Thứ Hai, 2 tháng 8, 2010

Chữa bệnh bằng tượng số bát quái

Cho đến nay, trong khi khoa học kỹ thuật đã cống hiến cho nhân loại những bước tiến to lớn cả về mặt chẩn đoán lẫn điều trị, thì đồng thời cũng để lại những hệ lụy không nhỏ do môi trường bị ô nhiễm và sự tích lũy những chất hóa dược độc hại trong cơ thể con người.  Đó là một trong những lý do khiến bên cạnh nền y học chính thống vẫn luôn tồn tại những nền y học bổ sung.  Những liệu pháp bổ sung với những phương pháp tự nhiên hoặc không dùng thuốc không những tiết kiệm được chi phí cho cộng đồng mà còn có thể hạn chế bớt nhu cầu phải tiếp xúc hoặc sử dụng những thuốc men, hóa chất.  Bài viết sau đây sẽ giới thiệu về Liệu Pháp Tượng Số (LPTS), một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, phối hợp giữa y học cổ truyền, khí công và chu dịch.
Cô Nguyễn Thị Th. (29 tuổi, nội trợ) người thấp, da bánh mật, tướng đi trông chắc khoẻ nhưng thường phải dán hai miếng thuốc dán nhỏ ở hai bên thái dương.  Cô than hay bị nhức đầu kể từ khi sinh đứa con thứ hai.  Nhức ở hai bên thái dương, vùng gáy và lan lên đỉnh đầu, có khi có cảm giác như vùng đỉnh đầu sưng lên, phải dùng hai tay ôm đầu để chịu đựng.  Bệnh đã hơn một năm, đã đến khám bệnh ở một phòng mạch, đã được đo điện não đồ và dùng thuốc tây.  Bệnh thuyên giảm khi dùng thuốc nhưng hết thuốc lại tái phát.  Qua triệu chứng và án mạch thấy hai bộ xích trầm tế, quan bộ phù huyền, vô lực, bệnh được chẩn đoán là do âm hư, khí nghịch lên theo ba kinh Dương gây nhức đầu.  Cách chữa là bổ Can Thận âm, giáng hư Hoả.  Sau khi được giải thích về ý nghĩa và cơ chế của LPTS, cô Th. được hướng dẫn nhẩm niệm dẫy số 260 (hai sáu không).  Chỉ khoảng bảy phút sau khi niệm, người bệnh đã tháo bỏ hai miếng thuốc dán đã dán từ trước và cho biết không còn thấy nhức đầu.  Cô được khuyên về nhà khi rảnh rỗi nên tiếp tục nhẩm niệm số 260 để củng cố hiệu quả điều trị.  Cho đến nay đã hơn một năm trôi qua bệnh vẫn không thấy tái diễn.  Có một lần do công việc phải đi ngoài nắng lâu, cô hơi nhức đầu nhưng khi vừa nghĩ đến số 260 thí hết nhức ngay.  Trên đây là một thí dụ điển hình về điều trị bằng LPTS.  Giống như những phương pháp khí công khác, liệu pháp này thường có hiệu quả nhanh chóng đối với những triệu chứng chỉ đơn thuần là rối loạn chức năng, rối loạn khí hoá.  Riêng với các tổn thương thực thể, sự chuyển biến cần có thời gian lâu hơn, nhiều ngày hoặc nhiều tuần.
http://ykhoa.net/yhoccotruyen/voha/vh054.3.jpg
Theo quan niệm Thiên Nhân tương ứng của khí công cổ đại, mỗi ý niệm hoặc cảm xúc của con người dù biểu lộ ra ngoài hay chỉ trong suy nghĩ đều tác động đến cơ thể và hoàn cảnh xung quanh, và đều cộng hưởng với một loại khí nhất định trong con người cũng như ngoài vũ trụ.  Mọi sự vật, hiện tượng dù thiên hình vạn trạng vẫn có thể quy chiếu vào hoặc Âm hoặc Dương, vào một trong năm hành Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ, hoặc một trong tám quái tượng tương ứng với những chữ số từ 1 đến 8.  Tượng số bát quái bao gồm Càn ứng với số 1, Đoài số 2, Ly số 3, Chấn số 4, Tốn số 5, Khảm số 6, Cấn số 7 và Khôn số 8.  Với Lục tự khí công, người xưa đã vận dụng 6 tự quyết Hư, Ha, Hô, Hí, Suy và Hu vào việc luyện tập để dưỡng sinh và chữa bệnh.  Những đạo sĩ Yoga thời cổ cũng đã nghiên cứu và ứng dụng những mẫu tự Sanskrit thành những mantras có tác dụng thanh tẩy thân và tâm.  Đi xa hơn, những chuyên gia về Y Dịch học Trung Quốc đã nghiên cứu và ứng dụng những tượng số bát quái phối hợp với những quy luật biến hoá của Âm Dương Ngũ Hành trên cơ sở học thuyết Tạng tượng, học thuyết Kinh lạc của Y học Cổ truyền để tổ hợp thành những nhóm số có tác dụng chữa bệnh.  Khi người bệnh nhẩm niệm nhóm số bát quái, những sóng thông tin sẽ được hình thành và những kinh lạc và phủ tạng tương ứng sẽ được kích hoạt và điều chỉnh sinh, khắc, bổ hoặc tả theo ý đồ của người lập số nhằm đạt được yêu cầu bổ hư, tả thực, thông kinh hoạt lạc, cân bằng âm dương và điều hoà ngủ tạng.  Như vậy LPTS là một phương pháp chữa bệnh phối hợp giữa y học truyền thống, khí công và chu dịch.  Trước hết liệu pháp này là một phương pháp điều trị bằng khí công do người bệnh chủ động điều chỉnh lại trường khí của mình thông qua nhẩm đọc nhóm số thích hợp.  Tuy nhiên nhóm số này phải được thiết lập, theo dõi và điều chỉnh trên cơ sở biện chứng luận trị bởi một thầy thuốc Đông y có một số kiến thức nhất định về Chu dịch. 
Tăng cường lưu thông khí huyết.  Theo y học cổ truyền “thống tất bất thông, thông tất bất thống”.  Những triệu chứng đau, nhức, tê mõi của bệnh tật là do sự ứ trệ khí huyết ở một điểm hoặc một bộ phận tương ứng của cơ thể.  Ngược lại, nếu ta có thể làm cho khí huyết thông lợi thì đau, mõi sẽ hết và bệnh tật sẽ không còn.  Do đó một cơ chế quan trọng của LPTS là kích hoạt để tăng cường lưu thông khí huyết ở tạng, phủ hoặc kinh lạc có dấu hiệu bệnh tật.  Trên thực tế, qua quan sát hiệu ứng khí hóa của LPTS, những người có khí cảm tốt có thể nhận thấy khi thông tin về một tượng số được não tiếp nhận liên tục và rõ ràng, thì tạng phủ và kinh khí tương ứng sẽ được kích hoạt và lan tỏa theo chiều đường kinh, hoặc sang các tổ chức có quan hệ biểu lý hoặc quan hệ tương sinh với nó.  Ví dụ: Ở một trường hợp ho, viêm họng do cảm nhiễm phong hàn, tượng số 20 đã hoạt hóa khí cơ của Phế và đường kinh Phế để thải trừ phong hàn theo đường kinh ra ngoài.
http://ykhoa.net/yhoccotruyen/voha/vh054.4.jpg
Vận dụng nguyên tắc bổ tả để cân bằng khí hoá.  Đông y cho rằng bệnh tật là sự chênh lệch thái hóa giữa hai yếu tố âm và dương trong cơ thể.  LPTS vận dụng nguyên tắc bổ hư, tả thực, tức thêm vào chỗ hư yếu và thải trừ chỗ dư ra để tạo cân bằng khí hóa giữa âm và dương, giữa ngũ tạng, lục phủ.  Việc bổ tả thường dựa vào quan hệ sinh khắc, chế hóa giữa năm hành.  Vòng tương sinh bao gồm Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy.  Vòng tương khắc bao gồm Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ và Thổ khắc Thủy.  Đối với những nhóm số có hơn hai tượng số, hiệu ứng khí hoá sẽ chuyển động theo hướng tương sinh, và khí hoặc tổ chức liên quan đến tượng số xuất hiện sau sẽ nhận được khí của tượng số xuất hiện trước chuyển đến.  Quan hệ này có hai ý nghĩa.  Đối với tạng hoặc khí của tượng số sau là quan hệsinh vì được thêm vào.  Tuy nhiên đối với tạng hoặc khí của tượng số trước được xem là quan hệ khắc vì bị tiết bớt khí đi.  Ví dụ: Nhóm số260 có thứ tự tương sinh từ Phế Kim 2 sinh Thận Thủy 6.  Số 2 xuất hiện trước số 6 sẽ gây ra hiệu ứng khí ở Phế được kích hoạt và điều chuyển sang cho thận.  Ở đây Thận được Phế sinh nhưng đồng thời Phế bị tiết khí bớt sang cho Thận nên xem là Phế bị khắc.  Nói cách khác, việc sắp xếp tượng số trong một nhóm số luôn theo thứ tự tương sinh và tác dụng sinh hay khắc sẽ tùy thuộc vào tượng số đó đứng trước (bị khắc) hay sau (được sinh).  Ngoài ra, đối với những bệnh có thực tà, việc tả thực chủ yếu cần dựa vào tính hoạt hóa của khí hoặc tổ chức đó.  Ví dụ: trường hợp đau mắt đỏ, tượng số 3000 được thiết lập với ý nghĩa hoạt hóa cục bộ để thải tà nhiệt ra khỏi mắt.
Tùy theo tính chất hoặc hình tượng mà một bộ phận của cơ thể hoặc một triệu chứng bệnh tật được quy loại vào một hành hoặc một quái. 
