Lâu nay chúng ta thường hay nói DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VIỆT NAM CÒI CỌC, rất nhỏ bé so với doanh nghiệp FDI, so với doanh nghiệp nhà nước (DNNN), chỉ chiếm có 8.6%-10% GDP mà thôi.
Hoá ra không phải, tất cả là do chúng ta thống kê thiếu, chúng ta tính sót các doanh nghiệp tư nhân (DNTN).
Theo thống kê cũ thì DNTN chỉ chiếm có 10% GDP, nhưng khi tính lại GDP người ta phát hiện ra đã tính sót 76.000 doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp dịch vụ. Hiển nhiên là DNNN không thể tính sót, hiển nhiên là doanh nghiệp FDI không thể tính sót, vậy số 76.000 doanh nghiệp tính sót chính là DNTN.
Vậy thì sau khi tính lại GDP quốc gia tăng thêm 25,4% (tức GDP 2020 là 347 tỷ USD) thì DNTN tăng lên thành 32,86% GDP, trở thành thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP quốc gia, cao hơn cả DN nhà nước, cao hơn cả DN FDI, cao hơn cả hộ gia đình.
Đây là công bố của bộ Tài chính năm 2019:
- Hộ gia đình 32%
- Doanh nghiệp tư nhân 10%
- DN FDI khoảng 20%
- DN nhà nước khoảng 38%
Tôi tính toán lại tỷ trọng GDP sau khi tính lại GDP như sau:
Khi GDP tăng nên 25,4% thì tỷ lệ của Hộ gia đình, DNNN, DN FDI đều giảm đi 25,4%, chi tiết:
- Hộ gia đình: 32% x 74,6% = 23,87%
- DNNN: 38% x 74,6% = 28,35%
- DN FDI: 20% x 74,6% = 14,92%
- DNTN: (10% x 74,6%) = 7,46%
TCTK không nói hộ gia đình tính sót, có nghĩa rằng toàn bộ sót là của DNTN.
Như vậy DNTN=7,46+25,4=32,86%
Như vậy thứ tự thành phần kinh tế như sau: DNTN 32,86%, DNNN 28,35%, hộ gia đình 23,87%, DN FDI 14,92%.
Hoá ra DN Tư nhân Việt Nam đâu có còi cọc, đâu có lép vế so với DN FDI và DNNN như lâu nay chúng ta vẫn tưởng.
Hoá ra DNTN Việt Nam chiếm tỷ trọng cao nhất, còn DN FDI lại chiếm tỷ trọng thấp nhất trong GDP. Tất cả chỉ vì tính sót mà thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét