Chào các bạn, hiện nay là thời điểm mà nhiều người bị suy nhược cơ thể, suy giảm sức khỏe, sức đề kháng sau một thời gian dài bị nhiễm bệnh.
Bởi vậy, mình xin phép chia sẻ một số kiến thức cũng như phương pháp giúp bạn có thể cải thiện sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, giải độc, hồi phục cơ thể trở lại trạng thái tốt nhất.
Nếu như không hiểu rõ được điều này thì dù cho bạn có dùng nhiều loại thuốc bổ, ăn uống đầy đủ, tập luyện thể thao nhưng vẫn có khả năng suy nhược cơ thể, sức đề kháng kém, dễ bị nhiễm bệnh trong tương lai.
Khoa học cho rằng, bệnh tật được gây ra bởi những “mầm bệnh”, bao gồm vi trùng, virus hoặc nấm tấn công vào các tế bào trong cơ thể. Nếu như các mầm bệnh này sinh sôi trong cơ thể, chúng sẽ làm cho cơ thể bị viêm, tạo ra các bệnh truyền nhiễm.
Khi đó, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tạo ra các kháng thể để nhận biết, tiêu diệt những mầm bệnh tấn công đó. Một người có hệ miễn dịch mạnh thì sẽ có nhiều khả năng tiêu diệt mầm bệnh trước khi chúng sinh sôi, từ đó giúp cơ thể không bị nhiễm bệnh.
Nếu mầm bệnh là hoàn toàn mới, cơ thể chưa có kháng thể phù hợp, thì hệ miễn dịch sẽ sản xuất ra rất nhiều loại kháng thể khác nhau để thử tiêu diệt mầm bệnh đó. Tất nhiên sẽ có số ít kháng thể có tác dụng và hầu hết những kháng thể còn lại là không hiệu quả.
Trong quá trình thử và sai này, hệ miễn dịch có thể “ghi nhớ” kháng thể nào có tác dụng, hệ quả là cơ thể dễ dàng tiêu diệt các mầm bệnh đó trong tương lai.
Đây chính là nguyên tắc cơ bản để nhân loại thực hiện việc chủng ngừa hiện nay!
Còn với những người bị nhiễm bệnh, thầy thuốc sẽ cho bệnh nhân uống các thuốc kháng sinh, kháng viêm để những chất này theo mạch máu đi khắp cơ thể, giúp tiêu diệt những mầm bệnh đó.
Chính nhờ sự phát minh ra kính hiển vi, khoa học đã có thể phát hiện ra vi trùng và xác nhận được lý thuyết này, điều này dẫn tới những đột phá giúp cho nhân loại có thể giải quyết được những dịch bệnh truyền nhiễm trong lịch sử.
Tuy nhiên, khoa học không phải là toàn năng mà những lý thuyết này cũng có giới hạn cũng như lỗ hồng của nó.
Bởi vì cùng một thí nghiệm khoa học có thể giải thích theo các cách khác nhau….nên với nền tảng triết học - tâm thức khác nhau, sẽ đem đến toàn bộ hệ thống lý thuyết - niềm tin khác nhau.
Trong đó, Y học hiện đại là phương pháp được phát minh ra bởi người phương Tây - những người có tâm thức thiên về toán học, logic, chinh phục, chiến đấu…
Cho nên, những lý giải và phương pháp của họ trong chữa bệnh thiên về việc “chiến đấu”, “tiêu diệt”, “chinh phục”, coi con người là một hệ thống máy móc có thể sửa chữa cục bộ, thay thế các bộ phận hỏng hóc của chính nó qua phẫu thuật, mổ xẻ.
Ngược lại, người phương đông như Trung Quốc, Ấn Độ lại xây dựng một hệ thống chữa bệnh hoàn toàn khác, thiên về việc tái lập cân bằng hóa học, coi cơ thể không phải một cỗ máy mà là một tổng thể - hệ sinh thái, phòng bệnh hơn chữa bệnh…
Nó cũng thể hiện tâm thức của người phương Đông là không ưa chiến đấu, thiếu sự logic máy móc nhưng lại có sự quy nạp tổng thể hơn.
Với những hệ thống niềm tin - lý thuyết khác nhau này, dẫn đến hiệu quả phòng chữa bệnh trên thực tế là khác nhau.
Thực tế cho thấy rằng, y học hiện đại có hiệu quả trong việc giảm triệu chứng, các bệnh truyền nhiễm tức thời…nhưng người bệnh lại dễ bị tái phát lại, dẫn đến các chứng bệnh mãn tính kéo dài, ngày càng phụ thuộc vào thuốc và không thể khỏi dứt điểm được.
Vậy thì rõ ràng, lý thuyết vi trùng - hệ thống niềm tin của y học hiện đại phải có một lỗ hổng nào đó, và lỗ hổng này nằm có nguồn gốc chính là do góc nhìn - sự phát triển tâm thức của họ.
Nếu chúng ta giải thích bệnh tật theo một góc nhìn mở rộng hơn, kết hợp cả Đông và Tây y, thì chúng ta sẽ có một lý thuyết khác mà có thể giúp bạn thấu hiểu quá trình phát triển bệnh tật một cách triệt để hơn…từ đó sẽ gia tăng sức đề kháng, phòng tránh bệnh tật cho chính bạn!
Vậy, vấn đề của lý thuyết mầm bệnh là gì?
Đó là mầm bệnh (vi trùng - virus) không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra bệnh cho cơ thể bạn!
Bạn thân mến, cơ thể người được ước tính có khoảng 30 nghìn tỷ tế bào khác nhau. Trong khi đó, cũng có khoảng 38 nghìn tỷ vi khuẩn trong cơ thể, đa số là những vi khuẩn “tốt” giúp cơ thể có thể hoạt động khỏe mạnh.
Những vi khuẩn này tồn tại ở khắp mọi nơi, trong đường ruột, da, miệng, dịch nhày trong cơ thể bạn. Nếu coi mỗi vi khuẩn là một con người, thì cơ thể chúng ta chính là một hành tinh hay hệ sinh thái để cả tế bào lẫn vi khuẩn cùng chung sống hòa bình - cộng sinh với nhau.
Một vi khuẩn được coi là tốt, khi chúng hấp thụ (ăn) các chất xung quanh môi trường của chúng và thải ra những chất được coi là có lợi cho cơ thể chúng ta.
Ví dụ như những lợi khuẩn đường ruột, chúng giúp phân giải, lên men những thức ăn con người khó tiêu hóa trở thành dưỡng chất mà ruột có thể hấp thu. Nếu không có lợi khuẩn, những thức ăn này sẽ trở thành chất độc làm bạn bị khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
Một vi khuẩn được coi là có hại, khi chúng thải ra những chất được coi là độc tố (như axit), làm các tế bào bị nhiễm độc, suy yếu, từ đó gây ra các chứng viêm loét khác nhau.
Như vậy, một cơ thể khỏe mạnh là cơ thể - hệ sinh thái mà có tồn tại tỷ lệ áp đảo những vi khuẩn có lợi và rất ít vi khuẩn có hại. Nếu vi khuẩn có hại sinh sôi, đó chính là lúc cơ thể bạn bị viêm và nhiễm bệnh.
Vậy thì vấn đề gốc rễ gây ra bệnh tật đó là sự sinh sôi của những vi khuẩn gây hại thay vì những vi khuẩn có lợi!
Nhưng vì sao mầm bệnh lại sinh sôi trong cơ thể thay vì những lợi khuẩn? Hiểu được cơ chế này, bạn sẽ có sức khỏe - sức đề kháng tốt!
Bạn thân mến, khi bạn không coi cơ thể là một bộ máy như y học hiện đại, mà là một hệ sinh thái của các cá thể (tế bào, vi sinh vật) cùng chung sống với nhau, thì bạn sẽ mở khóa được câu hỏi trên.
Trong tự nhiên, một loài vật chỉ đột biến số lượng, khi chúng được sống trong một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của chúng. Đó là môi trường có đầy đủ thức ăn, nguồn nước và có ít những kẻ thù tự nhiên.
Ở cấp độ hệ sinh thái tế bào con người, điều này cũng đúng! Mầm bệnh chỉ phát triển khi chúng được sống trong một môi trường có những điều kiện thuận lợi cho loài vi sinh vật đó.
Điều kiện cơ bản cho sự phát triển đó có thể là thức ăn (hóa chất, chất hữu cơ trong cơ thể), trường năng lượng (điện sinh học từ trường), nhiệt độ, nồng độ axit/ kiềm, nồng độ oxi….vv
Bởi vậy, một đứa trẻ bị sâu (sún) răng không phải chỉ do vi khuẩn, mà do chúng đã không vệ sinh răng miệng, làm thức ăn thừa bám vào răng. Từ đó những vi khuẩn trên răng ăn thức ăn thừa, giải phóng axit - là chất độc bào mòn men răng.
Nếu như không có môi trường thuận lợi là thức ăn thừa, mầm bệnh sẽ không thể phát triển và gây sâu răng!
Tương tự, những người thường uống rượu nhiều tạo ra nhiều chất độc đổ về gan, bởi vậy gan trở thành môi trường thích hợp cho virus phát triển, gây ra chứng viêm gan, nhất là viêm gan B.
Tương tự, những người bị viêm loét dạ dày, ruột là do họ ăn những thực phẩm không lành mạnh, khó tiêu, làm những chất này dính vào thành ruột. Điều này tạo môi trường cho mầm bệnh sinh sôi tiết ra chất độc gây viêm loét đường tiêu hóa.
.....vv
Như vậy, về cơ bản bệnh tật không phải chỉ do vi khuẩn tấn công, mà gốc rễ nằm ở môi trường sinh học của cơ thể thay đổi trở nên thuận lợi với những vi khuẩn có hại, khiến chúng sinh sôi và làm cho cơ thể bị viêm.
Một người bình thường khỏe mạnh, là người có sự cân bằng hóa chất trong cơ thể ổn định. Khi đó, cho dù người này có được truyền mầm bệnh gây hại, những mầm bệnh này cũng sẽ không thể sinh sôi được do thiếu môi trường thuận lợi và cơ thể sẽ không nhiễm bệnh. Cho nên, đây cũng là người có sức đề kháng tốt!
Ngược lại, một người có bệnh nền, sức đề kháng kém là người mà có nhiều độc tố trong cơ thể. Những nơi nào tập trung nhiều độc tố, là nơi mà vi khuẩn sẽ sinh sôi và gây viêm.
Thông thường, những nơi tập trung nhiều độc tố chính là những con đường thải độc tự nhiên của cơ thể. Cơ chế đào thải của cơ thể có những con đường như:
Nôn mửa: xảy ra khi hệ tiêu hóa tiếp nhận những chất quá độc hại mà cơ thể không thể hấp thu được.
Gan là nơi chuyển hóa dưỡng chất của cơ thể và lọc máu. Những chất độc được gan lọc sẽ được đổ vào dịch mật chảy ra ruột. Quá nhiều chất độc trong cơ thể sẽ gây suy gan, viêm gan mãn tính.
Thận là nơi lọc dịch - nước của cơ thể, những chất độc trong máu cũng được thận lọc ra và đổ vào nước tiểu. Quá nhiều chất độc trong cơ thể sẽ làm suy thận, viêm thận mãn tính, suy giảm chức năng sinh lý cũng như viêm nhiễm bộ phận sinh dục.
Khi gan thận hoạt động hết công suất mà cơ thể vẫn còn nhiều độc tố, chúng sẽ được đào thải qua hệ hô hấp. Chất độc sẽ được đổ ra da, nếu quá nhiều sẽ gây mụn trứng cá, mụn bọc và viêm da.
Con đường thứ hai chính là dịch ở phổi, mũi, xoang. Độc tố nhiều ở khu vực này gây ra chứng viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng, viêm xoang. Ho, đờm chính là phản ứng tự nhiên để cơ thể tống khứ những chất độc này ra ngoài.
Nếu như tất cả những con đường này quá tải, thì tim sẽ đập nhanh hơn để đẩy máu di chuyển nhanh hơn, giúp cho tốc độ đào thải độc tố tăng lên.
Tuy nhiên, tim đập nhanh có nghĩa là huyết áp sẽ tăng. Nếu điều này xảy ra trong thời gian dài thì kết quả là đông máu, viêm cơ tim, trụy tim, đột quỵ và tử vong.
Điều đáng buồn là hiện nay ngày càng có nhiều người trẻ tuổi bị đột quỵ do đông máu, viêm cơ tim và trụy tim!
Trường hợp độc tố vẫn còn nhiều, chúng sẽ được tích tụ trong cơ thể. Nếu điều này xảy ra trong thời gian dài sẽ dẫn tới rối loạn hoạt động của tế bào, từ đó dẫn tới ung thư.
Như vậy, tất cả những bệnh mãn tính như viêm gan B, viêm loét dạ dày, viêm mũi dị ứng, viêm khớp,…..chính là hậu quả của tình trạng nhiễm độc tố lâu ngày gây ra.
Theo lý thuyết mầm bệnh truyền thống, việc tiêu diệt vi khuẩn sẽ chỉ đem đến hiệu quả tạm thời. Nếu như không triệt tiêu gốc bệnh là nhiễm độc nội tạng, thì mầm bệnh sẽ sinh sôi trở lại trong thời gian ngắn.
Đây cũng chính là nguyên nhân mà những bệnh này được gọi là mãn tính, tái đi tái lại thường xuyên.
Trong khi đó, việc chỉ chú trọng vào tiêu diệt mầm bệnh bằng cách lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm triệu chứng hay tiêm chủng….lại chính là những độc tố làm cho cơ thể bị nhiễm độc nhiều hơn, gây suy giảm hệ miễn dịch nhiều hơn, từ đó làm người bệnh dễ mắc nhiều bệnh tật khác hơn trong tương lai.
Đặc biệt, khi môi trường trong cơ thể thay đổi, những sinh vật cũng sẽ tự phát triển thích nghi với môi trường hóa học mới…từ đó những sinh vật có lợi sẽ có thể trở thành gây hại và những mầm bệnh sẽ trở nên kháng kháng sinh. Đây là tình trạng mà giới y học chỉ mới nhận ra trong thời gian gần đây.
Như vậy, để có sức khỏe - sức đề kháng tốt, đó là quá trình một người nhận biết được tình trạng nhiễm độc tố của bản thân và đào thải những độc tố đó, từ đó lặp lại sự cân bằng hóa học trong cơ thể.
Điều này có thể tóm gọn trong phương trình:
Tác nhân gây độc tố/ mất cân bằng = Độc tố được lọc (tốc độ lọc độc tố) + độc tố tồn dư/ mất cân bằng hóa sinh trong cơ thể
Dựa vào phương trình trên, bạn có thể thấy rằng để thải độc, bạn cần giảm những tác nhân gây độc tố và cải thiện khả năng lọc độc tố của cơ thể bạn.
Đầu tiên, hãy giảm thiểu tối đa trong khả năng những tác nhân gây độc tố cơ bản nhất như:
Nhiễm độc từ thực phẩm có nguồn gốc động vật
Bạn thân mến, con người nguyên thủy, nếu không biết chế biến (nấu nướng) thức ăn….là một loài ăn thực vật.
Hãy làm một thí nghiệm nhỏ, đó là đưa cho một đứa trẻ trái cây, chúng có bản năng ăn trái cây ngay lập tức. Nhưng nếu bạn đưa cho chúng thú vật sống như chó mèo và hy vọng chúng nhai ngấu nghiến như hổ, sư tử....thì có lẽ bạn sẽ đợi đến tết Công gô!
Trong quá trình phát triển nền văn minh, nhờ có lửa nên con người có thể chế biến thịt tươi thành một dạng thực phẩm có mùi vị dễ ăn hơn, nhưng thịt vẫn không phải là loại thực phẩm dễ tiêu hóa.
Khi ăn thịt, chúng sẽ đọng lại ở thành ruột. Tại đây, thịt bị phân hủy, lên men và tạo ra nhiều chất độc thấm vào trong máu cũng như những “chất khí” có mùi hôi thải ra ngoài hậu môn.
Trong khi đó, quá trình công nghiệp hóa khiến cho ngành chăn nuôi tiêm vào cơ thể vật nuôi nhiều hóc môn tăng trưởng, chất kích thích, chất độc hại khác nhau…và những chất này sẽ theo thức ăn đi vào cơ thể của bạn.
Ngành chăn nuôi công nghiệp càng phát triển, các loại hóa chất này càng nhiều, con người càng nạp nhiều chất độc đó. Trẻ con ngày nay ăn nhiều thịt nên nạp nhiều hóc môn hơn, bởi vậy chúng dậy thì sớm hơn.
Như vậy, bạn nên thay đổi thói quen ăn uống của mình, bằng cách giảm các thực phẩm từ thịt đỏ và chuyển sang ăn cá, trứng và nhất là các loại thực phẩm từ thực vật như rau, trái cây, gạo lứt, khoai lang.
Rau, trái cây là nguồn bổ sung chất xơ tuyệt vời cho ruột, đây là những thức ăn để lợi khuẩn sinh sôi. Càng nhiều lợi khuẩn, khả năng tiêu hóa của bạn càng tốt hơn, dẫn tới sức khỏe tốt hơn.
Nhiễm độc nguồn nước
Cơ thể của bạn chứa 70% là nước, bởi vậy nguồn nước là chất tạo môi trường sinh hóa quan trọng nhất trong cơ thể.
Nhưng bạn có biết rằng, nguồn nước máy mà bạn đang dùng hàng ngày là một dung dịch hóa học có chứa những chất cực độc là Flo và Clo (chất khử trùng nước - kết quả của lý thuyết mầm bệnh).
Đây là những chất độc thần kinh có khả năng ảnh hưởng đến não bộ, nhất là tuyến tùng, tuyến yên của bạn!
Tất nhiên, tìm kiếm nguồn nước sạch hiện nay không hề dễ dàng, nước mưa cũng có chứa những chất độc đến từ chất thải của xe cộ, khí thải nhà máy. Bởi vậy, những người sống gần khu công nghiệp thường mắc nhiều bệnh tật và ung thư.
Lời khuyên là bạn nên khoan lấy nguồn nước ngầm, tự chủ nguồn nước thay vì dùng đường ống nước công nghiệp.
Hãy tránh xa các loại nước uống công nghiệp, như nước ngọt, nước có gas, chúng chứa đầy các chất bảo quản, chất tạo màu, phụ gia…không có lợi cho sức khỏe của bạn.
Nhiễm độc không khí
Kinh tế càng phát triển, các chất thải vào không khí càng nhiều, gây bệnh viêm mũi, viêm xoang và viêm phổi.
Bởi vậy, bạn hãy luôn đeo khẩu trang khi ra đường, rửa mũi hàng ngày 1-2 lần bằng nước muối sinh lý để làm sạch đường hô hấp.
Hãy tránh xa thuốc lá - thuốc lào nếu có thể, mặc dù đây là những chất gây nghiện giúp bạn tỉnh táo, nhưng độc tố của chúng là cực mạnh, có thể thấm ngay vào máu và đi khắp nơi trong cơ thể.
Điều đặc biệt là, những người hút thuốc thụ động lại là những người hấp thụ nhiều độc tố hơn so với người hút thuốc.
Bởi vậy, để bảo vệ gia đình, người thân của bạn...hãy cai thuốc lá!
Nhiễm độc từ cách chế biến thực phẩm
Loài người là loài duy nhất biết cách nấu nướng, chế biến thực phẩm trên Trái Đất này. Trong khi đó, tất cả mọi loại thú vật đều ăn thô.
Khi nấu nướng, các chất dinh dưỡng trong thực phẩm sẽ bị phân hủy ở nhiệt độ cao, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu hơn. Tuy nhiên, một số chất cũng sẽ bị chuyển hóa từ có lợi thành độc tố cho bạn.
Điển hình chính là chất béo, dầu mỡ. Khi nấu trong nhiệt độ cao chúng sẽ dễ dàng chuyển hóa thành chất béo no, là những chất độc ảnh hưởng đến hệ tim mạch.
Cho dù là dầu thực vật hay động vật, chiên xào, nấu với dầu mỡ sẽ làm cơ thể bạn nhiễm độc tố. Nếu cơ thể bạn tương đối “sạch”, nó sẽ nhạy cảm với những chất này, chỉ cần ăn thịt hoặc đồ chiên xào sẽ làm bạn thấy uể oải, tiết nhiều nhờn trên da và nổi mụn.
Lời khuyên là bạn hãy tập ăn thô, bắt đầu với những loại rau củ, trái cây. Nếu nấu nướng, hãy hạn chế chiên xào dầu mỡ mà thay thế bằng cách luộc, hấp. Điều này sẽ giúp bạn tiêu hóa dễ dàng hơn.
Nhiễm độc từ thực phẩm công nghiệp
Thực phẩm công nghiệp là những thực phẩm có khả năng bảo quản trong thời gian dài, bởi vậy chúng được thêm vào vô số chất bảo quản, phụ gia, phẩm màu…Ngoài ra chúng cũng được thay đổi thành phần hóa học như mỳ chính, đường hóa học, tinh bột tinh chế.
Mục tiêu chính của kinh doanh là tạo doanh số, nên những chất đó sẽ giúp bạn cảm thấy “ngon” hơn nhưng chúng là những chất độc cho cơ thể.
Để tăng năng suất, ngành công nghiệp còn dùng thuốc trừ sâu, chất kích thích, thuốc diệt cỏ….vào rau cỏ, trái cây mà bạn ăn hàng ngày.
Lời khuyên: Hãy tránh xa những thực phẩm công nghiệp!
Nhiễm độc từ mất cân bằng âm dương - ngũ hành trong cơ thể.
Một cơ thể khỏe mạnh là cơ thể có sự cân bằng hóa học, Đông y gọi là sự cân bằng âm - dương ngũ hành trong cơ thể. Nếu sự mất cân bằng xảy ra, nó sẽ tạo ra độc tố.
Mất cân bằng có thể được tạo ra do các nguyên nhân như: thay đổi nhiệt độ đột ngột (cảm lạnh, cảm nóng), ăn uống mất cân bằng âm dương như quá nóng - quá lạnh, mất cân bằng ngũ hành như ăn uống quá chua, quá cay, quá mặn, quá ngọt, quá đắng,…trong thời gian dài.
Để hiểu được điều này, bạn cần học cách quan sát phản ứng của cơ thể cũng như có nền tảng y học cổ truyền cơ bản. Tất nhiên, không phải ai cũng làm được điều đó, vì bạn sẽ cần thời gian để học hỏi và thử nghiệm.
Lời khuyên là nếu bạn muốn có sức khỏe ổn định, lâu dài, kéo dài tuổi thọ…hãy chịu khó học y học cổ truyền!
Nếu không có điều kiện, hãy nhớ nguyên tắc cân bằng cơ bản sau:
1. Thấy nóng trong thì bổ sung chất mát, thấy lạnh chân tay thì bổ sung chất nóng
2. Ăn uống luôn cân bằng đủ 5 vị: Đắng - chua - cay - mặn - ngọt.
3. Ăn uống cân bằng giữa chất đạm - đường bột - chất béo
4. Ăn uống vừa đủ, không quá ít cũng không quá nhiều, không để cơ thể quá gầy hoặc quá béo.
Nhiễm độc từ trường năng lượng
Sóng năng lượng là các sóng điện từ tồn tại ở những bước sóng khác nhau. Với từng dạng năng lượng, mầm bệnh sẽ có sự phát triển khác nhau. Ví dụ như bước sóng tia cực tím có khả năng tiêu diệt đến 99% mầm bệnh, nhất là virus.
Ngoài mầm bệnh, chính những tế bào cơ thể người cũng bị ảnh hưởng bởi những sóng năng lượng này. Nhiễm độc sóng điện từ là thứ có thật, nhưng chưa được khoa học hiện đại nghiên cứu sâu và có lý thuyết cụ thể.
Nhiễm độc sóng điện từ đến từ tất cả những thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, TV, Wifi, đồ điện tử…hoặc bức xạ vũ trụ, từ sự thay đổi của mặt trăng, mặt trời và các hệ sao.
Nghiên cứu chỉ ra rằng tế bào cơ thể con người bị ảnh hưởng bởi bước sóng tần số vô cùng thấp, tương ứng với dải tần số thấp của Trái Đất.
Trong khi đó, các thiết bị điện tử gia dụng đang hoạt động với tần số nhịp tương ứng là 50- 60 hz, chúng có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Lời khuyên là hãy tránh xa những nguồn phát sóng điện từ này, nhất là thời điểm bạn ngủ, vì đây là thời điểm trường năng lượng của bạn yếu nhất.
Một nguồn phát sóng năng lượng cũng rất mạnh khác chính là những suy nghĩ tư tưởng của bạn. Suy nghĩ tích cực thu hút các năng lượng tích cực, suy nghĩ tiêu cực thu hút các năng lượng rung động thấp.
Các sóng năng lượng có thể làm cơ thể thay đổi những hoạt chất hóa học từ các tuyến nội tiết như tuyến tùng, tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận.
Chúng là những tín hiệu điện từ giúp kích hoạt sự phát ra các chất hóa học, như các dây thần kinh của cơ thể bạn.
Bởi vậy, người trầm cảm luôn dễ mắc bệnh cũng như có sức đề kháng kém. Suy nghĩ vui vẻ, tích cực là bước đầu tiên để có sức khỏe tốt!
Trên đây là tất cả những tác nhân gây độc tố cơ bản nhất, bạn nên quan sát lại những yếu tố mà bản thân chưa làm được, những yếu tố có thể cải thiện để thay đổi thói quen sinh hoạt của mình.
Làm được điều này, bạn sẽ có sức khỏe và sức đề kháng tốt trong tương lai!
Còn với những người đang có bệnh, sức đề kháng kém, cơ thể nhiều độc tố, mình xin hướng dẫn phương pháp cơ bản để thải độc, tăng sức đề kháng và chữa lành cho cơ thể bạn.
Hướng dẫn cải thiện khả năng đào thải độc tố cơ thể và chữa bệnh
Để chữa lành cơ thể, trước tiên bạn cần hiểu cơ chế tự chữa lành của nó. Thông thường, khi bị nhiễm độc - mầm bệnh, cơ thể sẽ trở nên sốt và viêm.
Sốt là trạng thái mà cơ thể kích hoạt hệ miễn dịch, sản sinh ra các kháng thể để tiêu diệt mầm bệnh. Khi các kháng thể đến khu vực bị nhiễm bệnh, khu vực đó sẽ có hiện tượng viêm.
Chức năng của viêm là loại bỏ các tế bào chết, nhiễm độc và bắt đầu quá trình hồi phục mô.
Như vậy, Sốt và viêm là những phản ứng thải độc tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, với những người mà cơ thể có quá nhiều chất độc, các kênh thải độc bị quá tải, thì cơ thể sẽ lưu giữ những chất độc đó trên cơ thể.
Khi những triệu chứng sốt, viêm xảy ra, các kênh thải độc tố sẽ rơi vào trạng thái quá tải. Bởi vậy khi bị bệnh, bạn không nên nạp nhiều chất vào cơ thể thông qua việc ăn uống. Điều này sẽ tạo ra nhiều độc tố và cơ thể khó hồi phục hơn.
Sai lầm của rất nhiều người khi bị bệnh, nhất là người nhà của họ là ép người bệnh ăn thật nhiều: “Cố ăn để mà lấy sức còn chữa bệnh!”
Hãy quan sát thú vật như chó, mèo,…chúng không bao giờ ăn khi bị bệnh. Trên thực tế, nhịn ăn là một trong những cách chữa lành cơ thể của tạo hóa.
Khi nhịn ăn hoặc ăn uống thanh đạm, cơ thể bạn sẽ tìm kiếm năng lượng thông qua những mô dự trữ. Khi đó, cơ thể sẽ tìm đến những tế bào, mô mà chứa nhiều độc tố nhất để đào thải lấy năng lượng.
Chính vì cơ chế này, mà những người nghiện rượu lại tỉnh hơn khi uống và say khi thèm rượu. Bởi vì chính thời điểm dừng uống là lúc đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Tương tự, những người có thói quen ăn thịt nhiều sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi khi thiếu thịt….vì đó là chính thời điểm mà độc tố trong cơ thể họ đang được đào thải.
Vậy thì để chữa lành, bạn chỉ cần nghỉ ngơi, ăn uống thanh đạm là được. Với những người muốn thải độc, có thể áp dụng phương pháp nhịn ăn gián đoạn, tức là nhịn ăn 01 ngày trong 01 tuần hoặc 01 tháng đều đặn.
Tuy nhiên, có một lưu ý với những người đang có bệnh nặng, cơ thể suy nhược không nên áp dụng phương pháp nhịn ăn.
Đây là những người mà trong cơ thể họ có quá nhiều độc tố, nếu áp dụng phương pháp nhịn ăn thì họ có thể bị sốc, đột quỵ vì chất độc được đào thải ra quá nhiều trong cùng một thời điểm.
Lời khuyên dành cho những người này là nghỉ ngơi, ăn uống thanh đạm như trái cây, nước rau, rau củ, gạo lứt. Hạn chế ăn thịt, nhất là các loại thịt đỏ; không được ăn đồ chiên xào, dầu mỡ.
Ngoài ra, để tăng cường và hỗ trợ thải độc, hãy bổ sung thêm những chất có tính chua để hỗ trợ gan và mặn để hỗ trợ thận.
Trong đó: chanh, khế, cam, quất, cà chua, rau diếp cá là những thực phẩm điển hình giúp bạn giải độc gan. Với thận thì bạn có thể dùng củ gấu (hương phụ), kim tiền thảo, rau ngót,.. để hỗ trợ thận.
Riêng với những người cơ thể suy nhược hoặc muốn tăng sức đề kháng, có thể áp dụng bài thuốc nam đơn giản sau để bồi bổ sức khỏe. Bài thuốc gồm có:
1. Cam thảo: vị ngọt cay, tính bình, giúp giải độc, thông 12 đường kinh, lợi khí huyết.
2. Kim tiền thảo (nếu có): vị ngọt mặn, hơi hàn, giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, tiêu viêm.
3. Củ gấu (nếu có): vị cay, hơi đắng, ngọt, tính bình, giúp bổ thận, cải thiện sinh lý, điều kinh, các bệnh đường sinh dục.
4. Chanh (Quất hoặc cam): Vị ngọt, chua, tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, sáng mắt
5. Câu Kỷ tử: vị ngọt, tính bình, giúp bổ gan, thận, bồi bổ cơ thể.
6. Táo tầu: vị ngọt tính bình, là thuốc bổ giúp cải thiện sinh khí, bổ trợ 12 kinh.
7. Nghệ: vị cay, đắng, tính ôn, giúp phá máu đông, thông máu, giải độc, chữa lành tổn thương. Phụ nữ có thai không được dùng.
8. Hạt sen: vị ngọt sáp, tính bình, giúp bổ tâm an thần, bồi bổ cơ thể suy nhược.
9. Rau ngải cứu: vị đắng cay, tính ấm, giúp lưu thông khí huyết, giải độc, hồi phục vết thương.
Tất cả các vị trên có khối lượng đều nhau, cho vào nồi nấu lấy nước uống hàng ngày. Riêng chanh (quất) chỉ cần 1-2 quả, quá chua không tốt. Với những người huyết áp thấp, tụt huyết áp thì giảm hạt sen, nghệ, thêm một củ gừng vào là được.
Về liều lượng, mỗi ngày nên uống khoảng 01 cốc cafe nước thuốc đặc là đủ, uống quá nhiều sẽ làm bạn bị nóng trong, "say thuốc". Điều này cũng tương tự như việc bạn uống nhiều ấm nước chè đặc trong ngày.
Nên lấy nước thuốc cất vào tủ lạnh để dùng dần. Mỗi ngày, hãy đổ 01 cốc cafe nước thuốc đặc vào bình lớn và pha thêm nước để làm loãng. Tỷ lệ nên là từ 1:3 đến 1:5 thể tích thuốc/ nước. Kết quả là bạn sẽ có một bình trà giúp bồi bổ sức khỏe hàng ngày.
Lời kết:
Hy vọng, qua bài viết này bạn có thể hiểu được những nguyên tắc cơ bản trong việc phòng cũng như chữa bệnh, để có sức khỏe tốt.
Hãy luôn nhớ rằng sức khỏe không phải là sức mạnh cơ bắp, mà là sự cân bằng hóa học hay âm dương - ngũ hành của cơ thể.
Rất nhiều người luôn tự tin về sức khỏe của bản thân, cảm thấy mình khỏe mạnh….nhưng đó chỉ là sức mạnh thể chất.
Bởi vậy, sau một thời gian dài tích lũy độc tố trong cơ thể, khi họ phát hiện ra bệnh tật thì bệnh tiến triển rất nhanh, trở nặng và không qua khỏi.
Tất cả những bệnh tật này, đến từ thói quen ăn uống - sinh hoạt của con người thời đại công nghệ - kỹ thuật ngày nay.
Tất nhiên, con người vẫn luôn tự hào về điều đó, rằng chúng ta văn minh hơn ông cha ta sống cách đây hàng trăm năm.
Nhưng hãy thử nghĩ xem, tại sao thời đại càng văn minh…mà lại ngày càng sản sinh ra nhiều người cận thị, tiểu đường, béo phì, viêm gan, sâu răng, cắt amidan, mắc bệnh mãn tính, ung thư…vv.
Vậy thực sự chúng ta có văn minh hay không? Khi mà từ xa xưa, các cụ đã dạy rằng: “Bệnh từ miệng mà ra”
Nếu con người vẫn cứ đi tìm kiếm lời giải cho sức khỏe bằng cách đổ lỗi cho gen, cho mầm bệnh và tìm cách chiến đấu với chúng trong khi không chịu thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt của bản thân thì cuối cùng bệnh tật sẽ không buông tha chúng ta.
Khi đó, bệnh tật không phải là điều xui xẻo, chúng là lựa chọn của chính bạn!
Cuối cùng, hãy nhớ lời dạy của cụ Tuệ Tĩnh:
“Bế Tinh dưỡng Khí tồn Thần
Thanh tâm quả dục thủ chân luyện hình”