Tên quái
Số quái
Ngũ hành
Thiên nhiên
Cơ thể
Bệnh tật
Càn
1
Kim (Dương)
Trời
Đầu.  Đại tràng.  Xương.  Mạch Đốc
Bệnh tật ở xương, vùng đầu mặt, vùng ruột già
Đoài
2
Kim
(Âm)
Ao, đầm
Phổi.  Miệng.  Cuống họng.  Khí quản.  Hậu môn
Bệnh tật ở lợi, răng, miệng.  Bệnh thuộc phổi, ho, suyễn, viêm khí quản.  Bệnh ngoài da
Ly
3
Hỏa
Mặt trời, Lửa
Tâm bào.  Tim.  Mắt.  Vú.  Ruột non.  Tam tiêu.  Hồng cầu
Các bệnh về mắt, tim, vú, bị bỏng
Chấn
4
Mộc (Âm)
Sấm
Gan.  Gân.  Chân
Bệnh tật ở gan, gân, chân.  Bệnh thiếu máu, bệnh đột phát
Tốn
5
Mộc (Dương)
Gió
Túi mật.  Bắp đùi.  Bắp tay
Bệnh ở túi mật, bắp đùi, bắp tay.  Các chứng liên quan đến trúng phong, trúng gió, phong hàn, phong thấp
Khảm
6
Thủy
Nước
Thận.  Bàng quang.  Niệu đạo.  Huyết dịch.  Tai
Những chứng bệnh về tiết niệu, sinh dục, đau lưng, bệnh về tai
Cấn
7
Thổ (Dương)
Núi
Dạ dày.  Cánh tay.  Mũi, Sườn.  Lưng.  Gót chân, Đầu gối.  Các đốt xương
Bệnh tật liên quan đến tỳ-vị.  Bệnh ở sườn, vai, lưng, đầu gối, khớp.  Những chứng sưng, những chứng kết tụ.  Sỏi.
Khôn
8
Thổ (Âm)
Đất
Bụng.  Lá lách.  Cơ bắp.  Phần mỡ
Bệnh về tiêu hóa.  Bệnh về cơ bắp, về mỡ.  Các chứng hàn, thấp.
·      Cách lập các nhóm số.  Tương tự như việc lập ra các phương huyệt trong châm cứu, các nhóm số được kết cấu căn cứ vào biện chứng luận trị, có thể dựa theo nhiều cách khác nhau.
Lập số theo tượng bát quái.  Tùy theo vị trí hoặc triệu chứng bệnh ứng với quái tượng nào để lập số.  Ví dụ: Một trường hợp hàn điện bị tia lửa bắn vào mắt làm mắt bị xót, bị đau.  Tượng số được lập là 003.  Số 3 là tượng số của mắt, hai số 0 ở trước là thiên về lạnh mát để chống lại viêm, rát thuộc Hỏa (Thủy khắc Hỏa).
Lập số theo lý luận tạng tượng.  Tạng tượng là một học thuyết cơ bản của y học cổ truyền.  Do đó lý luận về tạng tượng là căn cứ quan trọng nhất để lập số.  Chẳng hạn trong khi hiểu biết thông thường cho rằng Phế chủ về hô hấp, nhưng lý thuyết về tạng tượng của Đông y còn cho thấy Phế chủ da và lông hoặc Phế điều thông thủy đạo.  Do đó nhiều bệnh chứng về da hoặc về tiết niệu đều có liên quan đến tượng số 2, tức Phế Kim.  Ví dụ: Nhóm số 2000 có thể dùng để phát tán mẩn ngứa hoặc tà độc ra khỏi da.
Lập số theo đường đi của kinh lạc.  Chỗ đau thuộc vùng đường kinh nào sẽ lập số tương ứng với đường kinh đó.  Ví dụ:  Ở bệnh viêm mũi do  mũi thuộc vùng tuần hành của kinh Dương Minh nên lập số là 70 để hoạt hóa cục bộ.
·      Cách sử dụng số không (0): Theo người xưa, số không là tượng số của Thái cực khi trời đất chưa chia, vũ trụ chưa thành hình.  Trong LPTS, số không được thêm vào nhóm số có tác dụng làm gia tăng cường độ hoạt hóa hai khí Âm, Dương.  Số không đặt sau thiên về Dương và tăng tính phát tán.  Số không đặt trước nhóm số có tác dụng thiên về Âm và gia tăng tính dưỡng Âm lương huyết.
·      Tổ hợp các nhóm số.  Dãy số được lập ra để điều trị cho một bệnh nhân có thể gồm một hay nhiều nhóm số.  Giữa nhóm số trước và nhóm số sau có thể có quan hệ độc lập, quan hệ tương khắc hoặc quan hệ tương sinh.  Nhưng thường nhất vẫn là quan hệ tương sinh.  Mỗi nhóm có thể gồm một hay nhiều tượng số khác nhau.  Các quan hệ của những tượng số trong cùng một nhóm luôn là quan hệ tương sinh.  Mỗi tượng số có một chức năng điều trị cụ thể hoặc nhằm vào một triệu chứng nhất định.  Tùy thuộc vào bệnh tình hoãn hay cấp, tiêuhay bản mà dùng dãy số gồm một, hai hoặc ba nhóm số hoặc nhóm nào được đặt trước hay sau nhóm khác.  Ví dụ: 720.650.380 được áp dụng để điều trị cho một bệnh nhân nam bị thấp khớp mãn tính có triệu chứng đau lưng, đau nhức các khớp, người nặng nề khó chịu, hay tiểu đêm.  Bệnh nhân được chẩn đoán là Thận Dương suy, phong hàn thấp xâm nhập làm khí huyết ứ trệ sinh đau nhức.  Giải pháp là ôn bổ Thận Dương, kiện Tỳ, hóa thấp.  Dãy số gồm ba nhóm số.  Nhóm số 720 có số 7 là tượng số Dương Thổ, thuộc kinh Dương Minh nên có tác dụng tán hàn táo thấp.  Ngoài ra về mặt quái tượng, số 7 còn ứng với lưng, đầu gối, các khớp, các đốt xương, những chỗ lồi ra, những chố kết tụ.  Do đó nhóm 720 được đặt trước nhằm ưu tiên cho việc tả thực tà ở các khớp, giải tỏa ứ trệ cục bộ, làm giảm đau.  Nhóm số 650 với số 5 là tượng số của Dương Mộc.  Sự kết hợp 650 có ý nghĩa ôn bổ Thận Dương.  Ngoài việc chữa suy thận, 650 còn có ý nghĩa tăng cường Dương khí tiên thiên để hỗ trợ cho Dương khí hậu thiên, khu trừ hàn thấp.  Nhóm số 380 với Hỏa sinh Thổ là những số thường dùng để kiện Tỳ.  Theo Đông y, Tỳ ố thấp, Tỳ chủ vận hóa và Tỳ chủ hậu thiên.  Do đó chữa phong thấp thường phải kiện Tỳ để tăng cường Dương khí hậu thiên, giúp thông kinh hoạt lạc, tản hàn trừ thấp và ôn bổ khí huyết toàn thân.  Ngoài ra, cách sắp xếp dãy số từ số 7 đến các số 2,6,5,3,8 theo thứ tự vòng tương sinh liên tục từ số trước đến số sau còn có tác dụng kích hoạt để tạo ra một sự luân chuyển khí huyết toàn thân đều khắp ngủ khí, ngủ tạng.  Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng và chữa bệnh đối với những người cao tuổi, những người có cuộc sống tĩnh tại, kém vận động, hoặc những người cả khí huyết đều suy với nhiều chứng trạng khác nhau.
LPTS không ràng buộc về thời gian, địa điểm hoặc tư thế.  Người bệnh có thể thực hành nhẩm niệm dãy số được lập ra bất cứ lúc nào.  Có thể nhẩm niệm trong lúc đi bộ, ngồi xe, rữa bát hoặc lúc nằm nghĩ.  Có thể niệm gián đoạn hoặc liên tục.  Niệm càng lâu càng có hiệu quả.  Nếu có thể thư giãn, tinh thần tập trung vào tượng số thì hiệu quả càng đến nhanh.  Niệm không cần phát ra tiếng nhưng tâm phải ý thức rõ dãy số, rõ ràng từng số một.  Giữa mỗi nhóm số nên ngưng một tích tắc.  Chẳng hạn 650.820 niệm là : Sáu năm không - tám hai không - Sáu năm không – tám hai không – Sáu năm không – tám hai không….  Trong LPTS, không phải âm tiết, ngôn ngữ mà làtượng số, chữ số tác động lên não.  Do đó dù nhẩm niệm bằng ngôn ngữ nào, Trung Quốc, Việt Nam hay Mỹ v.v., thì đối với một tượng số tín hiệu tiếp nhận vẫn như nhau. 
Sau khi lập số nên quan sát cảm giác của người bệnh trong năm đến mười phút nhẩm đọc đầu tiên để có thể điều chỉnh nhóm số thích hợp.  Cá biệt, một vài trường hợp đau nhức có thể tăng lên trong quá trình sóng thông tin xung kích vào ổ bệnh.  Cảm giác đau nhức sẽ nhanh chóng qua đi khi bệnh nhân tiếp tục niệm.  Về hiệu quả lâm sàng, theo những tài liệu và bệnh án của nhóm Bác sĩ Lý Ngọc Sơn (Trung Quốc), trong số 1860 trường hợp chữa bằng LPTS được ghi nhận thì tỉ lệ có hiệu quả là 98%, chữa khỏi đạt 71%.  Không có phản ứng phụ nào đáng kể.  Tuy nhiên theo thiển ý, nên cẩn thận khi dùng tượng số 1.  Tượng số 1 thuộc Dương, tính nhiệt, ngoài việc tương ứng với Đại tràng và xương, số 1 còn là tượng số của đầu, của mạch Đốc nên khi niệm cần theo dõi để tránh dương khí thượng nghịch.  Những trường hợp bình thường có thể dùng tượng số 2 để tác dụng vào Đại tràng.
Người xưa cho rằng Trời có ngũ khí, đất có ngũ vị, người có ngũ tạng.  Vũ trụ và con người là đồng một thể.  Từ “tạng” trong tạng tượng có nghĩa là tàng trữ, thu tàng những tinh hoa của trời đất để kết thành cơ thể con người.  Các tổ chức nhân thân được đề cập trong học thuyết tạng tượng gồm năm tạng và sáu phủ.  Năm tạng gồm Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận.  Sáu phủ gồm ruột non, túi mật, dạ dày, ruột già, bàng quang và tam tiêu.  Sự phân biệt giữa tạng và phủ căn cứ vào chức năng và đặc điểm của chúng.  Năm tạng là những cơ quan tàng trữ tinh khí hoặc huyết dịch, trong khi lục phủ có chức năng hấp thu, chuyển vận, tiêu hoá hoặc bài tiết.  Ngoài lục phủ còn có những phủ đặc biệt như não, tuỷ, xương, mạch và bào cung.  Thực hành LPTS cần nắm vững tương quan đối ứng giữa tượng số, tạng tượng và bệnh chứng.  Sau đây là khái quát một số nét chính về sinh, bệnh lý của tạng phủ và những tượng số tương ứng thường được vận dụng trong LPTS:
·      Tâm.  Tâm nằm trong lồng ngực, có quan hệ biểu lý với Tiểu trường.  Tâm là trung tâm hoạt động sống của cơ thể con người.  Tâm thuộc quẻ Ly, hành Hoả, quái số là 3.
Tâm chủ huyết mạch.  Tâm chủ huyết mạch, đề cập đến chức năng thúc đẩy lưu thông khí huyết và vận chuyển chất dinh dưỡng đi khắp châu thân.  Tâm huyết tốt được thể hiện qua mạch tượng có sức, sắc mặt hồng nhuận.  Trái lại nếu tâm khí suy mạch sẽ nhỏ, yếu, mạch đập thất thường, sắc mặt xanh xám hoặc nhợt nhạt.  Trường hợp này tượng số là 650 với ý nghĩa ôn thông khí dương để trợ tâm khí.  Số 6 là tượng số của thận thuỷ, số 5 là tượng của Dương Mộc.  Sự kết hợp650 tức Thuỷ sinh Mộc, có tác dụng bồi bổ Dương khí tiên thiên, tức Dương khí toàn thân, bao gồm cả tâm khí.  Mặt khác, theo nguyên tắc “hư bổ mẫu”, bổ cho Mộc cũng là gián tiếp bổ cho Hoả vì Mộc là mẹ của Hoả (Mộc sinh Hoả).  Ngoài ra, những bệnh lý về tim mạch thông thường trên lâm sàng thường là những bệnh do xơ vữa động mạch.  Ngoại trừ những trường hợp cấp cứu như nhồi máu cơ tim, tai biến não cần được chuyển đến cơ sở chuyên khoa, liệu pháp tượng số có thể được sử dụng để hoạt hoá tâm khí, ôn bổ Tỳ Dương, tăng cường lưu thông khí huyết, thăng thanh giáng trọc, qua đó có thể làm hạ được cholesterol trong máu và điều chỉnh huyết áp.  Nhóm số để kiện Tỳ hoá thấp, thăng thanh giáng trọc thường là những nhóm số 820, 380 hoặc30.80.  Những trường hợp này không nhằm bổ hoặc tả một tạng nào mà nhằm kích hoạt để làm phấn chấn khí cơ của những tạng hoặc phủ có liên quan để tăng cường khả năng sinh khắc chế hoá cho yêu cầu thanh lọc và bài tiết.  Chẳng hạn nhóm số 820 về hình thức là Thổ sinh Kim tức kiện Tỳ ích khí.  Nội khí được sinh sẽ tiếp tục bồi bổ trở lại Thổ khí để gia tăng khả năng chuyển vận và thanh lọc.  Nhóm số380 hoặc 30.80 có ý nghĩa là Hoả sinh Thổ, kích hoạt đồng thời hai tạng Tâm và Tỳ nhằm tăng cường khả năng kiện vận để lưu thông khí huyết.  Tuy nhiên trong khi 380 thiên về bệnh hoãn, chủ yếu nhằm vào kiện Tỳ, thì 30.80 hoặc 30.820 ưu tiên giải toả những triệu chứng cấp ở tim như tim đập nhanh, hồi hộp, tim đập không đều hoặc đau thắt ngực.  Một số trường hợp cấp diễn của cơn đau thắt ngực có thể nghĩ đến nhóm số 720.40 với ý nghĩa sơ tiết Can khí (40) và dùng sức nóng hậu thiên (7) để tuyên thông Tâm Dương (720).  Về khí, cùng là hổ trợ tâm khí nhưng nhóm số 650 nhằm vào dương khí tiên thiên trong khi những nhóm số sau, 30, 80 hoặc 720 nhằm vào dương khí hậu thiên.
Tâm tàng thần.  Thần ám chỉ hoạt động ý thức và tư duy của con người.  Nếu chức năng này có trở ngại sẽ gây ra khó ngủ, mộng mị, hay quên.  Kiện Tỳ thường đi đôi với an thần.  Nhóm số có tác dụng kiện Tỳ, an thần thường là 30.80 với ý nghĩa hoạt hoá khí cơ của Tâm và Tỳ.
·      Phế.  Phế là cơ quan chủ về hô hấp.  Phế có quan hệ biểu lý với Đại trường.  Phế thuộc quẻ Đoài, hành Kim, tượng số là 2.
Phế chủ khí.  Khí ở đây bao gồm cả khí do hô hấp và chân khí hay chính khí của cơ thể.  Nếu chức năng của Phế suy yếu sẽ làm cho hô hấp khó khăn, tiếng nói nhỏ yếu, người dễ mệt mỏi.  Tượng số để tăng cường chức năng của Phế thường là 820.  Tượng số 8 thuộc quẻ Khôn, chủ Tỳ thuộc Thổ; tượng số 2 thuộc quẻ Đoài, chủ Phế, thuộc Kim.  820 có ý nghĩa Tỳ Thổ sinh Phế kim, dùng khí của mẹ để bổ hư cho con.
Phế chủ tuyên phát.  Phế chủ da và lông.  Điều này nói đến chức năng của Phế khí thúc đẩy huyết dịch đi khắp cơ thể, từ kinh lạch, phủ tạng đến cơ bắp, da, lông… Nếu Phế khí ủng tắc có thể sinh tức ngực, khó thở, nghẹt mũi, ho hen.  Nhóm số có tác dụng tuyên phát Phế khí thường là 20 hoặc 2000.  Tượng số 2 thuộc quẻ Đoài, thuộc Kim, có thêm ba số 0 ở phần sau nhằm làm gia tăng chức năng hoạt hoá để giải toả sự ngăn nghẹt.  Vì Phế chủ da và lông nên tượng số này còn sử dụng trong nhiều bệnh lý về da, chẳng hạn chữa trị viêm nhiễm ở da có thể lấy số 0002, với ý nghĩa vừa tuyên phát vừa dưỡng âm lương huyết.  Số 0 ở trước mỗi tượng số có tác dụng thiên về Âm.
Phế chủ túc giáng.  Phế điều thông thuỷ đạo.  Theo Đông y, Kim và Thuỷ cùng nguồn.  Phế là nguồn trên của nước.  Với chức năng tuyên phát, Phế khí làm cho ra mồ hôi thì Phế chủ túc giáng có tác dụng làm lợi tiểu.  Nếu chức năng này của Phế bị trở ngại có thể dẫn đến tiểu bị khó, phù nề.  Nhóm số để tăng cường chức năng túc giáng, lợi tiểu có thể dùng 2000.60 với ý nghĩa 2000 để hoạt hoá Phế khí, thúc đẩy túc giáng, 60 để tăng cường Thận khí, kết hợp quan hệ Kim (2) sinh Thuỷ (6) sẽ làm lợi tiểu.
Phế khai khiếu ở mũi.  Mũi là cửa ngỏ của Phế.  Phế khí tốt thì mũi thông lợi, khứu giác sẽ tinh nhạy.  Nếu bị ngoại cảm, phong hàn làm Phế khí không thông có thể gây tắc mũi, chảy nước mũi.  Cảm nhiễm dây dưa sẽ dẫn đến ho, phổi bị viêm hoặc viêm mũi mãn tính.  Nếu do phong hàn có thể lập số 70.  Tượng số 7 thuộc quẻ Cấn, ứng với Dương Thổ và kinh Dương minh đi qua vùng mũi.  Tượng số 7 còn là tượng của cái mũi trong thân thể.  Trường hợp viêm xoang lâu ngày, phần âm đã bị tổn hại, có thể dùng nhóm số 70.260 với ý nghĩa vừa thông kinh hoạt lạc tại chổ ở mũi, vừa dưỡng âm bổ Thận để củng cố phần hạ tiêu, ngăn ngừa khí nghịch.
·      Tỳ.  Tỳ thuộc quẻ Khôn, hành Thổ, tượng số là 8.  Tỳ có quan hệ biểu lý với Vị.  Chức năng của Tỳ có liên quan đến toàn thể hệ thống tiêu hoá và hấp thu của cơ thể.
Tỳ chủ vận hoá.  Chức năng vận hoá của Tỳ bao gồm cả tinh hoa của thức ăn và thuỷ dịch của cơ thể để phân bổ cho các tổ chức, cơ quan.  Nếu Tỳ hư, vận hoá bị đình trệ, có thể gây ra biếng ăn, đầy bụng, tiêu chảy, người nặng nề, mệt mỏi.  Tượng số để kiện Tỳ, tăng cường vận hoá thường là 380 với ý nghĩa Hoả sinh Thổ, dùng khí của mẹ (Hoả) để bổ hư cho con (Thổ).  Quá trình vận chuyển và phân bổ thuỷ dịch cần đến tác động tổng hợp của cả ba tạng Tỳ, Phế, Thận.  Do đó khi gặp những bệnh lý thuỷ thấp ủng trệ đôi khi cần dùng đến nhóm số650.820 hoặc 650.3820.  Nhóm số 650 để ôn bổ Thận Dương; 820hoạt hoá Tỳ Thổ, trợ Phế khí, lợi túc giáng.  Tổ hợp 650.3820 được sắp xếp theo thứ tự tương sinh của ngũ hành để hoạt hoá và tăng cường sinh khắc chế hoá cho cả năm tạng. 
Tỳ thống huyết.  Chức năng này đề cập đến tác dụng thống nhiếp huyết dịch, giữ không cho nó tràn ra ngoài mạch.  Những triệu chứng như đại tiện ra máu, thổ huyết, băng huyết, thường chú trọng đến kiện Tỳ nhiếp huyết làm đầu.  Tượng số thường dùng là 380. 
·      Can.  Can thuộc quẻ Chấn, tượng số là 4, thuộc Âm Mộc.  Can có quan hệ biểu lý với Đởm (túi mật).  Đởm có tượng số là 5, thuộc Dương Mộc.
Can tàng huyết.  Can có chức năng tàng trữ huyết dịch và điều tiết lượng máu đến các cơ quan.  Nếu Can huyết thiếu có thể xuất hiện hoa mắt, nhìn không rõ, cơ bắp dễ bị co giật.  Can huyết thiếu ở nữ giới có thể dẫn đến kinh ít hoặc bế kinh.  Tượng số liên quan đến chức năng này thường dùng 640 với ý nghĩa Thuỷ sinh Mộc, dùng khí của mẹ (Thận Thuỷ) để bổ hư cho con.
Can chủ sơ tiết.  Khi tinh thần thoải mái, cơ thể khoẻ mạnh thì chức năng sơ tiết của gan được điều hoà.  Trái lại khi tâm lý căng thẳng hoặc có việc tức giận, Can khí bị uất kết có thể dẫn đến tức ngực, đau hông sườn, ăn uống mất ngon… Những ảnh hưởng của Can khí uất kết có thể xem tương đương với những biểu hiện stress của y học hiện đại.  Stress có thể làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể và tác động xấu đến hầu hết các chức năng của các phủ, tạng. Tượng số thông thoát Can khí có thể dùng 430.20.  Nhóm số 430 có tác dụng tiết bớt khí của Can Mộc (4) sang cho con là Ly Hoả (3), một hình thức tả thực ở Can.  Nhóm số 20 làm thông thoáng khí cơ toàn thân.  Ngoài ra một số trường hợp tức hơi, đau thốn thình lình ở vùng hông, sườn hoặc dạ dày do Can khí uất kết cũng có thể được sơ tiết bằng nhóm số 4000.  Số 4 là tượng số trực tiếp của Can, còn là tượng số của những hiện tượng, những triệu chứng mang tính cấp bách vàtính động (Chấn ứng với tiếng sấm trong thiên nhiên).  Ba số không (000) làm gia tăng cường độ hoạt hoá để sơ tiết Can khí.
Can khai khiếu ở mắt.  Nếu Can đủ huyết mắt sẽ sáng.  Can huyết kém, mắt sẽ khô, thị lực kém.  Can nóng mắt sẽ đỏ.  Can huyết thiếu là trường hợp hư chứng thường dùng 640 với ý nghĩa Thận Thuỷ sinh Can Mộc.  Riêng trường hợp mắt đỏ, mắt đau là một thực chứng do phong nhiệt có thể dùng 30 hoặc 3000 để phát tán tà khí ở mắt, vì số 3 vừa ứng với mắt vừa ứng với hoả.
Phủ có quan hệ biểu lý với Can là Đởm tức túi mật.  Đởm thuộc Dương Mộc, tượng số là 5.  Do đó nếu 640 là nhóm số có tác dụng bổ Can huyết, làm mát huyết thì 650 là nhóm số có tác dụng ônbổ tinh huyếtôn bổ hạ tiêu.  Về mặt quái tượng, số 4 là tượng số của Chấn, ứng với tiếng sấm của thiên nhiên và phần động nhất của thân thể tức 2 chân.  Số 5 ứng với Phong khí, một yếu tố gây bệnh có liên quan với hành Mộc.  Do đó một số trường hợp trúng phong trúng gió hoặc cảm mạo gây đau nhức có thể dùng nhóm số 50 để giải phong.
·      Thận.  Thận thuộc quẻ Khảm, hành Thuỷ tượng số là 6, có quan hệ biểu lý với Bàng quang.  Thận đóng vai trò quan trọng trong lục phủ ngũ tạng.  Đông y cho rằng Thận chủ về tiên thiên và là nguồn gốc của năm tạng.  Thể tạng và thần kinh của con người phần lớn đều do Thận quyết định.
Thận tàng tinh.  Tinh là vật chất cơ bản cấu tạo thành cơ thể con người và các hoạt động chức năng của cơ thể.  Tinh được phân thành tiên thiên và hậu thiên.  Tinh tiên thiên ở Thận cần được tiếp sức và bồi bổ bằng tinh hậu thiên qua thu nạp ngũ cốc thông qua Tỳ Vị.  Thận được phân ra Thận Âm và Thận Dương.  Thận Âm là nguồn gốc các dịch thể trong thân người, làm trơn các tổ chức.  Thận Dương là nguồn gốc Dương khí, có tác dụng làm ấm và sinh hoá các ngũ tạng.  Giữa Thận Âm và Thận Dương cần có sự cân bằng và chế ước nhau để tồn tại.  Thường nói khí Dương thường thừa và khí Âm thường thiếu.  Âm hư dẫn đến khí nghịch thường gây ra nhức đầu, hoa mắt, mất ngủ, áp huyết tăng….  Trường hợp này có thể dùng nhóm số 260.  Nhóm số260 có tác dụng tư Âm tiềm Dương, chuyển hư hoả thượng nghịch trở về Mệnh môn.  260 có thể bồi bổ Âm huyết, bao gồm cả Can huyết, vì Thuỷ là mẹ của Mộc (Thuỷ sinh Mộc).  Do đó bổ Thận cũng là bổ Can (hư bổ mẫu).  Trường hợp cả Âm Dương đều suy kém thường xuất hiện các triệu chứng tinh thần mệt mỏi, đau lưng, tứ chi lạnh, hay tiểu đêm… có thể dùng nhóm số 650.3820.  Nhóm số này có thể vừa bổ Thận Dương (650) vừa hoạt hoá khí cơ, ôn bổ toàn thân (3820)
Thận chủ thuỷ dịch.  Các loại huyết dịch cấu tạo hơn 70% cơ thể con người.  Sự vận chuyển và thay thế thuỷ dịch chủ yếu dựa vào tác dụng khí hoá của Thận Dương.  Thuỷ dịch do dạ dày thu nạp, Tỳ vận chuyển, thông qua Phế Thận để chuyển đi các nơi.  Riêng các chất độc, chất thải được đưa xuống Bàng quang và thải ra ngoài.  Việc thay thế thuỷ dịch có liên quan đến hầu hết các tạng phủ nhưng quan trọng nhất vẫn là Tỳ, Phế, Thận.  Vì vậy tượng số thường dùng để bổ thận dương và kiện Tỳ hoá thấp với nhóm số 650.3820 cũng được áp dụng cho vận hành thuỷ dịch.
