Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2019

THIÊN NIÊN TUYẾT SƠN TRÀ

Các bạn lưu ý trà trắng (Weisse Tee) là một loại trà uống, nhưng được giới Thảo Dược Học Phương Tây đánh giá như một thứ thảo dược quí hiếm trong trong trị liệu Hệ Thần Kinh, Hệ Tuần Hoàn và Hệ Tiêu Hóa.
Ngoài trà trắng bình thường của vùng Thiểm Tây, Tân Cương… của Trung Quốc, với tên gọi chung là Bạch Mao Trà ra, thì có hai loại trà trắng khác được giới sành Trà kim cổ đánh giá là 2 loại trà trắng tuyệt đỉnh. Đó là Thiên Niên Tuyết Sơn Trà của Tây Tạng và Thiên Sơn Bạch Mao Trà của Hà Giang, Việt Nam. Trà này còn có tên gọi khác là Thạch Sơn Bạch Mao Trà.
Thiên Niên Tuyết Sơn Trà của Tây Tạng là loại trà huyền thoại, tục truyền là loại trà thu lượm từ chồi non ngậm tuyết của giống trà ngàn năm tuổi trên đỉnh Tuyết Sơn (Hymalaya). Theo cổ thư của Đạo Gia cũng như Mật Tông, thì Thiên Niên Tuyết Sơn Trà rất hiếm, lúc có, chỉ dùng để luyện Ngoại Đan, chứ ít ai có căn cơ thưởng ngoạn bằng cách pha uống. Sau này Thiên Niên Tuyết Sơn Trà được các bậc Đạo Sư dùng hãm với Đông Trùng Hạ Thảo mắt đỏ để trợ giúp trong việc luyện Khí….(He he he..quí hiếm cỡ nào thì lão phu cũng có người biếu tặng mà- Xem ảnh)
Thạch Sơn Bạch Mao Trà của Hà Giang, là loại trà thu lượm từ búp non 1 lá của giống trà cổ, thường chỉ sinh trưởng trong các hốc núi đá ở vùng núi Hoàng Liên Sơn. Cây trà nhiều tuổi, sống trong hốc núi cao, nó không cao lớn như giống trà cổ khác đang bị bốc lột, mà mọi người lầm tưởng. Nó cằn cỗi, gốc xù xì như cây cảnh. Quanh năm, suốt tháng chìm trong sương mù giá buốt. Thu lượm loại trà này rất khó khăn và chỉ đạt chuẩn khi được hái lượm vào mùa sương muối giá lạnh mà thôi.
Loại trà trắng Hà Giang mà nổi tiếng nhất là trà Tà Xùa, cũng là thu lượm từ chồi 1 lá hoặc 2 lá từ giống trà cổ trên vùng núi cao, sương giăng bốn mùa. Nhưng không phải là loại trà Thiên Sơn Bạch Mao Trà như đã đề cập trên.
Tuy nhiên nếu là loại trà trắng Tà Xùa, được hái lượm từ búp trà do ngậm sương giá mà có lông tơ màu trắng bao phủ quanh mầm lá rồi đem sao sấy đặc biệt để vẫn đảm bảo màu trắng nguyên sơ thì loại trà này vẫn là loại trà thượng hảo hạng. Tất nhiên các loại trà làm màu khi chế biến mới có thì chất lượng không thể đo bàn được.
Trà trắng Tà Xùa chất lượng tốt, dân gian hay gọi là trà đinh. Trà này lúc pha xong, bả trà thẳng tưng, nở ra còn nguyên lá. Tuy không còn màu trắng nữa, nhưng vẫn có màu xanh bạc, và bìa lá vẫn còn có lông tơ nhỏ.
Trà trắng có tác dụng như vị thuốc, hàm chứa lập trình Âm Dương rất mạnh. Vì vậy không nên pha nhiều như kiểu pha trà mạn bình thường. Mỗi lần pha nên chỉ dùng 5-7 cánh / một ấm là vừa. Pha nhiều như trà mạn, vị sẽ chát, vừa phí trà vừa phản tác dụng. Nếu là người nghiện trà, thì nên pha chung với trà mạn để cho được vị. (Đó là lý do là vì sao khi chúng đệ tử pha trà đinh này như pha trà mạn, lão phu chỉ nhấp môi mà không uống như mọi lần khác, nên bị chúng cười nhạo là „đô trà“ của Sư Phụ dạo này xuống cấp heheheheh…)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét