Là vành đai kinh tế xuyên quốc gia do chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa khởi xướng và lãnh đạo, bắt đầu thử đi vào hoạt động từ năm 2014. Phạm vi của nó bao gồm lục địa Trung Quốc, Trung Á, Bắc và Tây Á, bờ biển Ấn Độ Dương, bờ biển Địa Trung Hải, Nam Mỹ, và các nước Đại Tây Dương dọc theo Con đường Tơ lụa trên đất liền và Con đường Tơ lụa trên biển trong lịch sử Trung Quốc.
Mãi đến năm 2017 sáng kiến này mới chính thức đi vào hoạt động. Ngày 15-5 - 2017, hội nghị bàn tròn các nhà lãnh đạo trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế "Vành đai và Con đường" đã được tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã sang tham dự.
Đây là một chiến lược kinh tế đặc sắc của Trung Quốc, nó có thể ảnh hưởng rất nhiều đến chiến lược kinh tế của Hoa Kỳ. Vừa hay, đầu năm 2017, Donald John Trump đắc cử vào nhà Trắng và cuộc chiến trừng phạt kinh tế với Trung Quốc cũng bùng nổ. Mục tiêu là làm suy yếu nền kinh tế của Trung Quốc, làm giảm giá đồng NDT và gây trở ngại về mọi mặt cho chiến lược “Vành đai và con đường”.
Mỹ có thể xưng "Bá" thế giới bởi Mỹ có trong tay hai quả đấm siêu cấp: Một là quân sự, và một nữa là tiền tệ. Hai quả đấm này mà đồng thời xuất chưởng thì kinh thiên động địa, KO (knockout ) hết đối tượng này đến đối tượng khác. Lần này Trung Quốc đương nhiên nhẩy lên võ đài, nhưng lại ra chiêu Thái Cực Quyền, hòng lấy nhu khắc cương, lấy mềm dẻo để thắng sự cứng rắn, bốn lạng địch ngàn ký...
OK, muốn hiểu được ngọn ngành, chúng ta phải biết ít nhiều về mưu đồ trong “Vành đai và Con đường”, đây không thể gọi là một sự phục hưng của " Con đường tơ lụa" trong lịch sử, mà là một chiến lược đặt ra theo nhu cầu của quốc gia, chúng ta có thể nhìn nhận vấn đề này bằng hai hướng: Một là lựa chọn chiến lược của Trung Quốc, hai là sự đi đến tất yếu của Trung Quốc.
Nếu như về lựa chọn chiến lược thì sẽ ra sao? Đối diện với những áp lực toàn cầu của Hoa Kỳ, Trung Quốc không đủ tầm để đối kháng trực diện, nhưng vẫn muốn đối kháng và làm giảm bớt áp lực từ Mỹ, nên các chiến lược gia Trung Quốc đã thiết kế ra “Vành đai và Con đường”, không đối kháng trực diện, lòng vòng xuyên suốt, uốn lượn loanh quanh cho chú Sam hoa mịa cả mắt, rồi một khi hình thành một vạn lý trường thành của hợp tác quốc tế, các nước thành viên ngày càng nhiều, càng lệ thuộc vào Trung Quốc, giá trị bản vị của Trung Quốc được nâng cao, lúc ấy, mới là lúc Trung Quốc muốn mặt đối mặt với Hoa Kỳ, đòi " Thiên hạ chia đôi". Đây cũng là một đòn nhằm giảm nhẹ ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong chiến lược trở lại Á Châu. Một chiến lược mà Mỹ đề ra nhằm chế ngự Trung Quốc, dùng vành đai các chiến hữu và láng giềng xiết cổ con rồng Trung Hoa.
Theo lão công bằng mà đánh giá, “Vành đai và Con đường" là một sự lựa chọn quá thông minh và ý nghĩa, không trực diện với Mỹ, quay lưng lại để đối đầu, như không mà lại có.
Muốn nói rõ vấn đề, trước tiên, chúng ta phải quay đầu nhìn lại những bước đi trước đó của Hoa Kỳ, khiến nước này bước lên ngôi vị Đại Bang Chủ toàn cầu.
Tháng 7 năm 1944, Hoa Kỳ muốn cướp từ trên tay Đại Anh Đế quốc quyền bá chủ tiền tệ, tổng thống Franklin D. Roosevelt thúc đẩy kiến lập ra 3 thể hệ thế giới: Thứ nhất là thể hệ chính trị tức Liên Hiệp Quốc. Thứ hai là thể hệ mậu dịch tức (sau này) là WTO . Thể hệ thứ ba tức Kim ngạch và tiền tệ và cũng là hệ thống Bretton Woods.
Hệ thống Bretton Woods dựa trên nguyện vọng của Hoa Kỳ, thiết lập địa vị bá quyền của đồng Đô La Mỹ. Nhưng thực tế sau 27 năm, từ năm 1944 đến 1971, vàng đã làm cản trở tính bá quyền thực sự của Mỹ. Ban đầu Mỹ hứa với thế giới sẽ lấy vàng ra để bảo chứng cho Đô La, giá một Ounce vàng bằng 35 Đô La, bởi hồi đó trong tay Mỹ đã có được 80% tổng số lượng vàng thế giới, nên lời nói của chú Sam hồi đó cũng hét ra vàng, làm các đàn em thế giới sướng tê, ủng hộ tuyệt đối. Nhưng, do sai lầm về chiến lược, Mỹ đổ tiền vào chiến tranh quá nhiều, chiến tranh Triều Tiên, rồi chiến tranh Việt Nam tiêu tốn đi 738 tỉ Đô La bấy giờ...Khi kết toán kiểm lại kho thì đến năm 1971, Mỹ chỉ còn lại 8800 tấn vàng của mình, ngoài ra còn toàn là vàng của các nước khác gửi trong kho mình.
Trước đó còn xẩy ra những chuyện bất lợi cho Mỹ như Tổng thống Pháp Charles de Gaulle yêu cầu bộ trưởng tài chính Pháp đem trả cho Mỹ gần 23 tỉ Đô La và xin lại vàng với giá đổi 35 Đô một Ounce. Hành động này kéo theo một số nước bắt chước, cũng đem số Đô La dư thừa đổi thành vàng, đem về nước thay là Mỹ cất hộ. điều này làm Mỹ thiệt thòi và mất mát, nên đến ngày 15 tháng 8 năm 1971, tổng thống Nixon hạ lệnh đóng ngay cửa sổ đổi vàng, chấm dứt dùng vàng bảo chứng Đô La, chấm dứt điều khoản Bretton Woods. Tuy rằng Mỹ thất hứa, thôi không đảm bảo đồng Đô La nữa, nhưng sau 20 năm thế giới dùng quen Đô La trong tiền tệ lưu thông, kết toán quốc tế, dự trữ tiền tệ...nên tuy rằng hệ thống Bretton Woods đã chết, nhưng vẫn được mọi nước sử dụng, bởi quen dùng và bởi uy tín mềm của Hoa Kỳ.
Những bộ óc Do Thái Mỹ thấy mọi người vẫn dùng đồng Đô La giao dịch thì nẩy sinh ra ý đồ thâm sâu khác, tháng 10 năm 1973, Mỹ ép OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ) phải chấp nhận điều kiện của Mỹ là mọi giao dịch dầu lửa đều phải dùng Đô La Mỹ làm đồng tiền kết toán. Trước đó thì giao dịch dầu lửa có thể dùng những đồng tiền đang lưu thông trên thị trường quốc tế để thanh khoản.
Như vậy người Mỹ sau khi thoát khỏi ràng buộc với vàng lại được kết cấu với dầu lửa để vẫn làm bá chủ tiền tệ. Tại sao lại khôn thế? Bởi Mỹ nhận ra rằng, anh có thể không thích Đô La, nhưng anh không thể không thích năng lượng, anh có thể không sử dụng Đô La, nhưng anh không thể không dùng dầu lửa? Bất kể quốc gia nào muốn phát triển, đều phải cần đến năng lượng, như vậy, nếu anh cần đến dầu lửa có nghĩa là anh cần đến Đô La, đây là một chiêu quá ư là cao siêu. Như vậy, đồng Đô La lại cùng với hợp chủng quốc Hoa Kỳ bước sang một lịch trình mới, cả thế giới không mấy ai nhìn nhận rõ vấn đề này, kể cả các nhà kinh tế học, các chuyên gia tiền tệ, riêng chỉ có lão PP và một số chuyên gia hàng đầu đã nhìn nhận và chỉ ra rằng: Thế kỷ 20 xẩy ra một chuyện đình đám nhất, không phải thế chiến thứ 1 và thứ 2, cũng không phải sự giải thể của Liên Xô, mà là sự kiện thoát bỏ hoán đổi giữa vàng và Đô La vào ngày 15 tháng 8 năm 1971 và sự ràng buộc Đô La với các giao dịch dầu hỏa năm 1973.
Bắt đầu từ đó, nhân loại nhìn thấy một đế chế tiền tệ xuất hiện, và đế chế này thâu tóm toàn nhân loại vào thể chế tiền tệ của mình. Trên thực tế, sự kiến lập bá quyền của đồng Đô La khởi điểm bắt đầu từ đây, và đến nay đã hơn 40 năm, chúng ta bước vào một thời kỳ tiền giấy, sau lưng Mỹ không còn kim loại quý, mà thay vào đấy là sự tín nhiệm của chính phủ Hoa Kỳ lấy ra làm đảm bảo và thu lời. Nói một cách đơn giản, người Mỹ có thể in ra Đô La, một tờ giấy màu xanh, nhưng có thể dùng nó thu được của cải vật chất thật của thế giới. Trong lịch sử nhân loại chưa hề có như vậy, họ có được vật chất bằng các hình thức như trao đổi tiền tệ, hoặc dùng vàng hoặc bạc, hoặc phát động chiến tranh cướp đoạt tài sản, nhưng chiến tranh phải bỏ ra số vốn quá lớn. Vậy là từ khi tờ giấy xanh xuất hiện, Hoa Kỳ thu lời với số vốn rất chi là ít ỏi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét