang đứng vững chãi giữa biển nước. Sau khi tìm hiểu, chị biết đó là công trình của GS Tống Trần Tùng, chuyên gia về vật liệu nhẹ dành tặng người hàng xóm ở Hương Sơn (Hà Tĩnh). Ngôi nhà đã "sống bình yên" trong lũ bão được hơn 10 năm. Và đặc biệt hơn, chi phí làm khung nhà có sáu cột bê-tông, một cầu thang bê-tông chỉ khoảng 25 triệu đồng.

"Tôi reo lên khi nghĩ rằng, đây chính là nền tảng của sự chung tay trong cộng đồng. Cộng đồng đóng góp hỗ trợ tối thiểu cho một ngôi nhà an toàn, còn các gia đình nghèo phải nỗ lực làm được phần nhà tầng hai hoặc thậm chí chỉ đưa căn nhà gỗ của mình lên trên".

Ai đứng sau Nhà Chống Lũ, dự án đang giúp hàng trăm ngôi nhà chống chọi hiệu quả với bão tố khắc nghiệt miền Trung? - Ảnh 1.

Nhà phao Tân Hóa (Quảng Bình) nổi lên trên nước lũ. Ảnh chụp 10h sáng ngày 18/10/2020. Nguồn: Fanpage Nhà Chống Lũ.

Tháng 11/2013, dự án Nhà Chống Lũ được thành lập, gồm 5-7 người đến từ các ngành nghề khác nhau. Không phải dự án thiện nguyện, Nhà Chống Lũ thực tế là dự án phát triển cộng đồng, chung tay cùng người dân xây nhà. Cụ thể, dự án sẽ chỉ hỗ trợ một phần kinh phí, còn người dân sẽ đóng góp ít nhất 50% số vốn đối ứng. Họ cũng sẽ phải nghĩ cách xoay xở tài chính, tham gia từ quá trình thiết kế cho đến lên kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu và thuê thợ thi công.

 04:50 PM | KINH DOANH

“Triệu thùng mỳ gói không bằng nhà ngói trên cao”, phương châm ngắn gọn nhưng đủ để nói lên tôn chỉ cũng như mục đích hoạt động của Nhà Chống Lũ.

    Ai đứng sau Nhà Chống Lũ, dự án đang giúp hàng trăm ngôi nhà chống chọi hiệu quả với bão tố khắc nghiệt miền Trung?

    Và người đứng sau dự án ấy chính là chị Phạm Thị Hương Giang (Jang Kều), CEO Công ty Tư vấn Thương hiệu G’Brand. Chị Giang từng tốt nghiệp Đại học Ngoại thương Hà Nội rồi lấy bằng thạc sĩ ngành Tài chính và Kinh doanh Quốc tế tại Hàn Quốc. Sau đó, chị trở về nước làm Quản lý dự án của UNDP - Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam, và cuối cùng tự đứng ra kinh doanh riêng.

    Ý tưởng thành lập dự án được chị nhen nhóm từ năm 2009, khi cùng bạn bè vào Quảng Nam làm công tác thiện nguyện, hỗ trợ những người dân bị ảnh hưởng bởi mưa lũ. Bên cạnh khung cảnh tan hoang, tiêu điều, chị Giang còn đặc biệt ám ảnh trước cảnh một cụ già chống cuốc đứng thất thần, vô cảm với tất cả mọi điều xung quanh.

    "Ánh mắt của một người mất trắng sau trận lũ đã khiến tôi nung nấu ý tưởng triển khai xây dựng mô hình nhà an toàn để đảm bảo cuộc sống an toàn cho người dân khi lũ về", chị Jang Kều từng chia sẻ với truyền thông như vậy.

    Tuy nhiên mãi đến năm 2013, ý tưởng mới được triển khai thành hiện thực. Giai đoạn ấy, Jang Kều tình cờ xem được một bức ảnh trên mạng, về ngôi nhà gỗ trăm tuổi được đặt trên sáu cọc bê-tông, đang đứng vững chãi giữa biển nước. Sau khi tìm hiểu, chị biết đó là công trình của GS Tống Trần Tùng, chuyên gia về vật liệu nhẹ dành tặng người hàng xóm ở Hương Sơn (Hà Tĩnh). Ngôi nhà đã "sống bình yên" trong lũ bão được hơn 10 năm. Và đặc biệt hơn, chi phí làm khung nhà có sáu cột bê-tông, một cầu thang bê-tông chỉ khoảng 25 triệu đồng.

    "Tôi reo lên khi nghĩ rằng, đây chính là nền tảng của sự chung tay trong cộng đồng. Cộng đồng đóng góp hỗ trợ tối thiểu cho một ngôi nhà an toàn, còn các gia đình nghèo phải nỗ lực làm được phần nhà tầng hai hoặc thậm chí chỉ đưa căn nhà gỗ của mình lên trên".

    Ai đứng sau Nhà Chống Lũ, dự án đang giúp hàng trăm ngôi nhà chống chọi hiệu quả với bão tố khắc nghiệt miền Trung? - Ảnh 1.

    Nhà phao Tân Hóa (Quảng Bình) nổi lên trên nước lũ. Ảnh chụp 10h sáng ngày 18/10/2020. Nguồn: Fanpage Nhà Chống Lũ.

    Tháng 11/2013, dự án Nhà Chống Lũ được thành lập, gồm 5-7 người đến từ các ngành nghề khác nhau. Không phải dự án thiện nguyện, Nhà Chống Lũ thực tế là dự án phát triển cộng đồng, chung tay cùng người dân xây nhà. Cụ thể, dự án sẽ chỉ hỗ trợ một phần kinh phí, còn người dân sẽ đóng góp ít nhất 50% số vốn đối ứng. Họ cũng sẽ phải nghĩ cách xoay xở tài chính, tham gia từ quá trình thiết kế cho đến lên kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu và thuê thợ thi công.

    "Ai cũng nói người dân làm gì có tiền đối ứng. Nhưng phải biết khơi gợi cho họ sự tự chủ. Họ có thể bán trâu, bán bò, có thể đóng gạch, đóng ngói... Họ có thể tạo nền tảng cho chính họ".

    "Người dân tự tin chủ động tự xây ngôi nhà và thay đổi cuộc đời của mình. Đó chính là mục đích quan trọng nhất, quan trọng hơn chính ngôi nhà".

    Sau 7 năm tồn tại, dự án Nhà Chống Lũ đã xây dựng 795 căn nhà an toàn cho bà con, ngoài ra còn 2 ngôi làng hạnh phúc với 120 ngôi nhà, nâng tổng số công trình đã thực hiện lên tới hơn 900. Dự án cũng được cụ thể hóa thành 9 mô hình nhà an toàn, thích ứng với các kiểu hình thiên tai như: lũ bùn, lũ ống, lũ quét, lũ ngâm, lũ sông, và một số loại lũ đặc biệt.

    Với những đóng góp thiết thực cho cộng đồng, Jang Kều được tạp chí Forsbes Việt Nam bình chọn là một trong 50 phụ nữ có sức ảnh hưởng nhất năm 2019. Ngay trong mùa lũ lịch sử lần này, những ngôi nhà phao do dự án Nhà Chống Lũ khởi xướng đã giúp hàng trăm hộ dân chủ động chuẩn bị đối phó với tình hình, bảo vệ của cải và tài sản.

    "Ngôi nhà chỉ là cánh cửa khơi dậy niềm tin của người dân để dựng lại cuộc đời mới. Điều chúng tôi hướng tới là cuộc sống bền vững, thay đổi nhận thức của người dân, tập cho họ chủ động ứng phó với thiên tai, bảo vệ gia đình mình, giúp đỡ người khác và họ là người tự giải quyết những vấn đề của chính mình".

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét