ó những phương ngữ rất đặc trưng của vùng. Nếu bạn hỏi người Long An: “Năm nay lúa má sao anh?” Long An trả lời: “Hằng hà!” Còn người Vĩnh Long sẽ trả lời: “Nhóc luôn!”
Dân Nam Kỳ cũng lãng mạn lắm, gọi nước lên xuống ngày 2 lần bằng mấy chục từ diễn tả, như: nước lớn, nước ròng, nước rong, nước kém, nước đứng, nước nhửn, nước ương, nước đổ, nước ngập, nước nổi, nước quay, nước lụt, nước giựt, nước rút, nước chảy, nước trôi, nước nhảy, nước bò…
"Khúc sông bên lở bên bồi
Bên lở lở mãi, bên bồi bồi thêm."
Nước ròng còn chia ra: nước ròng cạn, nước ròng sát, nước ròng rặc, nước ròng kiệt; hay còn gọi tắt là nước cạn, nước sát, nước rặc, nước kiệt…
Thời điểm nước đứng gọi là “nước nhửn”.
"Nước lớn rồi lại nước ròng,
Đố ai bắt được con còng trong hang."
Dân Bắc Kỳ, Trung Kỳ gọi thuyền hay đò thì ở Nam Kỳ gọi ghe và chia ra hàng chục loại: ghe chài, ghe đục, ghe be, ghe bầu, ghe cui, ghe cửa, ghe giàn, ghe lồng, ghe lườn, ghe ngo, ghe tam bản…
"Ghe bầu trở lái về đông
Làm thân con gái theo chồng nuôi con."
Người Nam Kỳ viết không sai chánh tả nhưng trong văn nói có nhiều đặc trưng của vùng, gọi là phát âm sai nếu theo lý thuyết chữ quốc ngữ.
Phát âm phụ âm cuối không phân biệt “n” và “ng”, “c” và “t”,””y”và “I”. Ví dụ: cục than thành cục thang, liên thành liêng, lan thành lang, mái và máy, lụt và lục, mát và mác, thước và thướt...
Phát âm “ê” thành “i”. Chẳng hạn cơm nếp, cái đệm thành cơm níp, cái địm. “ươ” thành “ơ”; trái mướp thành trái mớp, ăn cướp thành ăn cớp, đám cưới thành đám cứi, tức cười thành tức cừi.
Phụ âm “r” “g”, như rau răm thành gau găm, cá rô thành cá gô.
Phụ âm “r” thành “d”. Ví dụ: rau răm thành dao dăm, cá rô thành cá dô.
Vùng Gò Công cũ (Chợ Gạo, Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công [tỉnh Tiền Giang], và Cần Đước, Cần Giuộc [tỉnh Long An]), ở trong quê sâu có cách phát âm “ng” thành “qu”. Ví dụ: ông ngoại thành ông quại.
Thành ra nói kêu " ông quại" cho toàn Nam Kỳ là không trúng.
Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh có cách phát âm “th” thành “kh”. Ví dụ: cái thùng thành cái khùng.
Dân Bến Tre (trừ Chợ Lách và Bình Đại) đọc phụ âm “tr” thành “t”.
Ví dụ: cây tre, cây trúc thành cây te, cây túc; Bến Tre thành Bến Te; Ba Tri thành Ba Ti; Giồng Trôm thành Giồng Tôm.
"Chợ Ba Ti thiếu gì cá biển
Anh thương nàng anh nguyện về đây."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét