Rất nhiều người và hầu hết lớp người „trẻ” sinh ra sau hòa bình lập lại (1954) ít quan tâm đến cổ học. Nhất là thế hệ sinh ra ở miền Bắc trừ một vài trường hợp đặc biệt là con nhà Nho Giáo nòi hay số người có nghề nghiệp liên quan đến Cổ học thì đa phần họ đều coi Kinh Dịch và các Học Thuyết liên quan đến Âm-Dương Ngũ Hành đồng nghĩa với việc đồng bóng bói toán duy tâm. Nếu như công bằng mà nói thì trong một thời gian khá dài của nữa sau thế kỷ 20. Phía bắc chỉ có một nhà học giả uyên bác là Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương có những trước tác nghiên cứu sâu sắc về lĩnh vực này. Nghe nói rằng cũng chính vì những công trình nghiên cứu này của ông mà số phận và sự nghiệp của ông gặp rất nhiều trắc trở và đa đoan. Trong khi các nhà khoa học giới chức văn hóa nước ta bài xích những nghiên cứu của ông và xếp ông vào hạng người hoang tưởng duy tâm thì các tác phẩm của ông được các nhà khoa học khác trên thế giới ngưỡng mộ như những kết tinh của trí tuệ nhân loại. Trước tác của ông được dùng làm giáo trình giảng dạy trong các trường đại học khoa học lừng danh trên thế giới.
Giới khoa học phương Tây khi đánh giá trí tuệ và cống hiến của các nhà Bác học của nhân loại. Họ đánh giá Albert Eistein cha đẻ của Thuyết Tương Đối có khối óc Vàng thì họ đánh giá Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương có khối óc Kim Cương. Và đồng thời họ tiên đoán công trình nghiên cứu của ông chính là xu thế phát triển văn hóa của nhân loại trong thế kỷ thứ 21. Trong khi tác phẩm „Tích hợp giao lưu văn hóa giữa Đông và Tây” của Giáo sư được giới khoa học phương tây coi là tinh hoa văn hóa của nhân loại thì ở nước ta coi là rác rưỡi mê tín nhà xuất bản Đà Nẵng vừa mới xuất bản (1989) thì bị thu hồi ngay lập tức và liệt vào sách đen.
Sau thời của của Giáo Sư Nguyễn Hoàng Phương Trung Quốc có một nhà dịch học rất nỗi tiếng Đại sư Dịch học Thiệu Vĩ Hoa. Những nguyên cứu của ông đã làm tiền đề cho bộ môn Chu Dịch Dự Đoán. Môn học này đang thịnh hành và phát triễn rất rầm rộ ở Trung Hoa và trên đà thâm nhập vào môn Dự Đoán Học trong các trường đại học khoa học trên thế giới.
Trong những thập niên gần đây nhất là những năm đầu của thế kỷ 21 Y thuật Á Đông đang dần dần khẳng định hiệu quả tuyệt vời của nó trong hệ thống Y dược phương Tây bằng những thủ thuật và lập luận y lý cổ truyền có từ hàng ngàn năm trước. Không những giới khoa học và công nghệ tin học kỹ thuật số chấp nhận những tiền đề của thuyết Âm-Dương Ngũ Hành Thái Cực Bát Quái..như những nền tảng cơ sở cho môn học của mình. Mà giới Y khoa cơ thể học thiên văn học cũng đã bắt đầu nhận ra được sự huyền vi của thuyết Âm-dương Ngũ hành. Và từ đó họ định hướng đến một nền văn minh tương lai của Nhân loại dựa vào học thuyết Âm dương ngũ hành trong Chu Dịch để phát triển.
Khi Y thuật cổ truyền đã được tri thức hiện đại chấp nhận vì những chứng nghiệm thực tế thì những môn học như Dự đoán (toán số tử vi tứ trụ..) phong thủy lý số .vv..vẫn đang bị „ngược đãi” và coi như là cặn bã mê tín.
Trong khi đó Y lý cổ truyền và các môn học lý số khác đều có chung một nguồn gốc là Kinh Dịch và lấy học thuyết âm dương ngủ hành làm nền tảng cơ sở cho lý luận.
Người ngoại đạo thì không nói làm gì vì những trải nghiệm của y thuật có thực tế chứng minh cụ thể bằng hiệu quả trị bệnh. Nhưng thật là tức cười ngay cả những người trong nghề nhất là thế hệ Đông Y Sĩ được đào tạo trong thời đại tin học kỹ thuật số. Khi có một vị tôn sư hay một Đông Y Sĩ chính thống nào đề cập đến vấn đề đến vận khí của số mạng trong quá trình chẩn trị. Thậm chí khi đề cập đến thời khí bệnh học hay vận khí của chân mạng để ra toa lập phương thì cũng bị nghi ngờ là sa vào Ma đạo (duy tâm). Trong khi đời sống và sự tồn tại của con người được Y lý cổ truyền xem như là một tiểu vũ trụ. Trong đó khí vận lại được nghiên cứu kỷ lưỡng lập luật chặt chẽ và có trước Y thuật rất nhiều.
Cũng như trong entry này vốn là một entry tôi muốn truyền bá một khía cạnh của thời khí trong y lý về cơ thể học theo quan điểm y lý cổ truyển nhưng mới khúc dạo đầu điểm qua về thuyết Âm dương ngũ hành của vận khí chân mạng thì gặp ngay phản ứng xem tôi như một thầy bói ngay. Mặc dầu chỉ là những comment đùa vui theo giọng văn khôi hài của tôi. Nhưng hầu hết ai cũng nghĩ rằng đây là một entry nặng về bói toán mê tín. Rất ít ai hiểu rằng về thực tế tôi muốn phổ biến một kinh nghiệm đã được tôi đúc kết qua hàng chục năm hành nghề kinh nghiệm này về thực chất vẫn là sự thể nghiệm y lý theo quan điểm Á đông mà thôi. Nói điều này ra tôi không có ý trách móch mà chỉ muốn các bạn hãy tin tưởng đây là một y thuật mang tính thực dụng rất cao chứ không phải là vấn đề duy tâm.
Nhưng bởi y thuật này dựa hoàn toàn vào học thuyết âm dương ngũ hành ứng với cơ thể học trong y lý cổ truyền lại được tôi chiết giải qua việc vận dụng Thiên bàn Tử Vi để mô tả nhằm mục đích dành cho người ứng dụng được dễ dàng dễ hiểu đơn giản mà không phải lệ thuộc vào những lập luận hư hư ảo ảo như ma trận của học thuyết âm dương thái cực ngũ hành bát quái mà thôi.
Thiên Bàn Y Thuật (tạm gọi nôm na vậy) là một kết hợp rất „ma giáo” của chính tôi trong việc học thuốc.
Chuyện là thế này. Khi tôi được Sư phụ nhận làm đệ tử thì người đã quá già. Vì có nhiều nhân duyên Ông muốn nhận tôi làm truyền nhân của phái Thanh Long cho nên không muốn giao tôi cho các vị sư thúc sư huynh đào tạo mà muốn chính đích thân ông truyển dạy Y pháp. Vì vậy ổng bắt tôi trong thời gian rất ngắn phải đọc và thông hiểu tất cả các trước tác y thuật của Tiền Nhân. Ta thì có Lê Quí Đôn Hải Thượng Lãn Ông Tuệ Tĩnh…Tàu thì có Đổng Trọng Thư Trương Trọng Cảnh Lâm Hàn Toại Mao Bằng Ông…Một khối lượng sách khổng lồ đến người uyên bác đọc cả đời không hết huống chi tôi chỉ mới là một đứa bé mới nhập đạo. Bởi vậy có ngày tôi phải một lúc trả bài cho hai cuốn sách. Nếu không thì bị phạt nhập thất. Bí thì phải biến nhân một hôm khi đọc cuốn Tử Vi Giải Đoán tôi phát hiện ra sự thiên biến vạn hóa vô lường vô tận của 12 ô vuông Thiên Bàn Tử Vi. Chỉ có 12 ô vuông nhỏ như bàn tay mà hàm chứa được vô lượng kiến thức cổ học. Biến hóa ảo diệu vô cùng. Thế là như Mèo Mù (hè hè..lại mèo) vớ cá rán tôi chộp ngay lấy 12 ô Thiên Bàn Tử Vi này và uyển chuyển truyền tải tất cả lý luận về y lý như kinh mạch huyệt đạo vị thuốc thời khí y án vv..vào đó. Tử Vi và Y thuật là những môn có cách vận dụng thuyết Âm-Dương và luật sinh khắc của ngũ hành rất gần gủi nhau vì vậy tôi không gặp mấy khó khăn trong việc vận dụng Thiên Bàn Tử Vi vào việc lý giải kinh mạch và huyệt vị cũng như y án. Từ đó cứ mỗi lần Thầy khảo bài là tôi chỉ cần vạch ra 12 ô Thiên bàn mà nói. Thầy hỏi bất kỳ một lĩnh vực về Y đạo tôi cũng nhìn vào 12 ô vuông trống không đó mà nói không hề vấp váp một tý nào. Khi Thầy thấy tôi vận dụng Thiên bàn vào việc học thuốc. Ông vốn rất ít khi khen. Nhưng lần đó ông phải nói : Con mần cấy ni giỏi có thể phát huy được tổ nghiệp. Tôi trở thành chưởng môn Thanh Long phái từ đó.
Sau này qua nhiều trải nghiệm thực tế cũng như thử nghiệm lâm sàng cùng với vốn liếng kiến thức Tây y tôi dần dần hoàn thiện Thiên Bàn Cơ Y Thuật và dùng làm „báu vật” trấn môn để truyền dạy y thuật cho học trò
(Có dẫn chứng ra đây lá số của Bọ Lập nhưng nó to quá làm tụt luôn nên phải tạm thời xóa tìm cách dán lại sau: Coi minh họa lá số của Bọ ở đây http://thuannghia.vnweblogs.com/post/7291/184358
12 ô vuông mà trên đó có ghi 12 cung Mệnh Phước dức Quan lộc Tài bạch Thiên di Phu thê…gọi là Thiên Bàn mà dân gian thường gọi là Lá Số Tử Vi. Trên Thiên bàn các cung cố định bắt đầu từ dưới lên từ trái qua phải là Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi. Còn các cung (mệnh quan lộc tài bạch thiên di…) và các sao mang ngũ hành và âm – dưonh tính thì chuyển dịch theo giờ và ngày tháng năm sinh của đối tượng.
Vận dụng 12 cung cố định của 12 địa chi ứng với ngũ hành âm dương của lục phủ ngũ tạng tôi lấy đó làm cơ sở và thiết lập Thiên Bàn Y Thuật. Trong 12 ô ấy thuận tùy theo y lý mà cô động tất cả y thuật cơ bản vào đó. Tính logig của Thiên bàn rất phù hợp với các nguyên lý đông. Nhưng lại khá đơn giản để thẩm thấu y lý mênh mông như biển cả.
Trên khuôn khổ bài viết dành cho thời dụng thuốc tôi chỉ xin trích một phần nhỏ trong Thiên bàn Y thuật để phục vụ cho bài viết mà thôi. Còn các y thuật khác cũng tương tự như lập luận đó mà suy ra.
Thiên Bàn Thời Dụng Thuốc:
•- Các bạn lưu ý Thiên bàn có 12 ô (cung) được đánh số từ 1 đến 12 và ứng với các địa chi theo thứ tự 1Dần 2Mão 3Thìn 4Tỵ….cho đến 12Sửu (lưu ý khởi vòng địa chi là Dần chứ không phải là Tý như thường lệ. Khởi theo vòng Nguyệt Khí : Tháng giêng là Dần…tháng chạp là Sửu)
•- Trong từng Cung (ô) có ghi tên của Cung đó ví dụ: Cung dần là cung có đánh số 1 cung Thân là cung có đánh số 7 vv…
•- Trong mỗi cung có ghi thêm đặc điểm âm dương của từng cung đó cũng là đặc tính âm dương của từng con giáp luôn. Ví dụ Mão thuộc âm Hợi thuộc âm Ngọ là dương Thân là dương Thìn là Dương Mùi là âm….
•- Trong từng ô có ghi ngũ hành của cung ấy cũng là hành của con giáp ấy luôn. Ví dụ Dậu thuộc âm kim Mão thuộc âm mộc Ngọ thuộc Dương Hoả Tỵ thuộc âm Hỏa Hợi thuộc âm thủy Tý thuộc dương Thủy…..
•- Trong mỗi ô có ghi thời gian từng giờ trong ngày ví dụ cung Mão tức là giờ Mão ứng với từ 5 đến 7 giờ sáng cung Dậu tức giờ Dậu ứng với 17 đến 19 giờ……
•- Trông mỗi ô có ghi tên các cơ quan nội tạng ví dụ cung Hợi số 11 ứng với Thận cung Mão số 2 ứng với Gan….
(Đối chiếu với hình vẽ)
Đó là cấu tạo của Thiên Bàn Thời Dụng Thuốc:
Muốn vận dụng như thế nào các bạn phải nắm rõ các qui luật sau:
•- từ Ô đang xem kẻ tới ô chia Thiên bàn làm ra 2 phần bằng nhau gọi là các ô NHỊ KHẮC nhau. Ví dụ ô số 1 Dần kẻ theo đường chéo gặp ô 7 Thân chia thiên bàn ra 2 phần bằng nhau thì có nghĩa ô 1Dần và ô 7 Thân khắc nhau. Hoặc là từ ô 5 Ngọ kẻ thẳng ô đối diện là 11 Tý chia thiên bàn ra 2 phần bằng nhau theo hướng khác Ngọ-Tý là các ô KHẮC nhau (các ô đối diện thì khắc nhau)
•- Từ ô đang xem kẻ những đường thẳng tới các ô chia Thiên bàn ra 3 phần bằng nhau gọi là các ô Tam Hạp (chụm lại với nhau thì tốt). Hoặc từ cung đang xem đếm bỏ 3 cung lấy cung thứ tư bên trái rồi đếm bỏ 3 cung lấy cung thứ 4 bên phải. Các cung đó chính là các cung Tam Hạp. Ví dụ từ cung 2mão đếm qua trái bỏ 3 cung gặp cung 6 Mùi đếm bỏ 3 cung bên phải gặp cung 10Hợi . Hợi-Mão-Mùi chính là TAM HẠP tương tự ta có các cung sau là tam hạp nữa là Dần-Ngọ-Tuất Tỵ-Dậu-Sửu và Thân-Tý-Thìn
•- Từ ô đang xem kẻ các đường chéo chia Thiên Bàn thành 4 phần bằng nhau cách cung nằm trên các đường chéo đó là Tứ Hành Xung hoặc từ cung đang xem đếm tới lần lượt cứ bỏ 2 cung lấy cung thứ 3. Các cung đó cũng đích thị là tứ hành xung. Ví dụ từ cung 5Ngọ bỏ cung 6Mùi cung 7Thân lấy cung 8Dậu đếm tiếp bỏ hai cung lấy cung 11Tý đếm tiếp bỏ hai cung Sửu Dần lấy cung Mão. Tý-Ngọ-Mão-Dậu là tứ hành xung tương tự như vậy ta có thêm 2 bộ Tứ Hành Xung nữa là Thìn-Tuất-Sửu-Mùi và Dần-Thân-Tỵ-Hợi
•- Lấy vạch dọc kẽ giữa các ô Ngọ-Mùi và Tý-Sửu làm vạch chuẩn. Các ô đối xứng qua vạch chuẩn này gọi là Cung Nhị Hợp (Hổ trợ lẫn nhau). Ví dụ Ngọ đối xứng với Mùi Thìn đới xứng Dậu Mão đối xứng với Tuất…..
Bây giờ thì vận dụng uống thuốc như thế nào?
Cần phân biệt hai loại thuốc theo thuật Tả và Bổ.
Các loại thuốc bồi bổ chức năng điều hòa khí huyết làm tăng cường chức năng và khí huyết thì gọi là thuốc Bổ
Các loại thuốc nhằm mục đích thanh nhiệt giải độc thông mạch lợi tiểu khu phong trục ứ tiêu ung chống viêm nhiễm…thì gọi là thuốc Tả
Nếu dùng thuốc bổ thì nên uống vào thời gian có ghi ở các cung Nhị Hợp và Tam Hạp. (Thuốc uống 1 lần trong ngày thì uống vào thời gian Nhị Hợp uống nhiều lần trong ngày thì uống vào thời Tam hạp)
Nếu dùng thuốc thuốc Tả thì nên uống vào thời gian Nhị Khắc hoặc Tứ hành Xung (Thuốc uống một lần trong ngày thì nên dùng vào thời gian Nhị Khắc uống nhiều lần trong ngày thì uống vào thời gian Tứ hành Xung)
Lưu ý: Nguyên lý này ứng dụng cho cả Tây Dược.
Ví dụ bạn muốn uống thuốc Bổ Gan chẳng hạn. Thì bạn nhìn vào Thiên Bàn thấy bô phận Gan nằm ở cung 2Mão. Nếu thuốc uống 1 lần thì bạn chiếu theo ô đối xứng tìm cung Nhị Hợp là cung Tuất. Ở cung Tuất trên thiên bàn có ghi giờ là: 19 đến 21 giờ. Tức là giờ uống thuốc có hiệu quả cho thuốc Bổ Gan là từ 19 giờ cho đến 21 giờ. Nếu thuốc có chỉ định uống nhiều lần thì bạn tìm cung Tam Hạp. Cung Tam Hạp của cung Mão (gan) là Hợi-Mão-Mùi đối chiếu giờ ghi trên đó thấy có ghi ở cung mão là 5 đến 7 giờ trên cung Mùi có ghi là 13 đến 15 giờ trên cung Hợi có ghi là 21 đến 23 giờ. Có nghĩa uống thuốc Bổ Gan thì uống vào những giờ đó thì phát huy được nhiều tác dụng hơn.
Còn như nếu uống thuốc Giải độc giải nhiệt Gan thì sao. Thì cứ theo luật đó tìm cung Nhị Khắc là cung là cung Dậu(17 đến 19 giờ) hay là cung Tứ Hành Xung mà dùng (Ngọ-11-13 giờ dậu 17 đến 19 giờ Tý 23 đến 1 giờ)
Tương tự như vậy uống thuốc trợ tim (Bổ) thì dùng vào thì Nhi Hợp và tam hạp (13-15 giờ(Nhị hợp Mùi) 3-5giờ sáng (dần) 11 đến 13 giờ (Ngọ). 19-21 giờ Tuất (Dần-Ngọ-Tuất -Tam Hạp). Còn như uống thuốc giảm huyết áp (tả) thì dùng thì Nhị Khắc (23 đến 1 giờ sáng) thì Tứ hành Xung: 5-7 giờ (mão) 17-19 giờ ….
Việc uống thuốc đúng thì ứng dụng cho từng loại bệnh của tạng phủ không những bảo đảm an toàn loại trừ được phần nào tác dụng phụ của thuốc mà còn làm tăng khả năng trị bệnh của thuốc lên nhiều lần.
Làng Mèo và các bạn quan tâm thân mến thế là Thiên bàn với thời gian dụng thuốc thích hợp tôi đã trình bày xong. Chắc các bạn lại có nghi ngờ và hỏi đâu có liên quan gì đến Mèo phải không?. Tất nhiên là thiên bàn dùng chung cho tất cả mọi đối tượng khi muốn dùng thuốc trị bệnh cho có hiệu quả. Nhưng những vấn đề liên quan đến vận hạn và bệnh tật của Mèo rất có liên quan đến đến Thiên Bàn này vì vậy nếu như Quí Mợ chưa hiểu được nguyên lý của Thiên Bàn thì những điều tôi luận bạn về thế giới Mèo Quí Mão các bạn sẽ cho rằng tôi phán bậy. Vì vậy nhân tiện phổ cập Thời Dụng Thuốc tôi muốn các bạn nắm sơ cho tôi nguyên lý Khắc.Hợp trên Thiên Bàn sau đó tôi mới luận bàn có cơ sở hẳn hoi như thế các Mợ mới tâm phục khẩu phục được chứ!
Hè hè…mời xem tiếp phần 3 nhé . Đi ngủ đã để còn lấy sức mà chống Mèo cào chứ nhẩy!
17.09.09
TN
_________
_________
Phụ Lục dễ tra cứu:
Bệnh về Gan:
Uống thuốc bổ gan nên uống vào các giờ sau: 5-7 giờ 13 đến 15 giờ 19 đến 21 giờ 21 đến 23 giờ.
Uống thuốc tả gan: giải độc mát gan chống viêm nhiễm ung bướu: 11-13 giờ 17 đến 19 giờ 23 đến 1 giờ sáng
Bệnh về dạ dày:
Thuốc bổ dưỡng: uống vào lúc 7-đến 9 giờ 15 đến 19 giờ 23 đến 1 giờ
Thuốc chống viêm nhiễm ứ bụng đầy hơi đau nhức ợ chua…Uống vào lúc 1-3 giờ 13 đến 15 giờ 19 đến 21 giờ.
Thuốc về tim mạch:
Thuốc bổ Tim Trợ Tim: uống vào lúc 1-3 giờ 9-11giờ 15-19 giờ
Thuốc tả hỏa chống áp huyết cao mỡ máu: uống vào lúc: 5-7 giờ 21-23 giờ
Thuốc về Thận:
Bổ Thận : uống vào lúc 3 đến 7 giờ 13-15 giờ 21-23 giờ
Thuốc thanh nhiệt lợi tiểu và các bệnh viêm nhiểm bộ phận sinh dục: uống vào lúc 5-7 giờ sáng 11-13 giờ trưa 17-19 giờ chiều