Thận nạp khí.  Theo y học truyền thống, Phế chủ khí nhưng Thận nạp khí vì nguồn gốc của khí là ở Thận.  Do đó những trường hợp khí nghịch làm ho hen, suyển tức, hô hấp khó khăn cần phải bổ Thận, nạp khí.  Tượng số thường là 260 tức Phế Kim sinh Thận Thuỷ.  Nhóm số 260 vừa bổ hư ở Thận lại có thể tả khí thực ở Phế và hoạt hoá khí cơ toàn thân hướng về Thận.
Thận chủ xương cốt, sinh tuỷ, Thận khai khiếu ở tai, biểu hiện ở tóc.  Do đó những bệnh chứng có liên quan đến xương cốt, đến tai đều có liên quan đến Thận.  Thận tàng tinh, tinh sinh Thuỷ.  Nếu Thận tinh dồi dào sẽ là một sinh hoá tốt cho xương.  Nếu tinh kém, xương sẽ yếu, dễ gảy, răng dễ bị hư hoại, tóc cũng thô, xấu.  Tinh ở đây bao gồm cả tiên thiên lẫn tinh hậu thiên nên vẫn cần có sự hổ trợ khí hoá của nhiều tạng phủ khác nhau.  Dãy số điều trị có thể gồm nhiều tượng số có tác dụng tương sinh như 20.650.30.80 hoặc650.3820.
Bàng quang là phủ có quan hệ biểu lý với Thận, có cùng tượng số với Thận.  Triệu chứng bệnh lý thường gặp ở bàng quang là tiểu khó, tiểu rát do nhiễm trùng đường tiểu, do sang chấn hoặc do sỏi.  Nhóm số để làm phấn chấn Thận Dương, thúc đẩy khí hoá Bàng quang có thể áp dụng 2000.60 hoặc 2000.650.  Vì Phế chủ túc giáng, Phế điều thông thuỷ đạo nên tượng số 2 thuộc Phế Kim được phối hợp với 6 của Thận Thuỷ để tăng cường khí hoá và lợi tiểu.  Đối với trường hợp bị sỏi, sỏi Thận, sỏi bàng quang hoặc sỏi mật, ngoài việc hoạt hoá và tăng cường khí hoá cục bộ, LPTS còn phối hợp với nhóm số 720 hoặc 70.  Số 7 là tượng của Dương Thổ ứng với đá, sỏi.  Nhóm số 720 có tác dụng tả khí thực của Cấn Thổ, làm cho sỏi bị tiết khí, hao mòn…  Hoạt hoá hoặc tiết khí đều nhằm áp dụng quy luật “tụ lại thành hình, tán ra hoá khí” để tán sỏi và tiêu sỏi.  Nhiều bệnh án đã được phổ biến ở Trung Quốc cho thấy LPTS chữa được nhiều trường hợp sỏi có đường kính trên dưới 1cm.  Ngoài ra dùng LPTS số để tăng cường khí hoá ở Thận và bàng quang sẽ ngăn ngừa được việc kết tụ sỏi sau này.
Chống chỉ định
LPTS là một phương pháp trị liệu bằng khí công.  Công phu khí hóa trong LPTS không phải do một người có công năng khí công cao thực hiện mà do chính bệnh nhân tự điều chỉnh lấy trường khí của mình.  Do đó cần có thời gian để việc chữa trị đạt được hiệu quả.  Vì vậykhông nên dùng LPTS để điều trị các trường hợp cấp cứu hoặc các chứng viêm nhiễm nặng.  Ngoài ra không áp dụng LPTS cho những bệnh nhân mất trí nhớ, hay quên, dễ nhầm lẫn, và những người không đủ độ minh mẫn cần thiết để ghi nhớ các con số.

Khí công cũng như Dịch học là những lý thuyết rất cổ xưa.  Tuy nhiên cách vận dụng nó vẫn không ngừng được phát huy qua các thời đại.  Phạm vi bài viết, những đối ứng về quái tượng và lý luận về nhóm số chỉ có tính cách gợi ý.  Với phương châm vì lợi ích cho người bệnh mong rằng nhiều thầy thuốc y học dân tộc sẽ tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng LPTS như một liệu pháp bổ sung, nhất là các thầy thuốc ở vùng sâu, vùng xa, trong điều kiện thuốc men và thiết bị chuyên môn còn chưa được dồi dào.
Lương y VÕ HÀ

1 nhận xét: